Content text 15. THPT Cù Huy Cận - Hà Tĩnh (Thi thử Tốt Nghiệp THPT 2025 - Môn Hóa Học - Form mới).docx
Trang 2/4 – Mã đề 016 A. CH 3 NH 2 . B. CH 3 NHCH 3 . C. CH 3 NHCH 2 CH 3 . D. CH 3 CH 2 NH 2 . Câu 11: Chất nào sau đây thuộc loại polisaccharide ? A. Glucose. B. Saccharose. C. Maltose. D. Cellulose. Câu 12: Khi thay nhóm -OH ở nhóm carboxyl của carboxylic acid bằng nhóm OR’ thì được : A. Ester. B. Amine. C. Amino acid. D. Acid béo. Câu 13: Phương trình hoá học của phản ứng hydrate hóa ethylene để điều chế ethanol là : CH 2 =CH 2 + H 2 O (H 2 SO 4 , t°) → CH 2 CH 2 OH Giai đoạn (1) trong cơ chế của phản ứng trên xảy ra như sau: Nhận định nào sau đây không đúng ? A. Trong giai đoạn (1) có sự hình thành liên kết σ. B. Trong giai đoạn (1) có sự phân cắt liên kết π. C. Phản ứng hydrate hóa ethylene là phản ứng thế. D. Trong phân tử ethylene có 5 liên kết σ. Câu 14: Tên gọi của ester CH 3 COOC 2 H 5 là : A. ethyl acetate. B. methyl propionate. C. ethyl propionate. D. methyl acetate. Câu 15: "Chất béo là trieste của. (1). với các. (2). gọi chung là các triglyceride." Nội dung phù hợp trong ô trống (1), (2) lần lượt là : A. methyl alcohol., acid béo. B. glycerol, acid béo. C. ethylen glicol. acid béo. D. glycerol, accetic acid. Câu 16: Giá trị pH mà khi đó amino acid có nồng độ ion lưỡng cực là cực đại được gọi là điểm đẳng điện (kí hiệu là pI). Khi pH < pI thì amino acid đó tồn tại chủ yếu ở dạng cation, còn khi pH > pI thì amino acid đó tồn tại chủ yếu ở dạng anion. Khi đặt trong một điện trường dạng anion sẽ di chuyến về cực (+) còn dạng cation sẽ di chuyển về cực (-). Tính chất này được gọi là tính điện di và được dùng để tách, tinh chế amino acid ra khỏi hỗn hợp của chúng. Cho các giá trị pI của các chất sau : H 2 NCH 2 COOH (glycine) có pI = 6,0 HOOCCH 2 CH 2 CH(NH 2 )COOH (glutamic acid) có pI = 3,2 H 2 N[CH 2 ] 4 CH(NH 2 )COOH (lysine) có pI = 9,7 Trong các giá trị pH cho dưới đây, giá trị nào là tối ưu nhất để tách ba chất trên ra khỏi dung dịch hỗn hợp của chúng ? A. pH = 14,0. B. pH = 9,7. C. pH = 3,2. D. pH = 6,0. Câu 17: Cho các cặp oxi hoá - khử và thể điện cực chuẩn tương ứng : Cặp oxi hóa - khử Na + /Na Mg 2+ /Mg Al 3+ /Al Cu 2+ /Cu Thế điện cực chuẩn (V) -2,713 -2,356 -1,676 +0,340 Ion kim loại nào sau đây bị khử tại cathode khi điện phân (với điện graphite) dung dịch muối sulfate tương ứng? A. Mg 2+ . B. Na + . C. Cu 2+ . D. Al 3+ . Câu 18: Cho: E°Sn 2+ /Sn = -0,138V; E°Cu 2+ /Cu = 0,340V. Sức điện động chuẩn của pin Sn – Cu là : A. 478 V. B. 0,334 V. C. 0,478 V. D. 334 V. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 19 đến câu 22. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thi sinh chọn đúng hoặc sai.
Trang 4/4 – Mã đề 016 PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 23 đến câu 28. Câu 23: Điện phân AlO 3 nóng chảy với dòng điện cường độ 9,65A trong thời gian 3000 giây, thu được 2,16 gam Al. Hiệu suất của phản ứng là bao nhiêu? Câu 24: Đun nóng chất béo tristearin X trong dung dịch NaOH, thu được muối sodium stearate. Phân tử khối của sodium stearate là bao nhiêu? Câu 25: Cho các phương trình hóa học của glucose dưới đây: (1) CH 2 OH-[CHOH] 4 -CHO + H 2 (Ni, t°) → CH 2 OH-[CHOH] 4 -CH 2 OH (2) CH 2 OH-[CHOH] 4 -CHO + 2Cu(OH) 2 + NaOH (t°) → CH 2 OH-[CHOH] 4 -COONa + Cu 2 O + 3H 2 O (3) CH 2 OH-[CHOH] 4 -CHO + 2[Ag(NH 3 ) 2 ]OH (t°) → CH 2 OH-[CHOH] 4 -COONH 4 + 2Ag + 3NH 3 + H 2 O (4) CH 2 OH-[CHOH] 4 -CHO + Br 2 + H 2 O → CH 2 OH-[CHOH] 4 -COOH + 2HBr Có bao nhiêu phản ứng glucose đóng vai trò là chất khử? Câu 26: Ứng với công thức phân tử C 4 H 9 NO 2 có bao nhiêu α-amino acid đồng phân cấu tạo của nhau? Câu 27: Muối ammonium bicarbonate (NH 4 HCO 3 ) được sử dụng làm bột nở, giúp cho bánh nở to, xốp và mềm thông qua phản ứng theo phương trình hoá học sau: NH 4 HCO 3 (s) → NH 3 (g) + CO 2 (g) + H 2 O(g) Cho giá trị nhiệt tạo thành của các chất theo bảng sau: Chất NH 4 HCO 3 (s) NH 3 (g) CO 2 (g) H 2 O(g) Δ f (kJ/mol) -849,40 -45,90 -393,50 -241,82 Xác định biến thiên enthalpy của phản ứng trên (kết quả làm tròn đến hàng đơn vị). Câu 28: Trong quá trình bảo quản, một mẫu muối FeSO 4 .7H 2 O (có khối lượng m gam) bị oxi hóa bởi oxi không khí tạo thành hỗn hợp X chứa các hợp chất của Fe (II) và Fe (III). Hòa tan toàn bộ X trong dung dịch loãng chứa 0,025 mol H 2 SO 4 , thu được 100 ml dung dịch Y. Tiến hành hai thí nghiệm với Y: Thí nghiệm 1: Cho lượng dư dung dịch BaCl 2 vào 20 ml dung dịch Y, thu được 2,33 gam kết tủa. Thí nghiệm 2: Thêm dung dịch H 2 SO 4 (loãng, dư) vào 20 ml dung dịch Y, thu được dung dịch Z. Nhỏ từ từ dung dịch KMnO 4 0,1M vào Z đến khi phản ứng đủ thì hết 8,6 ml. Tính phần trăm số mol Fe (II) đã bị oxi hóa trong không khí. ----------------HẾT---------------- (Học sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)