Content text (STEM) lí 7 Thiết kế dụng cụ thử thông mạch.docx
CHỦ ĐỀ: THIẾT KẾ DỤNG CỤ THỬ THÔNG MẠCH I. Tên chủ đề: THIẾT KẾ DỤNG CỤ THỬ THÔNG MẠCH (Số tiết: 03 tiết – Lớp 7) II. Mô tả chủ đề Hiện nay, việc sử dụng đồ dùng điện đã trở thành phổ biến trong hầu hết các gia đình. Trong quá trình sử dụng sẽ xảy ra hư hỏng, trong đó có những hư hỏng mà chúng ta có thể tự khắc phục được bằng những dụng cụ đơn giản như dụng cụ thử thông mạch. Trong chủ đề này, HS sẽ thực hiện dự án thiết kế và chế tạo được mô hình dụng cụ thử thông mạch từ các vật liệu như pin, đèn led, dây dẫn, ống nhựa. HS phải nghiên cứu và vận dụng các kiến thức liên quan đến các Bài 20, 21, 22 - Vật lý 7: III. Mục tiêu Sau khi hoàn thành chủ đề này, học sinh có khả năng: 1. Kiến thức - Mô tả được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của dụng cụ thử thông mạch. - Vận dụng được các kiến thức trong chủ đề và kiến thức đã biết, thiết kế và chế tạo được dụng cụ thử thông mạch. 2. Kĩ năng - Tiến hành được thí nghiệm nghiên cứu và tìm ra điều kiện phù hợp để thiết kế dụng cụ thử thông mạch phù hợp với điều kiện thực tế; - Tiến hành thử nghiệm kiểm tra hoạt động của dụng cụ đã chế tạo; - Vẽ được bản thiết kế của dụng cụ; - Trình bày, bảo vệ được ý kiến của mình và phản biện ý kiến của người khác; - Hợp tác trong nhóm để cùng thực hiện nhiệm vụ học tập. 3. Phát triển phẩm chất - Có thái độ tích cực, hợp tác trong làm việc nhóm; - Yêu thích say mê nghiên cứu khoa học; - Có ý thức thực hiện an toàn điện. 4. Định hướng phát triện năng lực - Năng lực thực nghiệm, nghiên cứu, kiến thức về dòng điện một chiều; - Năng lực giải quyết vấn đề chế tạo dụng cụ đơn giản, thân thiện với môi trường một cách sáng tạo; - Năng lực giao tiếp và hợp tác nhóm để thống nhất bản thiết kế và phân công thực hiện từng nhiệm vụ cụ thể. IV. Thiết bị
GV hướng dẫn HS sử dụng một số thiết bị sau khi học chủ đề: - Đồng hồ đo điện; - Một số nguyên vật liệu như: pin, đèn led, que thử, dây dẫn V. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1. XÁC ĐỊNH YÊU CẦU THIẾT KẾ DỤNG CỤ (Tiết 1 – 45 phút) a. Mục đích Học sinh trình bày được kiến thức về thực trạng hỏng hóc của các đồ dùng điện mà nguyên nhân là dây dẫn điện bị đứt mà không thể phát hiện bằng mắt. Tiếp nhận nhiệm vụ thiết kế sản phẩm và nêu rõ các tiêu chí đánh giá sản phẩm. b. Nội dung - Học sinh trình bày về thực trạng hỏng hóc của các đồ dùng điện mà nguyên nhân là dây dẫn điện bị đứt mà không thể phát hiện bằng mắt. Tiếp nhận nhiệm vụ thiết kế sản phẩm và nêu rõ các tiêu chí đánh giá sản phẩm. - GV tổ chức HS làm thí nghiệm khám phá kiến thức. - GV tổ chức thí nghiệm kiểm tra một số dây nối bị đứt hay không, công tắc điện có bị hỏng hay không, … - Từ thí nghiệm khám phá kiến thức, GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện dự án dựa trên kiến thức ở trên để dụng cụ thử thông mạch thành một sản phẩm hữu ích. - GV thống nhất với HS về kế hoạch triển khai dự án và tiêu chí đánh giá sản phẩm của dự án. c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được các sản phẩm sau: - Bản ghi chép kiến thức mới về khả năng kiểm tra thông mạch của sản phẩm. - Bảng mô tả nhiệm vụ của dự án và niệm vụ các thành viên; thời gian thực hiện dự án và các tiêu chí đánh giá sản phẩm của dự án.
- Bản vẽ mô hình dụng cụ: Sơ đồ nguyên lý d. Cách thức tổ chức hoạt động Bước 1. Đặt vấn đề, chuyển giao nhiệm vụ. Trên cơ sở GV đã giao nhiệm vụ cho HS tìm hiểu thông tin, GV đặt câu hỏi để HS trả lời: - Nêu một vài tác dụng của dòng điện. - Lấy ví dụ về chất cách điện, chất dẫn điện. GV tổng kết bổ sung, chỉ ra được: tác dụng của dòng điện, thế nào là chất dẫn điện, chất cách điện. Bước 2. HS làm thí nghiệm khám phá kiến thức. GV đặt vấn đề: - Có cách nào có thể kiểm tra một đoạn dây điện bị đứt, một dụng cụ điện bị đứt dây ngầm? - Các em hãy làm việc theo nhóm để tiến hành thí nghiệm xác định khả năng tạo ra một dụng cụ thử thông mạch. - GV chia HS thành nhóm từ 6-8 HS - GV nêu mục đích và hướng dẫn tiến hành thí nghiệm. Mục đích: Tiến hành thí nghiệm để nghiên cứu các nguyên liệu có thể dùng để tạo ra dụng cụ thử thông mạch. Các nguyên liệu tìm hiểu là pin, cuộn dây, que thử. GV phát nguyên liệu và phiếu hướng dẫn làm thí nghiệm cho các nhóm để các nhóm tự tiến hành thí nghiệm: Nguyên vật liệu: các nhóm nhận nguyên vật liệu ……………. Que thử Led Pin 1.5V x 3 viên + - 4,5V
- HS làm thí nghiệm theo nhóm; GV quan sát hỗ trợ nếu cần. - Đại diện học sinh các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm và kết luận. - GV nhận xét, chốt kiến thức: các nguyên liệu sử dụng trong thí nghiệm đều có thể sử dụng thân thiện với môi trường Bước 3. Giao nhiệm vụ cho HS và xác lập tiêu chí đánh giá sản phẩm GV nêu nhiệm vụ: căn cứ vào kết quả thí nghiệm vừa tiến hành, các nhóm sẽ thực hiện dự án “dụng cụ thử thông mạch” Sản phẩm dụng cụ thử thông mạch cần đạt được các tiêu chí: thời gian sử dụng, hình thức, chi phí và được đánh giá cụ thể như sau: Phiếu đánh giá tiêu chí sản phẩm đèn pin điện hóa Tiêu chí Điểm tối đa Kiểm tra được sự thông mạch của các mạch điện (dây dẫn, công tắc…) 4đ Độ bền cao 2đ Hình thức đẹp, gọn nhẹ 2đ Chi phí làm dụng cụ thấp 2đ Tổng 10đ Bước 4. GV thống nhất kế hoạch triển khai Hoạt động chính Thời lượng Hoạt động 1: Giao nhiệm vụ dự án Tiết 1 Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền và chuẩn bị bài thiết kế sản phẩm để báo cáo. 1 tuần(HS làm ở nhà thao nhóm) Hoạt động 3: Báo cáo phương án thiết kế. Tiết 2(HS làm ở nhà thao nhóm) Hoạt động 4: Chế tạo, thử nghiệm sản phẩm 1 tuần Hoạt động 5: Triển lãm, giới thiệu sản phẩm. Tiết 3 Trong đó, GV nêu rõ nhiệm vụ ở nhà của hoạt động 2: - Nghiên cứu kiến thức liên quan: cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của dụng cụ thử thông mạch. - Tiến hành thí nghiệm xác định phương án lắp ghép các vật liệu để đạt các tiêu chí của sản phẩm. - Vẽ bản vẽ mạch điện và bản thiết kế sản phẩm để báo cáo trong buổi học tuần tiếp. - Các tiêu chí đánh giá bài này, bản vẽ mạch điện và bản thiết kế sản phẩm được sử dụng theo phiếu đánh giá số 2. Phiếu đánh giá số 2: đánh giá bài báo cáo và thiết kế sản phẩm Tiêu chí Điểm tối đa Điểm đạt được Bản vẽ nguyên lý mạch điện dụng cụ thông mạch được vẽ rõ ràng, chính xác. 2đ Bản thiết kế kiểu dáng được vẽ rõ ràng, đẹp, sáng tạo, khả thi; 2đ Giải thích rõ nguyên lí hoạt động của dụng cụ; 4đ Trình bày rõ ràng, logic, sinh động; 2 đ