PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text ĐỀ SỐ 8 - HS.docx

ĐỀ THAM KHẢO SỐ 8 (Đề có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I LỚP 12 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………. Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, Cl = 35,5. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Trong các loại thực phẩm sau, loại nào chứa hàm lượng đường maltose cao nhất? A. Sữa tươi.       B. Mật ong.       C. Mạch nha.       D. Đường mía. Câu 2. Phát biểu nào sau đây sai? A. Ethyl acetate tan rất nhiều trong nước.       B. Phân tử methyl acetate có 1 liên kết π. C. Isoamyl acetate có mùi chuối chín.       D. Benzyl acetate có mùi thơm hoa nhài. Câu 3. Polymer là những hợp chất hữu cơ có phân tử khối ...(1)..., do nhiều ...(2)... liên kết với nhau tạo nên. Điền các từ hoặc cụm từ trong khung vào chỗ trống của các phát biểu sau cho phù hợp? A. (1) lớn và (2) chất. B. (1) lớn và (2) mắt xích. C. (1) nhỏ và (2) mắt xích. D. (1) nhỏ và (2) chất. Câu 4. Chất nào dưới đây thuộc loại polymer? A. Glucose. B. Fructose. C. Saccharose. D. Tinh bột. Câu 5. Polymer X có công thức cấu tạo được mô tả dưới đây: Monomer cần thiết tổng hợp nên polymer X là A. CH 2 =CH(CH 3 )COOC 2 H 5 . B. CH 2 =CHCOOC 2 H 5 . C. C 2 H 5 COOCH=CH 2 . D. C 2 H 5 COOCH 2 CH=CH 2 . Câu 6. Thế điện cực chuẩn là đại lượng đặc trưng cho điện thế của điện cực ở điều kiện chuẩn và thường được kí hiệu là A. V. B. E o . C. ∆H o . D. T. Câu 7. Kí hiệu cặp oxi hoá − khử ứng với quá trình khử: 2H + + 2e ⇀ ↽ H 2 là A. OH – /H + . B. H 2 /H + . C. 2H + /H 2 . D. H 2 O/H 2 . Câu 8. Vì sao dung dịch xà phòng có thể loại bỏ các vết bẩn do dầu mỡ gây ra mà nước thì không thể? A. dung dịch xà phòng có sức căng bề mặt nhỏ hơn nước. B. dung dịch xà phòng có sức căng bề mặt lớn hơn nước. C. dung dịch xà phòng có khối lượng riêng nhỏ hơn nước. D. dung dịch xà phòng có khối lượng riêng lớn hơn nước. Câu 9. Phản ứng của acquy chì khi sạc điện là: 2PbSO 4 (s) + 2H 2 O(l) → Pb(s) + PbO 2 (s) + 2H 2 SO 4 (aq). Chất được sinh ra ở cực âm khi acquy chỉ sạc điện là A. Pb(s). B. PbO 2 (s). C. H 2 O(l). D. PbSO 4 (s). Câu 10. Leucine có công thức cấu tạo (CH 3 ) 2 CHCH 2 CH(NH 2 )COOH là α-amino acid có khả năng điều hoà sự tổng hợp protein của cơ. Tên theo danh pháp thay thế của leucine là A. 2-aminoisohexanoic acid.        B. 2-amino-4-methylpentanoic acid. C. 4-amino-2-methylpentanoic acid.        D. 2-amino-isohexanoic acid. Câu 11. Chiều hướng phản ứng của hai cặp oxi hóa - khử là Mã đề thi: 888
A. chất khử mạnh hơn tác dụng với chất oxi hóa mạnh hơn tạo ra chất khử mạnh hơn và chất oxi hóa yếu hơn. B. chất khử mạnh hơn tác dụng với chất oxi hóa yếu hơn tạo ra chất khử mạnh hơn và chất oxi hóa mạnh hơn. C. chất khử yếu hơn tác dụng với chất oxi hóa mạnh hơn tạo ra chất khử mạnh hơn và chất oxi hóa mạnh hơn. D. chất khử yếu hơn tác dụng với chất oxi hóa yếu hơn tạo ra chất khử mạnh hơn và chất oxi hóa yếu hơn. Câu 12. Cho biết: 3 o Al/AlE = −1,676 V; 2 o Fe/FeE = −0,440 V; o Ag/AgE = +0,799V. Sắp xếp nào sau đây đúng với tính khử của các kim loại Al, Fe và Ag? A. Al > Fe > Ag. B. Ag > Fe > Al. C. Al > Ag > Fe. D. Fe > Ag > Al. Câu 13. Tinh thể chất rắn X không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước. X có nhiều trong cây mía, củ cải đường và hoa thốt nốt. Khi thuỷ phân chất X thu được chất Y và Z. Trong mẫu người trưởng thành, khoẻ mạnh vào lúc đói có một lượng nhỏ chất Y với nồng độ khoảng 4,4 – 7,2 mmol/L. Tên gọi của X và Y lần lượt là A. glucose và fructose.       B. saccharose và glucose. C. glucose và saccharose.       D. saccharose và sorbitol. Câu 14. Cho 4,5 gam ethylamine tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl. Khối lượng muối thu được là A. 8,15 gam.       B. 8,50 gam.       C. 7,65 gam.       D. 8,10 gam. Câu 15. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Vật liệu composite có nhiều ưu điểm so với các vật liệu thành phần. B. Tơ được dùng sản xuất vải, sợi. C. Keo dán có tác dụng gắn hai bề mặt vật liệu rắn với nhau nhưng không làm thay đổi tính chất của chúng. D. Tơ visco là vật liệu khó phân huỷ sinh học. Câu 16. Kết quả thí nghiệm của các chất X, Y, Z với các thuốc thử được ghi ở bảng sau: Chất Thuốc thử Hiện tượng X Dung dịch I 2 Có màu xanh tím Y Dung dịch AgNO 3 /NH 3 Tạo kết tủa Ag Z Nước bromine Tạo kết tủa trắng Các chất X, Y, Z lần lượt là A. tinh bột, aniline, glucose. B. glucose, tinh bột, aniline. C. tinh bột, glucose, aniline. D. aniline, glucose, tinh bột. Câu 17. Dạng ion chủ yếu nào của amino acid có trong môi trường acid mạnh (pH thấp)? A. . B. . C. . D. . Câu 18. Pin Galvani được coi là nguồn điện hoá học đầu tiên mà con người phát minh ra, được biểu diễn ở hình dưới đây:
Phát biểu nào sau đây đúng? A. Cực âm (anode) là kim loại Cu được nhúng vào dung dịch muối CuSO 4 . B. Cực dương (cathode) là kim loại Zn được nhúng vào dung dịch muối ZnSO 4 . C. Có dòng electron chuyển dời từ điện cực Cu sang điện cực Zn. D. Hai dung dịch được nối với nhau bằng một cầu muối. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hoá – khử của kim loại M + /M và R 2+ /R lần lượt là +0,799 V và +0,34 V. a. Tính khử của kim loại M có tính khử yếu hơn kim loại R. b. Tính oxi hóa của ion M + có tính oxi hoá yếu hơn ion R 2+ . c. Kim loại M và R đều khử được ion H + thành khí H 2 . d. Kim loại R khử được ion M + thành kim loại M. Câu 2. Phần lớn enzyme là những protein xúc tác cho các phản ứng hóa học và sinh hóa, bên cạnh đó enzyme cũng có nhiều ứng dụng trong công nghệ sinh học. a. Xúc tác enzyme thường có tính chọn lọc cao, mỗi enzyme chỉ xúc tác cho một hay một số phản ứng sinh hóa nhất định. b. Tốc độ phản ứng có xúc tác enzyme bằng với tốc độ xúc tác hóa học. c. Trong công nghiệp thực phẩm, enzyme có thể được dùng để sản xuất, bảo quản, chế biến thực phẩm. d. Trong y học, dược phẩm, enzyme có thể được dùng định lượng định tính và chẩn đoán trong các xét nghiệm. Câu 3. Polymer X có thể chịu được nhiệt độ lên tới 160°C nên được dùng làm ống dẫn nước nóng, hộp đựng thực phẩm có thể sử dụng trong lò vi sóng,... Các vật dụng làm từ X thường được in kí hiệu như hình bên. a. X được tổng hợp từ phản ứng trùng hợp propylene. b. Hộp nhựa làm từ X có thể đựng nước sôi mà không bị biến dạng. c. X thuộc loại polymer nhiệt rắn. d. Nhựa làm từ X thuộc loại nhựa không thể tái chế. Câu 4. Một học sinh thực hiện phản ứng giữa cellulose và nitric acid theo các bước sau: – Cho khoảng 5 mL dung dịch HNO 3 đặc vào cốc thủy tinh (loại 100 mL) ngâm trong chậu nước đá. Thêm từ từ khoảng 10 mL dung dịch H 2 SO 4 vào cốc và khuấy đều. Sau đó, lấy cốc thủy tinh ra khỏi chậu nước đá, thêm một nhúm bông vào cốc và dùng đũa thủy tinh ấn bông ngập trong dung dịch. – Ngâm cốc trong chậu nước nóng khoảng 10 phút. Để nguội, lấy sản phẩm thu được ra khỏi cốc, rửa nhiều lần với nước lạnh (đến khi nước rửa không làm đổi màu quỳ tím), sau đó rửa lại bằng dung dịch NaHCO 3 loãng. – Ép sản phẩm giữa hai miếng giấy lọc để hút nước và làm khô tự nhiên. Sau đó, để sản phẩm lên đĩa sứ rồi đốt cháy sản phẩm. a. Rửa sản phẩm nhiều lần với nước lạnh và dung dịch NaHCO 3 để loại bỏ hoàn toàn các tạp chất acid. b. Sản phẩm thu được chứa cellulose trinitrate có công thức là [C 6 H 7 O 2 (ONO 2 ) 3 ] n . c. Có thể thay cellulose bằng tinh bột thì sản phẩm thu được không thay đổi. d. Phản ứng giữa cellulose và nitric acid thuộc loại phản ứng ester hóa. PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Cho dãy gồm các hợp chất cao phân tử: (1) polystyrene, (2) poly(vinyl chloride), (3) poly(phenol formaldehyde), (4) polybuta-1,3-diene. Có bao nhiêu hợp chất trong dãy được dùng để sản xuất vật liệu polymer có tính dẻo? Câu 2. Hình dưới đây biểu thị công thức của một peptide:
Phân tử khối của X là bao nhiêu? Câu 3. Cho các phản ứng sau: (1) Cho polyisoprene phản ứng cộng với Br 2 . (2) Thủy phân hoàn toàn cellulose với xúc tác H 2 SO 4 70%. (3) Quá trình lưu hóa cao su xảy ra khi đun nóng cao su với sulfur. Gán số thứ tự phương trình hoá học của các phản ứng theo tên gọi tăng mạch, cắt mạch, giữ nguyên mạch và sắp xếp theo trình tự thành dãy ba số (ví dụ: 132, 213,…). Câu 4. Chất béo là nguồn cung cấp năng lượng đáng kể cho cơ thể người. Trung bình 1 gam chất béo cung cấp năng lượng là 38 kJ và năng lượng từ chất béo đóng góp 20% tổng năng lượng cần thiết trong ngày. Một ngày, một học sinh trung học phổ thông cần năng lượng 9120 kJ thì cần ăn bao nhiêu gam chất béo cho phù hợp? Câu 5. Một pin điện hoá được thiết lập từ hai điện cực tạo bởi hai cặp oxi hoá - khử là M 2+ /M và Ag + /Ag. Cho biết: Cặp oxi hoá - khử Fe 2+ /Fe Ni 2+ /Ni Sn 2+ /Sn Cu 2+ /Cu Ag + /Ag Thế điện cực chuẩn (V) -0,44 -0,257 -0,137 +0,340 +0,799 Nếu M là một trong số các kim loại: Fe, Ni, Sn, Cu thì sức điện động chuẩn lớn nhất của pin bằng bao nhiêu vôn? (Làm tròn kết quả đến hàng phần trăm). Câu 6. Trong công nghiệp, để điều chế cao su buna người ta có thể đi từ nguyên liệu khí ethylene thu được từ dầu mỏ theo sơ đồ sau: Ethylene (1) Ethanol (2) Buta-1,3-diene (3) Cao su buna Tính số m 3 ethylene (ở 25 °C và 1 bar) cần lấy để điều chế được 1 tấn cao su buna theo sơ đồ trên. Giả sử hiệu suất phản ứng của mỗi quá trình (1), (2) và (3) trong sơ đồ trên lần lượt là 65%, 50% và 70%. (Kết quả làm tròn đến hàng đơn vị). ------------------------- HẾT ------------------------- - Thí sinh không sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.