PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text NỘI DUNG ÔN THI CUỐI KỲ MÔN TTHCM.docx

Ôn tập cuối kỳ Tư tưởng Hồ Chí Minh 1 MỘT SỐ GỢI Ý ÔN THI CUỐI KỲ MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH I. CÂU HỎI NGẮN 1. Nội dung về mặt chính trị trong chủ nghĩa xã hội? �� Phải xây dựng chế độ nhân dân làm chủ, Nhà nước của dân, do dân và vì dân. 2. Nội dung về mặt chính trị trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? �� Giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam (trong sạch, vững mạnh). 3. Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình của Liên Xô, đúng hay sai, vì sao? �� Sai. + HCM chủ trương học tập kinh nghiệm các nước nhưng không được áp dụng máy móc. + Việt Nam và Liên Xô rất khác nhau về hoàn cảnh điểm xuất phát Văn hoá – Kinh tế - Xã hội nên không thể nói là xây dựng CNXH theo mô hình của Liên Xô được. 4. Kẻ thù nguy hiểm số một của chủ nghĩa xã hội là gì? �� Chủ nghĩa cá nhân – căn bệnh “mẹ”, kẻ thù chính của chủ nghĩa xã hội đẻ ra nhiều thứ bệnh nguy hiểm. 5. Thực chất thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội? + Đó là quá trình cải biến nền sản xuất nhỏ, lạc hậu thành nền sản xuất lớn, hiện đại (cách mạng Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa: Nông nghiệp thành công nghiệp, thay đổi công cụ lao động sang sử dụng máy móc, thiết bị hiện đại). + Đó cũng là quá trình đấu tranh trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị (còn các thế lực thù địch lăm le), văn hoá xã hội (còn nhiều tư tưởng lạc hậu như: trọng nam khinh nữ,...). + Nhằm xây dựng thành công Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. 6. Đặc điểm nào là to nhất trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? �� Đặc điểm to nhất: “Việt Nam từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không kinh qua các giai đoạn phát triển của Chủ nghĩa tư bản”
Ôn tập cuối kỳ Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 + “Tiến thẳng”: từ chế độ dân chủ nhân dân lên chủ nghĩa xã hội, bao gồm cả những bước quanh co, không phải một bước lên CNXH. + “Không kinh qua chủ nghĩa tư bản”: bỏ qua quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, kế thừa những giá trị về LLSX mà nhân loại đạt được thời kỳ TBCN. 7. Tại sao thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam lại lâu dài, khó khăn? �� Bởi vì: + Đây thực sự là một cuộc cách mạng giữa cái mới và cái cũ toàn diện trên mọi lĩnh vực. + Nhân dân chưa có kinh nghiệm xây dựng một xã hội mới. + Luôn bị các thế lực thù địch tấn công bao vây, cô lập. 8. Nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội? �� Có 2 nhiệm vụ chính: + Xây dựng nền tảng, cơ sở kinh tế - kỹ thuật, văn hoá – xã hội cho chủ nghĩa xã hội. + Cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. 9. Điều kiện, nhân tố nào là quyết định đến thành công thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? �� Sự lãnh đạo của Đảng �� cần giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng. 10. Tại sao Hồ Chí Minh lại xem nông nghiệp là mặt trận hàng đầu? Bởi vì: + Việt Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi + Người dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa nước (truyền thống từ xưa) + Cung cấp lương thực, thực phẩm cho người dân và tạo ra công ăn, việc làm + Cung cấp nguyên, nhiên liệu cho công nghiệp; cung cấp hàng hóa cho thương nghiệp. + Đầu tư cho nông nghiệp thì ít vốn nhưng thu hồi vốn nhanh. 11. Hồ Chí Minh chủ trương xóa bỏ các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa. Đúng hay sai, vì sao? �� Sai. Vì Bác Hồ chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần, trong đó ưu tiên Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, song cũng tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác phát triển.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.