PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text ĐỀ-CƯƠNG-ÔN-TẬP-NỘI-DUNG-MÔN-CHỦ-NGHĨA-XÃ-HỘI-KHOA-HỌC.pdf

Tài liệu này là món quà tôi gửi tặng bạn. Nó sẽ mang lại cho bạn điều tuyệt vời nếu bạn sử dụng nó để ôn tập môn học, và nó sẽ đem lại điều bất như ý khi bạn sử dụng nó sai cách. Hãy tin tôi đi vì đó là sự thật. PS: Bạn có thể tặng tài liệu này cho bạn của mình khi bạn biết chắc người bạn tặng sẽ dùng nó đúng cách. Chúc bạn có lựa chọn phù hợp. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NỘI DUNG MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC NỘI DUNG ÔN TẬP Vấn đề 1: Hoàn cảnh lịch sử ra đời chủ nghĩa xã hội khoa học Với nội dung này sẽ có thể tách thành các nội dung: 1. Phân tích điều kiện kinh tế - xã hội cho sự ra đời CNXHKH Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, cuộc cách mạng công nghiệp phát triển mạnh mẽ tạo nên nền đại công nghiệp. Nền đại công nghiệp cơ khí làm cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa có bước phát triển vượt bậc, dẫn tới bộc lộ mâu thuẫn trong lòng xã hội tư bản : - Về kinh tế: Mâu thuẫn giữa Lực lượng sản xuất (mang tính chất xã hội hóa ngày càng cao) với Quan hệ sản xuất TBCN (dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất) Biểu hiện ra bên ngoài bằng các cuộc khủng hoảng kinh tế theo chu kỳ (1825, 1836, 1846,1857) đây là bằng chứng cho sự mâu thuẫn của phương thức sản xuất TBCN đã trở nên gay gắt không thể tự điều tiết bằng các học thuyết kinh tế đương thời. - Về xã hội: Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản đã trở nên gay gắt, bộc lộ ra thành các phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân o Cuộc đấu tranh của công nhân dệt Lion ( Pháp) 1831 và 1834 o Cuộc đấu tranh của công nhân dệt Xilêdi ( Đức) 1844 o Phong trào Hiến chương Anh kéo dài hơn 10 năm từ 1836 - 1848 Các cuộc đấu tranh giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản diễn ra ở các nước tư bản phát triển, chịu ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp ( Anh, Pháp, Đức) Các Tài liệu chỉ dành cho ôn tập. Sinh viên vi phạm tự chịu trách nhiệm. @TailieuHUST (tailieuhust.com)
phong trào đấu tranh đã thể hiện giai cấp công nhân đã trường thành phát triển cả về số lượng và chất lượng, họ trở thành một lực lượng chính trị xã hội độc lập, lần đầu tiên họ đứng lên đấu tranh chống lại giai cấp tư sản với tư cách là một giai cấp để đòi hỏi những lợi ích về kinh tế và chính trị. Tuy nhiên những phong trào này chỉ dừng lại là những hình thức đấu tranh tự phát và bị thất bại. Cuộc đấu tranh giai cấp công nhân tất yếu sẽ dẫn đến một yêu cầu mới, yêu cầu phải có một lý luận khoa học dẫn đường, để đưa giai cấp công nhân đi từ đấu tranh tự phát tới đấu tranh tự giác vì lợi ích của giai cấp mình. Đây chính là yêu cầu khánh quan để các nhà tư tưởng nghiên cứu tổng kết thực tiễn cho ra đời lý luận CNXHKH Như vậy, sự ra đời của CNXHKH đã đáp ứng được yêu cầu phát triển của phong trào công nhân. Điều kiện kinh tế- xã hội chính là mảnh đất hiện thực cho sự ra đời của CNXHKH. 2. Phân tích tiền đề khoa học tự nhiên và tư tưởng – lý luận cho sự ra đời CNXHKH ➢ Tiền đề khoa học tự nhiên - Thuyết tế bào, phát minh vào những năm 1838-1839 của nhà thực vật học người Đức M.J. Schleiden. (1804-1881) và nhà vật lý học người Đức Th.Schwam (1810-1882) Việc ra đời thuyết tế bào đã giúp cho con người bác bỏ những quan điểm siêu hình khi nhận thức tách biệt, biệt lập về mối quan hệ giữa thế giới động vật và thực vật. Đồng thời, chính sự ra đời của thuyết tế bào đã giúp cho các nhà khoa học thấy được sự thống nhất trong sự đa dạng của sinh giới, mối quan hệ biện chứng của thế giới sinh vật sống (động vật và thực vật) đều bắt đầu từ 1 tế bào đầu tiên. Đây là cơ sở để hình thành phương pháp tư duy biện chứng trong nghiên cứu về giới tự nhiên và cơ sở tiền đề cho học thuyết tiến hóa của Darwin. Đây là 1 trong 3 luận điểm quan trọng của triết học DVBC chứng minh sinh giới được tạo ra từ ngẫu sinh hóa học và tiến hóa lâu dài chứ không phải do bất kỳ 1 lực lượng siêu nhiên nào. - Thuyết tiến hóa, phát minh năm 1859 của Charles Darwin người Anh (1809-1882) Việc ra đời của thuyết tiến hóa đã phát hiện ý nghĩa của chọn lọc tự nhiên giúp con người thoát khỏi quan điểm duy tâm thần học đã tồn tại trước đó khi lý giải về nguồn gốc của loài người và thế giới vật chất. Đồng thời, thuyết tiến hóa của Charles Darwin đã giúp cho các nhà triết học nghiên cứu sự phát triển của thế giới vật chất theo quan điểm duy vật biện chứng và đưa ra một cách lý giải về sự phát triển của loài người là một quá trình phát triển tuân theo qui luật tự nhiên. - Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, phát minh vào khoảng 1842-1845 do M.V.Lômôlôxốp người Nga (1711-1765) và Mayer (1814-1878) Tài liệu chỉ dành cho ôn tập. Sinh viên vi phạm tự chịu trách nhiệm. @TailieuHUST (tailieuhust.com)
Ý nghĩa của định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng đã khẳng định là năng lượng không thể được tạo ra cũng như không thể bị phá hủy; thay vào đó, nó chỉ có thể được biến đổi từ dạng này sang dạng khác hoặc chuyển đổi từ vật này sang vật khác (hoặc cả hai). Vận dụng định luật này vào xem xét sự phát triển của thế giới vật chất cho phép các nhà triết học thấy được thế giới vật chất là vô cùng vô tận, có sự chuyển hóa và biểu hiện ở các dạng khác nhau và không thể biến mất. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học tự nhiên, nhất là trên lĩnh vực vật lý học và sinh học, đã làm thay đổi quan niệm siêu hình về nhận thức thế giới tự nhiên; đồng thời, khẳng định phép biện chứng khách quan của mọi quá trình trong sự vận động và phát triển của thế giới. Khoa học tự nhiên mang tính chất lý luận trong giai đoạn này là tiền đề cho sự ra đời của triết học Mác nói chung và CNXHKH nói riêng và là cơ sở về thế giới quan và phương pháp luận cho các lĩnh vực khoa học cụ thể trong việc nhận thức thế giới khách quan. ➢ Tiền đề tư tưởng lý luận - Triết học cổ điển Đức (Heghen, Phơ Bách) với những thành tựu của Phép biện chứng duy tâm và chủ nghĩa duy vật siêu hình. - Kinh tế chính trị học cổ điển Anh (Adam Smith, David Ricardo) với những thành tựu về bàn tay vô hình, kinh tế hàng hóa, lý luận về tiền tệ, lý luận về giá trị lao động... - Chủ nghĩa xã hội không tưởng phê phán (Xanh xi mông, Phurie, Ooen) với những tư tưởng về xây dựng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, về nhà nước, giải phóng phụ nữ, thực nghiệm xã hội. Đây chính là tiền đề lý luận trực tiếp cho sự ra đời của CNXHKH. Giá trị tích cực chủ nghĩa không tưởng phê phán đầu thế kỷ 19 1. Đã thể hiện tinh thần phê phán, lên án chế độ quân chủ chuyên chế và chế độ tư bản chủ nghĩa đầy bất công, xung đột, của cải khánh kiệt, đạo đức đảo lộn, tội ác gia tăng; 2. Đã đưa ra nhiều luận điểm có giá trị về xã hội tương lai: về tổ chức sản xuất và phân phối sản phẩm xã hội; vai trò của công nghiệp và khoa học - kỹ thuật; về sự nghiệp giải phóng phụ nữ và về vai trò lịch sử của nhà nước...; 3. Đã thức tỉnh giai cấp công nhân và người lao động trong cuộc đấu tranh chống chế độ quân chủ chuyên chế và chế độ tư bản chủ nghĩa đầy bất công, xung đột. Hạn chế chủ nghĩa xã hội không tưởng phê phán 1. Do điều kiện lịch sử, hoặc do chính sự hạn chế về tầm nhìn và thế giới quan của những nhà tư tưởng, không phát hiện ra được quy luật vận động và phát triển của xã hội loài người nói chung; bản chất, quy luật vận động, phát triển của chủ nghĩa tư bản nói riêng. 2. Không phát hiện ra lực lượng xã hội tiên phong có thể thực hiện cuộc chuyển biến cách mạng từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản, giai cấp công nhân; Tài liệu chỉ dành cho ôn tập. Sinh viên vi phạm tự chịu trách nhiệm. @TailieuHUST (tailieuhust.com)
3. Không chỉ ra được những biện pháp hiện thực cải tạo xã hội áp bức, bất công đương thời, xây dựng xã hội mới tốt đẹp. Chính vì những hạn chế ấy, mà chủ nghĩa xã hội không tưởng phê phán chỉ dừng lại ở mức độ một học thuyết xã hội chủ nghĩa không tưởng- phê phán. Đây chính là những giá trị khoa học, cống hiến của các nhà tư tưởng đã tạo ra tiền đề tư tưởng- lý luận, để C.Mác và Ph.Ănghen kế thừa những hạt nhân hợp lý, lọc bỏ những bất hợp lý, xây dựng và phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học. Vấn đề 2: Vai trò của C.Mác và Ph. Ăngghen đối với sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học. Có 3 nội dung 1. Sự chuyển biến lập trường triết học và lập trường chính trị Khi bước vào hoạt động khoa học, C.Mác và Ph.Ăngghen là hai thành viên tích cực của câu lạc bộ Hêghen trẻ và chịu ảnh hưởng của quan điểm triết học của V.Ph.Hêghen và L.Phoiơbắc. Với nhãn quan khoa học uyên bác, các ông đã sớm nhận thấy những mặt tích cực và hạn chế trong triết học của V.Ph.Hêghen và L. Phoiơbắc. C.Mác và Ph.Ăng ghen đã kế thừa “cái hạt nhân hợp lý”, cải tạo và loại bỏ cải vỏ thần bí duy tâm, siêu hinh để xây dựng nên lý thuyết mới chủ nghĩa duy vật biện chứng. Với C.Mác, từ cuối năm 1843 đến 4/1844, thông qua tác phẩm “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen - Lời nói đầu (1844)”, đã thể hiện rõ sự chuyển biến từ thế giới quan duy tâm sang thế giới quan duy vật, từ lập trường dân chủ cách mạng sang lập trường cộng sản chủ nghĩa . Đối với Ph.Ăngghen, từ năm 1843 với tác phẩm “Tình cảnh nước Anh”; “Lược khảo khoa kinh tế - chính trị” đã thể hiện rõ sự chuyển biến từ thế giới quan duy tâm sang thế giới quan duy vật từ lập trường dân chủ cách mạng sang lập trường cộng sản chủ nghĩa . Chỉ trong một thời gian ngắn (từ 1843 -1848) vừa hoạt động thực tiễn, vừa nghiên cứu khoa học, C.Mác và Ph.Ăngghen đã thể hiện quá trình chuyển biến lập trường triết học và lập trường chính trị và từng bước củng cố, dứt khoát, kiên định, nhất quán và vững chắc lập trường đó, mà nếu không có sự chuyển biến này thì chắc chắn sẽ không có Chủ nghĩa xã hội khoa học. 2. Ba phát kiến vĩ đại của C.Mác và Ph.Ăngghen Tài liệu chỉ dành cho ôn tập. Sinh viên vi phạm tự chịu trách nhiệm. @TailieuHUST (tailieuhust.com)

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.