PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Tự luận KT BCTC.pdf

Tài liệu được sưu tầm bởi: https://www.facebook.com/tailieukekiemueh/ Join nhóm để cập nhật thêm nhiều tài liệu hay: https://www.facebook.com/groups/nhomhoctapkekiemueh Đạo đức kiểm toán viên Kiểm toán Nợ phải thu khách hàng Doanh thu bán chịu chiếm 95% trong tổng doanh thu bán hàng. Để kiểm soát khoản bán chịu này, đơn vị đã tiến hành phân loại khách hàng và áp dụng hạn mức tín dụng cho từng khách hàng. Do nhân viên phòng kế toán phải kiêm nhiệm nhiều công việc (chủ trương của BGĐ là tiết kiệm chi phí tiền lương) vì vậy, việc đối chiếu công nợ không được thực hiện đầy đủ và thường xuyên. Nhân viên kế toán chỉ thực hiện đối chiếu công nợ và yêu cầu khách hàng thanh toán đầy đủ và kịp hạn thanh toán khi có sự yêu cầu từ BGĐ, điều này là do sức ép của các khoản nợ phải trả đến hạn thanh toán của doanh nghiệp Yêu cầu: 1. Hãy cho biết các thông tin trên ảnh hưởng đến loại rủi ro nào và cơ sở dẫn liệu nào của khoản mục nợ phải thu khách hàng bị ảnh hưởng. 2. Trình bày những thủ tục kiểm toán cần thiết đối với cơ sở dẫn liệu bị ảnh hưởng KTV Hoàng được giao phụ trách kiểm toán khoản mục nợ phải thu của công ty Phát Thanh ngày 31/12/20X0. KTV Hoàng đã gửi thư xác nhận cho các khách hàng của Phát Thanh, kết quả là có hai khách hàng có chênh lệch và được họ giải thích như sau: 1. Khách hàng Toàn Mỹ: số dư trên sổ sách của Phát Thanh cao hơn Toàn Mỹ là 25 triệu đồng. Toàn Mỹ giải thích rằng số dư 25 triệu đồng đã được thanh toán bằng chuyển khoản qua ngân hàngvào ngày 29.12.20X0. Vì vậy, Toàn Mỹ không còn nợ Phát Thanh vào ngày 31.12.20X0. 2. Khách hàng Biển Đông: số dư trên sổ sách Biển Đông bằng 0, số dư trên sổ của Phát Thanh là 17 triệu đồng. Biển Đông giải thích rằng đây là giá trị lô hàng đã mua theo hóa đơn 134, Biển đông nhận vào ngày 5.1.20X1, do vậy họ không còn nợ Phát Thanh vào ngày 31.12.20x0. Được biết, trên sổ sách của Phát Thanh, lô hàng này có giá gốc là 15 triệu đồng. Yêu cầu: a. Hãy cho biết nguyên nhân của các sự khác biệt trên và các thủ tục kiểm toán bổ sung cần thực hiện để làm rõ sự khác biệt này. b. Giả sử kết quả thử nghiệm bổ sung cho thấy phản hồi của 2 khách hàng trên là đúng, hãy cho biết bút toán điều chỉnh nếu có, biết rằng các nghiệp vụ trên đã được công ty Phát Thanh ghi nhận vào doanh thu của niên độ 31.12.20x0 và để đơn giản, bỏ qua ảnh hưởng của thuế. Giải: (Nghiệp vụ thanh toán NPT nhưng chưa ghi nhận, thu thập chứng từ (ủy nhiệm chi), kiểm tra sổ phụ ngân hàng. Giả sử đúng thì họ tạ ra ủy nhiệm chỉ để chứng minh) 1. K/h Toàn Mỹ: sự khác biệt về thời điểm ghi nhận khoản thanh toán. Toàn Mỹ đã ghi giảm nợ phải thu vào ngày 31.12.20x0 nhưng Phát Thanh chưa ghi nhận. -> Thủ tục kiểm toán: kiểm tra sổ phụ ngân hàng của Phát Thanh trước và sau ngày khóa sổ xem có khoản thanh toán 25tr không. Thu thập bằng chứng về khoản thanh toán và ghi nhận nguyên nhân vào
hồ sơ kiểm toán. Nếu không thấy khoản thanh toán này, KTV cần phỏng vấn ban giám đốc Phát Thanh để làm rõ sự khác biệt này. 2. K.h Biển Đông: Sự khác biệt thời điểm ghi nhận doanh thu và nợ phải thu cũng như chi phí và nợ phải trả của 2 công ty. -> Thủ tục bổ sung: Kiểm tra phiếu giao hàng để xem ngày nhận hàng của Biển Đông có hợp lý không. Kết hợp tìm hiểu điều kiện chuyển giao quyền kiểm soát hàng hóa giữa bên bán và bên mua để xác định thời điểm ghi nhận doanh thu và nợ phải thu cho phù hợp. (Cứng từ hóa đơn và phiếu mua hàng). Bút toán điều chỉnh: Toàn Mỹ: ghi nhận tăng tiền gửi ngân hàng hoặc tiền đang chuyển nếu Phát Thanh chưa ghi nhận khoản thanh toán này. Nợ Tiền gửi ngân hàng/Tiền đang chuyển 25 tr Có Phải thu khách hàng 25tr Biển Đông: nếu khách hàng ghi nhận công nợ tại thời điểm nhận hàng (sau ngày kết thúc niên độ) là đúng thì Phát Thanh chưa được ghi nhận doanh thu và nợ phải thu đối với hóa đơn này. Tại ngày khóa sổ hàng hóa vẫn thuộc về Phát Thanh. Nợ Hàng tồn kho 15tr Có Giá vốn hàng bán 15tr Nợ Doanh thu 17tr Có Nợ phải thu 17tr
Kiếm toán Hàng tồn kho và Giá vốn hàng bán VD 1: Hãy thiết kế 3 câu hỏi để giúp kiểm toán viên tìm hiểu thủ tục kiểm soát mà đơn vị được kiểm toán thiết kế và thực hiện đối với chu trình hàng tồn kho. 1. Nhân viên đơn vị có lập phiếu nhập kho vàđối chiếu số lượng, quy cách, chất lượng hàng thực nhận với đơn đặt hàng, hợp đồng mua hàng không? 2. Phiếu đề nghị mua hàng có được lập vàxét duyệt bởi người có thẩm quyền không? 3. Có sự phân chia trách nhiệm giữa bộ phận mua hàng, bộ phận nhận hàng, kho bãi và kế toán hàng tồn kho không? 4. Đơn vị có tổ chức kiểm kê định kỳ hàng tồn kho không? 5. Thủ kho có kiểm tra chữ ký của người có thẩm quyền trên lệnh bán hàng trước khi xuất hàng ra khỏi kho không? 6. Hàng tồn kho kém phẩm chất,hư hỏng, lỗi thời... có được nhận diện kịp thời không? 7. Phiếu xuất kho có được đánh số thứ tự liên tục trước khi sử dụng không? VD 2: KTV An được giao phụ trách kiểm toán khoản mục hàng tồn kho và giá vốn hàng bán cho công ty Vạn Hưng cho niên độ kế toán kết thúc 31/12/20X0. KTV thu thập các tài liệu kế toán công ty như sau: • Hàng tồn kho ngày 1/1/20X0: 1.240.000.000 đ • Mua hàng trong năm 20X0: 4.530.000.000 đ • Doanh thu năm 20X0: 6.850.000.000 đ KTV An đã chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho 31/12/20X0 và xác định hàng tồn kho vào thời điểm này là 360.000.000 đ. Tỷ lệ lãi gộp bình quân của Vạn Thịnh khoảng 25%. Giám đốc công ty cho rằng hàng tồn kho bị mất nhiều do nhân viên biển thủ. Yêu cầu: a. Hãy ước tính giá gốc của số hàng bị mất tính đến thời điểm 31/12/20X0. b. Hãy đề xuất 3 thủ tục kiểm soát để ngăn chặn, phát hiện hàng tồn kho bị biển thủ. Giải a. Ước tính giá gốc của số hàng bị mất tình đến thời điểm 31/12/20X0 Ta có: Hàng tồn kho đầu kỳ 1.240.000.000 Mua hàng trong năm 4.530.000.000 Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho cuối kỳ = ? Ta lại có: Tỷ lệ lãi gộp bình quân = Lợi nhuận/Doanh thu = (Doanh thu – Chi phí)/Doanh thu = 25%  CP=GVHB = 5.137.500.000 Ta có công thức: Hàng tồn đầu kỳ + Mua hàng trong kỳ = Hàng xuất trong kỳ + Hàng tồn cuối kỳ Hàng tồn cuối kỳ thực tế: 632.500.000 Hàng tồn cuối kỳ đo kiểm kê: 360.000.000 Giá trinh hàng bị mất: 272.500.000 Vậy tại thời điểm ngày 31/12/20X0 số hàng tồn kho bị mất là 272.500.000 b. Đề xuất các thủ tục để ngăn chặn, phát hiện HTK bị biển thủ TT1: Tách biệt chức năng: Phân chia 1 người làn thủ kho và 1 người làm kế toán hàng tồn kho TT2: Xét duyệt những đơn đặt hàng có giá trị lớn, nhằm hạn chế những đơn đặt hàng khống
TT3: Kiểm kê định kỳ số lượng và chất lượng của HTK Sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để theo dõi và cung cấp số liệu phục vụ việc kiểm tra đối chiếu hàng tồn kho kịp thời Thường xuyên thực hiện kiểm kê hàng tồn kho đối chiếu với sổ sách. Quá trình kiểm kê có sự tham gia của nhân viên ở các phòng ban khác Khi xuất kho phải có lệnh xuất kho có chữ ký của người có thẩm quyền, phải lập phiếu xuất kho có chữ ký của thủ kho và kế toán Lắp đặt hệ thống camera, báo động, tường rào bảo vệ....

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.