PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text CDV_K12_Bài 2_Hội nhập kinh tế quốc tế.doc

KẾ HOẠCH BÀI DẠY BÀI 2. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ( Bộ Cánh diều) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1. Kiến thức - Nêu được khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế. - Giải thích được hội nhập kinh tế quốc tế là cần thiết đối với mọi quốc gia. - Liệt kê được các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế. 2. Năng lực - Điều chỉnh hành vi: Ủng hộ những hành vi chấp hành và phê phán những hành vi không chấp hành chủ trương, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Phát triển bản thân: Xác định được trách nhiệm của bản thân trong hội nhập kinh tế quốc tế. - Tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế – xã hội: Tìm hiểu và đưa ra được dẫn chứng thực tế về hội nhập kinh tế quốc tế trong một số trường hợp cụ thể. Tham gia tuyên truyền việc chấp hành các chủ trương, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước. 3. Phẩm chất - Yêu nước: Tự hào về những thành tựu hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. - Có trách nhiệm trong việc tham gia các hoạt động góp phần thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. 4. Tích hợp quyền con người - Mức độ tích hợp: Tích hợp liên hệ với yêu cầu cần đạt sau: Ủng hộ những hành vi chấp hành và phê phán những hành vi không chấp hành chủ trương, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Cách thức thực hiện: Căn cứ vào nội dung quyền con người về các lĩnh vực chính trị, kinh tế, giáo viên yêu cầu học sinh lấy các ví dụ về những việc làm hội nhập kinh tế quốc tế qua đó đánh giá được thái độ, hành vi, việc làm của bản thân và người khác trong việc thực hiện các quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa; phê phán các hành vi vi phạm các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU. - SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12; - Tranh/ảnh, clip, câu chuyện, trò chơi, ví dụ thực tế,... liên quan tới bài học; - Trích một số điều luật liên quan nội dung bài học; - Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng PowerPoint,.... III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Hoạt động: Mở đầu a) Mục tiêu. Giới thiệu mục tiêu, ý nghĩa của bài học. Khai thác trải nghiệm của HS về vấn đề liên quan đến nội dung bài học mới, tạo hứng thú học tập và giúp HS có hiểu biết ban đầu về hội nhập kinh tế quốc tế b) Nội dung. GV mở đầu bài học bằng cách cho HS quan sát hình ảnh bên và trả lời câu hỏi a) Hình ảnh gợi cho em liên tưởng đến việc Việt Nam gia nhập tổ chức kinh tế quốc tế nào? b) Theo em, việc gia nhập tổ chức kinh tế quốc tế đó có ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động kinh tế của nước ta? c) Sản phẩm. Học sinh bước đầu nhận biết được những biểu hiện ban đầu của việc hội nhập kinh tế quốc tế mà nước ta đã và đang tham gia.
1/ Hình ảnh gợi cho em liên tưởng đến việc Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào năm 2007 2/  Việc ra nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) đem lại cho Việt Nam nhiều cơ hội để phát triển, nhưng Việt Nam cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. - Về thời cơ: + Thu hút và tranh thủ được nguồn vốn đầu tư, các tiến bộ khoa học - công nghệ,… + Có cơ hội tiếp cận và mở rộng thị trường buôn bán. + Có cơ hội học hỏi kinh nghiệm quản lí và phát triển kinh tế… - Về thách thức: + Còn tòn tại một số bất bình đẳng trong quan hệ thương mại quốc tế. + Gia tăng tình trạng cạnh tranh gay gắt giữa kinh tế Việt Nam với các nền kinh tế khác,… d) Tổ chức thực hiện Giao nhiệm vụ học tập: GV mở đầu bài học bằng cách cho HS quan sát hình ảnh bên và trả lời câu hỏi a) Hình ảnh gợi cho em liên tưởng đến việc Việt Nam gia nhập tổ chức kinh tế quốc tế nào? b) Theo em, việc gia nhập tổ chức kinh tế quốc tế đó có ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động kinh tế của nước ta? Thực hiện nhiệm vụ HS thực hiện nhiệm vụ học tập theo nhóm/cá nhân, chuẩn bị câu trả lời ra giấy. GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi, các HS khác bổ sung ý kiến. Báo cáo, thảo luận GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ học tập của HS, sau đó dẫn dắt HS vào bài mới như lời dẫn trong SGK. Kết luận, nhận định - Giáo viên nhận xét đánh giá về quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh Gv nhấn mạnh: Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế trở thành xu hướng tất yếu, phổ biến đối với các quốc gia trên thế giới nhằm tăng cường sự hợp tác, liên kết, cùng phát triển. Đối với Việt Nam, hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để rút ngắn khoảng cách với các nước có nền kinh tế phát triển, khắc phục nguy cơ tụt hậu. 2. Hoạt động: Khám phá Nội dung 1: Tìm hiểu nội dung: Tìm hiểu khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế a) Mục tiêu. HS nêu được khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế. b) Nội dung. HS làm việc theo nhóm, giáo viên chia lớp thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm đọc thông tin trong sách giáo khoa đưa ra, qua sát hình ảnh và trả lời câu hỏi a) Từ thông tin trên, theo em để thành lập và tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Binh Dương (CPTPP), các quốc gia phải cam kết thực hiện những điều gi? b) Từ hình 1, em hãy khái quát quá trình Việt Nam tham gia hợp tác kinh tế với các quốc gia và tổ chức quốc tế. Việc tham gia hợp tác kinh tế với các quốc gia và tổ chức quốc tế đã mang lại những tác động như thế nào đối với nước ta? c) Sản phẩm. Học sinh trả lời được các câu hỏi theo các nội dung dưới đây: a) Để thành lập và tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Binh Dương (CPTPP), các quốc gia phải cam kết thực hiện các điều khoản như: + Tuân thủ toàn bộ các quy định toàn diện của CPTPP về tự do thương mại hàng hoá và dịch vụ, tuân thủ cơ chế thực thi chặt chẽ. + Tuân thủ các quy định về tự do trên các lĩnh vực mới như: lao động, môi trường, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm chính phủ, minh bạch hoá, cơ chế giải quyết tranh chấp về đầu tư,...
b) Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam: + Năm 1986, Việt Nam tiến hành Đổi mới, với trọng tâm là phát triển kinh tế. + Năm 1995, Việt Nam gia nhập ASEAN và bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ. + Năm 1998, Việt Nam gia nhập APEC + Năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO + Năm 2008, kí kết hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản + Năm 2015, tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN; kí hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc. + Năm 2018, kí hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Binh Dương. + Năm 2020, kí kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu. - Việc tham gia hợp tác kinh tế với các quốc gia và tổ chức quốc tế đem lại cho Việt Nam nhiều cơ hội để phát triển, nhưng Việt Nam cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. + Về thời cơ: thu hút và tranh thủ được nguồn vốn đầu tư, các tiến bộ khoa học - công nghệ; có cơ hội tiếp cận và mở rộng thị trường buôn bán; có cơ hội học hỏi kinh nghiệm quản lí và phát triển kinh tế… + Về thách thức: gia tăng tình trạng cạnh tranh gay gắt giữa kinh tế Việt Nam với các nền kinh tế khác,… d) Tổ chức thực hiện Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến sản phẩm Giao nhiệm vụ học tập HS làm việc theo nhóm, giáo viên chia lớp thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm đọc thông tin trong sách giáo khoa đưa ra, qua sát hình ảnh và trả lời câu hỏi a) Từ thông tin trên, theo em để thành lập và tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Binh Dương (CPTPP), các quốc gia phải cam kết thực hiện những điều gi? b) Từ hình 1, em hãy khái quát quá trình Việt Nam tham gia hợp tác kinh tế với các quốc gia và tổ chức quốc tế. Việc tham gia hợp tác kinh tế với các quốc gia và tổ chức quốc tế đã mang lại những tác động như thế nào đối với nước ta? Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh đọc thông tin. - HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm/cá nhân, viết câu trả lời ra giấy hoặc phiếu học tập. Báo cáo, thảo luận GV mời 1 – 2 đại diện nhóm/HS trong lớp lần lượt trả lời từng câu hỏi, các HS khác bổ sung ý kiến. Kết luận, nhận định – GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ học tập của HS và kết luận: Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình một quốc gia thực hiện gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích, đồng thời tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung. 1. Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình một quốc gia thực hiện việc gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới dựa trên cơ sở cùng có lợi và tuân thủ các quy định chung. Nội dung 2: Tìm hiểu nội dung: Tìm hiểu nội dung sự cần thiết hội nhập kinh tế quốc tế a) Mục tiêu. HS nêu được sự cần thiết hội nhập kinh tế quốc tế.
b) Nội dung. HS làm việc theo nhóm, giáo viên chia lớp thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm đọc thông tin trong sách giáo khoa đưa ra, qua sát biểu đồ và trả lời câu hỏi a) Qua thông tin 1 và bảng 1, em có nhận xét như thế nào về vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu đối với nền kinh tế Việt Nam? Vì sao hội nhập kinh tế quốc tế góp phần đẩy mạnh xuất khẩu và ngược lại, xuất khẩu góp phần thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế? b) Từ thông tin 2, em hãy cho biết những tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển kinh tế. c) Em hãy lí giải vì sao các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển như Việt Nam luôn nỗ lực hội nhập kinh tế quốc tế. c) Sản phẩm. Học sinh trả lời được các câu hỏi theo các nội dung dưới đây: a) Vai trò: Xuất khẩu là động lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Điều này được thể hiện thông qua một số phương diện sau: + Thứ nhất, xuất khẩu là một trong những nguồn thu quan trọng của quốc gia. Khi xuất khẩu tăng, thu nhập quốc dân sẽ tăng theo. + Thứ hai, xuất khẩu tạo việc làm cho người lao động trong nước. + Thứ ba, xuất khẩu giúp các doanh nghiệp trong nước tiếp cận với thị trường quốc tế, thúc đẩy đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại. + Thứ tư, xuất khẩu giúp các quốc gia gắn kết với nhau chặt chẽ hơn. - Khi hội nhập quốc tế, Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận và mở rộng thị trường thương mại, do đó sẽ góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. b) Những tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển kinh tế + Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại. + Góp phần tạo việc làm trực tiếp tại các doanh nghiệp FDI và gián tiếp tại các doanh nghiệp khác trong chuỗi cung ứng hàng hoá cho doanh nghiệp FDI. + Góp phần quan trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam. + FDI cũng là kênh quan trọng để tiếp thu công nghệ tiên tiến trên thế giới, đặc biệt là trong một số ngành như: điện tử, công nghiệp phần mềm, công nghệ sinh học.... c) Các nước đang phát triển như Việt Nam luôn nỗ lực hội nhập kinh tế quốc tế, vì: hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội để các nước đang phát triển có thể tiếp cận và sử dụng các nguồn lực bên ngoài như tài chính, khoa học - công nghệ, kinh nghiệm quản lí,... qua đó, đẩy nhanh quá trình phát triển đất nước. d) Tổ chức thực hiện Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến sản phẩm Giao nhiệm vụ học tập HS làm việc theo nhóm, giáo viên chia lớp thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm đọc thông tin trong sách giáo khoa đưa ra, qua sát biểu đồ và trả lời câu hỏi a) Qua thông tin 1 và bảng 1, em có nhận xét như thế nào về vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu đối với nền kinh tế Việt Nam? Vì sao hội nhập kinh tế quốc tế góp phần đẩy mạnh xuất khẩu và ngược lại, xuất khẩu góp phần thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế? b) Từ thông tin 2, em hãy cho biết những tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển kinh tế. c) Em hãy lí giải vì sao các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển như Việt Nam luôn nỗ lực hội nhập kinh tế quốc tế. Thực hiện nhiệm vụ 2. Sự cần thiết của hội nhập kinh tế quốc tế. - Hội nhập kinh tế quốc tế là tất yếu khách quan với tất cả các quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hoá. - Hội nhập kinh tế quốc tế giúp mỗi quốc gia mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, tạo ra nhiều cơ hội việc làm và nâng cao thu nhập của các tầng lớp dân cư. - Đối với các nước đang phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội tiếp cận và sử dụng các nguồn lực bên ngoài như tài chính, khoa học - công nghệ, kinh nghiệm quản lí,... cho quá trình phát triển

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.