PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text TTr-Thu-tuong-Chinh-phu.pdf

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI Số: 10625/TTr-BGTVT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 02 tháng 10 năm 2024 TỜ TRÌNH Về chủ trương đầu tư dự án đường sắttốc độ cao trên trụcBắc - Nam Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ Triển khai Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương1 , Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Giao thông vận tải triển khai hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (sau đây gọi tắt là Báo cáo NCTKT Dự án). Bộ Giao thông vận tải đã có Tờ trình số 1281/TTr-BGTVT ngày 14/02/2019 trình Thủ tướng Chính phủ về Báo cáo NCTKT Dự án. Hội đồng thẩm định nhà nước đã ban hành kết quả thẩm định Báo cáo NCTKT lần thứ nhất. Căn cứ Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng2 , các Nghị quyết, Kết luận3 của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 20244 , Bộ Giao thông vận tải đã xây dựng Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (Đề án) và trình các cấp có thẩm quyền. Bộ Chính trị đã ban hành thông báo kết luận về chủ trương xây dựng đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam tại Văn bản số 11376-CV/VPTW ngày 18/9/2024; Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 20/9/2024, trong đó đã kết luận về chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Thực hiện các Nghị quyết của Ban Chấp hành trung ương Đảng, Bộ Chính trị; yêu cầu của Hội đồng thẩm định nhà nước; Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 20505 , Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 20506 và yêu cầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định nhà nước) tại Văn bản số 7735/BKHĐT- GSTĐĐT ngày 23/9/2024, Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) đã hoàn thiện hồ sơ BCNCTKT Dự án và kính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định với những nội dung chủ yếu như sau: I. CƠ SỞ CHÍNH TRỊ, PHÁP LÝ 1. Cơ sở chính trị Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứXIII của Đảng cộng sản Việt Nam; 1 Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. 2 Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. 3 Kết luận số 57-KL/TW ngày 16/9/2019,số 49-KL/TW ngày 28/2/2023, số 72-KL/TW ngày 23/2/2024 của Bộ Chính trị. 4 Nghị quyết số 103/2023/QH15 ngày 09/11/2023 của Quốc hội. 5 Nghị quyết số 81/2023/QH15 ngày 09/01/2023 của Quốc hội. 6 Quyết định số 1769/QĐ-TTg ngày 19/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Fanpage QUY HOẠCH QUỐC GIA
2 Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 20/9/2024 của Ban Chấp hành trung ương Đảng lần thứ 10, khóa XIII; Kết luận số 57-KL/TW ngày 16/9/2019 của Bộ Chính trị về việc kết hợp giữa quốc phòng, an ninh với kinh tế và giữa kinh tế với quốc phòng, an ninh; Kết luận số 49-KL/TW ngày 28/02/2023 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Văn bản số 11376-CV/VPTW ngày 18/9/2024 của Văn phòng Trung ương Đảng về thông báo kết luận về chủ trương xây dựng đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam; Các Nghị quyết, Kết luận của Bộ Chính trị liên quan đến chủ trương, định hướng phát triển lĩnh vực đường sắt. 2. Cơ sở pháp lý Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Luật Tổ chức Quốc hội ngày 20/11/2014 của Quốc hội; Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19/6/2015 của Quốc hội; Luật Đầu tư công ngày 13/6/2019 của Quốc hội; Luật Ngân sách nhà nước ngày 25/6/2015 của Quốc hội; Luật Xây dựng ngày 18/6/2014 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17/6/2020 của Quốc hội; Luật Đường sắt ngày 16/6/2017 của Quốc hội; Các Luật khác liên quan về khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, quản lý nợ công, quy hoạch, đấu thầu, kiến trúc, đất đai, bảo vệ môi trường,...; Nghị quyết số 81/2023/QH15 ngày 09/01/2023 của Quốc hội về quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Nghị định số 29/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư; Quyết định số 1769/QĐ-TTg ngày 19/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Tờ trình số 104/TTr-BQLDAĐS ngày 15/01/2024, số 2614/ TTr-BQLDAĐS ngày 27/09/2024 và số 2630/TTr-BQLDAĐS ngày 30/09/2024 của Ban QLDA đường sắt về phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam; Báo cáo số 10463/BC-BGTVT ngày 30/09/2024 của Hội đồng thẩm định nội bộ về kết quả thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. II. THÔNG TIN CHUNG DỰ ÁN 1. Tên dự án: Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. 2. Dự án nhóm: Dự án quan trọng quốc gia. Fanpage QUY HOẠCH QUỐC GIA
3 3. Cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án: Quốc hội. 4. Cấp quyết định đầu tư dự án: Thủ tướng Chính phủ. 5. Cơ quan có thẩm: Bộ Giao thông vận tải. 6. Sự cần thiết đầu tư 6.1. Bối cảnh Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tạo điều kiện cho các quốc gia khai thác nguồn lực bên ngoài; kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững đang là ưu tiên hàng đầu được nhiều quốc gia lựa chọn; đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức để các quốc gia đang phát triển có thể “đi tắt, đón đầu” đi thẳng vào hiện đại. Thế và lực của nước ta đã từng bước lớn mạnh; khu vực kinh tế tư nhân phát triển nhanh, một số doanh nghiệp trong nước có khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, tiếp nhận, nội địa hóa và từng bước làm chủ công nghệ. Tuy nhiên, năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao; các ngành công nghiệp nền tảng, hỗ trợ chưa phát triển; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại vẫn là thách thức. Vận tải đường sắt đang dần mất vai trò7 , hạ tầng lạc hậu và chất lượng dịch vụ thấp, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, nhân lực ngày càng mai một. Định hướng phát triển đường sắt đã được cụ thể hóa trong chiến lược, quy hoạch trước đây, tuy nhiên việc triển khai chưa thực sự quyết tâm, quyết liệt nên cơ bản chưa đạt mục tiêu đã đề ra. Tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam được nghiên cứu trong thời gian dài, do còn có ý kiến băn khoăn về tốc độ, phương án khai thác, nguồn lực đầu tư trong bối cảnh quy mô nền kinh tế tại thời điểm năm 2010 thấp8 , nợ công ở mức cao (56,6% GDP) nên chưa được cấp có thẩm quyền thông qua. Với nhu cầu vận tải ngày càng tăng cao, quy mô nền kinh tế năm 2023 đạt 430 tỷ USD, gấp gần 3 lần so với năm 2010; nợ công ở mức thấp khoảng 37% GDP; dự kiến thời điểm triển khai xây dựng vào năm 2027, quy mô nền kinh tế ước đạt 564 tỷ USD nên nguồn lực để đầu tư không còn là trở ngại lớn. Bên cạnh đó, dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam đã được Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Bộ Chính trị, Chính phủ đã thống nhất chủ trương đầu tư, yêu cầu huy động mọi nguồn lực để triển khai đầu tư, rút ngắn tối đa tiến độ thực hiện. 6.2. Tổng quan về mạng lưới đường sắt Theo Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó: mạng lưới đường sắt gồm 25 tuyến đường sắt với tổng chiều dài khoảng 6.354 km, gồm 7 tuyến đường sắt hiện hữu, 18 tuyến đường sắt mới, trong đó trên hành lang Bắc - Nam gồm 3 tuyến: (1) Hà Nội - Đồng Đăng; (2) đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam; (3) Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ. Tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam có chiều dài khoảng 1.545 km, điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (Thành phố Hà Nội), điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (Thành phố Hồ Chí Minh) và thuộc danh mục các dự án quan trọng quốc gia, ưu tiên đầu tư trước năm 2030. 7 Thị phần giảm sút (năm 2023, thị phần luân chuyển hành khách chỉ còn 1,07%, hàng hóa chỉ còn 0,91%). 8 Năm 2010, GDP là 147 tỷ USD. Tại thời điểm đó, TMĐT dự án khoảng 55,8 tỷ USD, tương đương 38% GDP. Fanpage QUY HOẠCH QUỐC GIA
4 6.3. Sự cần thiết đầu tư Việc sớm đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam là rất cần thiết vì: a) Hiện thực hóa các chủ trương, định hướng của Đảng, Nghị quyết, Kết luận của Bộ Chính trị và triển khai các quy hoạch. Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông hiện đại là nền tảng của một nước công nghiệp hiện đại, thu nhập cao, trong đó đường sắt là phương thức quan trọng trên các hành lang có khối lượng lớn. Do đó, trong nhiều văn kiện, Đảng và Nhà nước đã xác định mục tiêu đầu tư xây dựng đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam nhằm tạo tiền đề quan trọng để đưa nước ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao như nhiều quốc gia trên thế giới. b) Hành lang kinh tế Bắc - Nam có vai trò quan trọng bậc nhất của cả nước9 ; kết nối các hành lang Đông - Tây, các cực tăng trưởng để tạo động lực lan tỏa phát triển kinh tế - xã hội. Với ưu thế vận tải khối lượng lớn, nhanh, tin cậy, thuận tiện, đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam sẽ “rút ngắn” khoảng cách giữa các địa phương, vùng miền, góp phần giảm áp lực tập trung dân số, quá tải hạ tầng ở các đô thị lớn đang gây ra nhiều hệ lụy, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; tái cấu trúc, phân bố lại đô thị, dân cư, mở ra không gian phát triển kinh tế, khai thác có hiệu quả nguồn lực từ quỹ đất; thúc đẩy phát triển kinh tế, dịch vụ, du lịch; tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế10 . c) Đáp ứng nhu cầu vận tải trên hành lang Bắc - Nam, là hành lang vận tải lớn nhất cả nước; đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, tái cơ cấu thị phần vận tải phù hợp lợi thế từng phương thức, góp phần giảm chi phí logistics. Trên cơ sở số liệu điều tra vận tải, lợi thế, chi phí vận tải11 của từng phương thức, cập nhật các quy hoạch và sử dụng mô hình dự báo tiên tiến để tính toán, kết quả cho thấy, với nhu cầu vận tải lớn12 , hành lang Bắc - Nam đoạn Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh quy hoạch có đầy đủ 05 phương thức vận tải. Trong đó, vận tải hàng hóa cơ bản do đường biển, đường sông đảm nhận13, đường bộ đảm nhận cự ly ngắn, đường sắt đảm nhận cự ly trung bình và dài đối với một số loại hàng hóa, thị phần cơ bản hợp lý; vận tải hành khách chủ yếu do đường bộ, đường sắt và hàng không đảm nhận, nhưng đang mất cân đối về thị phần vận tải14 . Dự báo nhu cầu vận tải bằng đường sắt đến năm 2050 cần đảm nhận khoảng 18,2 triệu tấn hàng và khoảng 122,7 triệu lượt khách. Với nhu cầu vận tải này, tuyến đường sắt hiện hữu sau khi cải tạo, nâng cấp cơ bản đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa; tuy nhiên, nhu cầu vận tải hành khách sẽ thiếu hụt lớn. Theo kinh nghiệm thế giới, để giải quyết nhu cầu vận tải lớn về hành khách việc lựa chọn đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao là thích hợp, hiệu quả. d) Việc đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao tạo ra thị trường xây dựng với giá trị khoảng 33,5 tỷ USD; tính cả hệ thống đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị sẽ tạo ra 9 Chiếm 54% dân số đô thị, 72% cảng biển loại I-II, 67% khu kinh tế ven biển, khoảng 63% khu kinh tế, 40% khu công nghiệp, trên 51% GDP cả nước; kết nối 2 đô thị đặc biệt, 17 đô thị loại I quy mô dân số 500.000 dân. 10 Theo bộ tiêu chí của Diễn đàn kinh tế thế giới, đầu tư Dự án sẽ tăng 02 chỉ tiêu trực tiếp và 05 chỉ tiêu gián tiếp. 11 Chi phí vận chuyển trung bình bằng hàng hải, đường thủy nội địa khoảng 400 đồng/tấn.km, đường sắt khoảng 650 đồng/tấn.km, đường bộ khoảng 1.600 đồng/tấn.km. 12 Đến năm 2050, tổng nhu cầu vận tải hàng hóa khoảng 1,4-1,7 tỷ tấn, hành khách khoảng 1,1÷1,3 tỷ lượt. 13 Theo thống kê năm 2023 vận tải đường biển, đường sông đảm nhận 107,7 tỷ tấn.km, chiếm khoảng 75,3% (theo lượng luân chuyển). 14 Đường bộ chiếm 62,9%, hàng không chiếm 34,2%, đường sắt chiếm 2,9% và đang có xu hướng giảm dần. Fanpage QUY HOẠCH QUỐC GIA

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.