PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Bài 15 Tách kim loại và tái chế kim loại.pdf




4 2MgCl2(l) dpnc 2Mg(l) + Cl2(g) Trong đó, tại anode và cathode xảy ra các quá trình sau: anode (+) : 2C1- → Cl2 + 2e cathode (-): Mg2+ + 2e → Mg III. TÁI CHẾ KIM LOẠI Tái chế kim loại là quá trình thu kim loại từ các phế liệu kim loại. Phế liệu kim loại là các kim loại, hợp kim có trong thiết bị, máy móc, vật dụng hỏng, cũ, không còn sử dụng được nữa. 1. Nhu cầu tái chế kim loại Nhu cầu sử dụng kim loại của con người ngày càng lớn. Trong khi đó, nguồn quặng để sản xuất kim loại ngày càng cạn kiệt, quá trình khai thác quặng và tách kim loại từ quặng tiêu tốn nhiều năng lượng, đồng thời tác động tiêu cực đến môi trường. Vì vậy, việc tái chế kim loại từ phế liệu kim loại là rất cần thiết, vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng, vừa góp phần bảo vệ tài nguyên và môi trường. 2. Thực tiễn tái chế kim loại Hiện nay, mỗi năm, trên thế giới có hàng trăm triệu tấn kim loại được tái chế từ phế liệu kim loại. Do nhu cầu sử dụng cao nên lượng sắt, thép được tái chế nhiêu hơn, tiếp theo là nhôm và đồng. Việc tái chế các kim loại phổ biến (như sắt, thép, nhôm, đông) thường được thực hiện qua các công đoạn theo sơ đồ dưới đây: • Trong tự nhiên, đa số các nguyên tố kim loại tồn tại dưới dạng hợp chất, tạo nên khoáng vật trong các quặng. • Để tách kim loại M ra khỏi các hợp chất của nó cần khử cation Mn+ thành kim loại. • Các kim loại như Na, Mg, AI thường được tách ra khỏi hợp chất bằng phương pháp điện phân nóng chảy. Các kim loại như Zn, Fe, Cu, Ag thường được tách ra khỏi hợp chất bằng phương pháp nhiệt luyện hoặc phương pháp thuỷ luyện. Thu gom, phân loại phế liệu Nghiền, băm nhỏ Luyện kim (nung chảy, tinh luyện) Tạo vật liệu Vận chuyển

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.