PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text GA_SinhHoc12_CTST_ C1- Bài 9. Di truyền gene ngoài nhân.docx

1 Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/… BÀI 9: DI TRUYỀN GENE NGOÀI NHÂN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Trình bày được bối cảnh ra đời thí nghiệm của Correns. - Trình bày được thí nghiệm chứng minh di truyền gene ngoài nhân của Correns, từ đó giải thích được gene không những tồn tại trong nhân mà còn tồn tại ngoài nhân. - Trình bày được đặc điểm di truyền của gene ngoài nhân và một số ứng dụng. 2. Năng lực Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: HS chủ động, tích cực tìm hiểu kiến thức. Xây dựng kế hoạch tự tìm hiểu về hiện tượng di truyền gene ngoài nhân. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp thảo luận nội dung kiến thức theo yêu cầu. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xây dựng được ý tưởng mới trong việc ứng dụng kiến thức hiện tượng di truyền gene ngoài nhân vào đời sống. Năng lực sinh học: - Năng lực nhận thức sinh học: ○ Trình bày được bối cảnh ra đời thí nghiệm của Correns. ○ Trình bày được thí nghiệm chứng minh di truyền gene ngoài nhân của Correns, từ đó giải thích được gene không những tồn tại trong nhân mà còn tồn tại ngoài nhân. ○ Trình bày được đặc điểm di truyền của gene ngoài nhân và một số ứng dụng. - Năng lực tìm hiểu thế giới sống: Trình bày được thí nghiệm, từ đó giải thích được hiện tượng di truyền gene ngoài nhân.
2 - Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: HS giải thích được hiện tượng liên quan đến di truyền gene ngoài nhân từ kiến thức bài học. Phân tích ứng dụng hiểu biết về hiện tượng di truyền gene ngoài nhân để giải quyết các hiện tượng phát sinh phục vụ đời sống con người. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ: tích cực học tập, tự nghiên cứu bài học, chuẩn bị nội dung bài mới. - Trách nhiệm: nghiêm túc trong học tập, rèn luyện và hoàn thành nội dung được giao. - Nhân ái: chia sẻ với các bạn về nội dung tìm hiểu được. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - SGK, SGV, kế hoạch bài dạy môn Sinh học 12 - Chân trời sáng tạo. - Máy tính, máy chiếu. - Sơ đồ minh họa các Hình 9.1 - 9.2/ứng dụng của của di truyền gene ngoài nhân trong y học, nông nghiệp và tiến hóa. - Tài liệu về di truyền gene ngoài nhân: https://vi.wikipedia.org/wiki/Di_truy%E1%BB%81n_ngo%C3%A0i_nh%C3%A2n 2. Đối với học sinh - SGK, SBT Sinh học 12 - Chân trời sáng tạo. - Nghiên cứu trước nội dung bài 9 SGK Sinh học 12; nghiên cứu tài liệu về di truyền gene ngoài nhân và ứng dụng link GV giao từ tiết học trước qua các kênh mạng xã hội (zalo, facebook,...). - Sưu tầm một số thành tựu ứng dụng hiện tượng di truyền qua tế bào chất ngoài SGK. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Xác định được các vấn đề cần giải quyết và nhu cầu muốn tìm hiểu về di truyền gene ngoài nhân.
3 b. Nội dung: GV dẫn dắt, đặt vấn đề; HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề. c. Sản phẩm học tập: - Câu trả lời của HS. - Tâm thế hứng khởi, sẵn sàng, mong muốn khám phá kiến thức mới của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đặt vấn đề: Bệnh thần kinh thị giác di truyền Leber (bệnh Leber) là một bệnh võng mạc di truyền, do đột biến điểm trong ti thể gây ra tổn thương tế bào hạch thần kinh võng mạc, cuối cùng dẫn đến mù lòa. Tình trạng mất thị lực này của bệnh nhân Leber đặc biệt phát triển ở nam thanh thiếu niên từ 10 - 30 tuổi. Ngay khi một bên mắt bị mất thị lực, bên mắt còn lại sẽ phát triển vấn đề tương tự trong vòng 2 tháng. Các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy, tỉ lệ hiện mắc lần lượt là 1/31.000, 1/39.000 và 1/50.000 ở miền bắc Vương quốc Anh, Hà Lan và Phần Lan. (Theo Vietnam Journal of Physiology 27(1), 3/2023, ISSN: 1859 - 2376) - GV đặt câu hỏi: Bệnh này thường được di truyền theo dòng mẹ, có nghĩa là tất cả con cái của một phụ nữ có bất thường được di truyền từ mẹ, nhưng chỉ có con gái mới có thể di truyền được tiếp cho đời sau. Hãy giải thích lí do. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề do GV đưa ra. - GV quan sát, định hướng HS đến câu trả lời đúng. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS xung phong trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV ghi nhận các câu trả lời của HS, không chốt đáp án. - GV dẫn dắt gợi mở cho HS: Đây là một trong những nội dung chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học này. Để có câu trả lời chính xác và đầy đủ nhất cho câu hỏi trên, chúng ta cùng vào - Bài 9. Di truyền gene ngoài nhân.
4 B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu bối cảnh ra đời thí nghiệm của của Correns a. Mục tiêu: Trình bày được bối cảnh ra đời thí nghiệm của Correns. b. Nội dung: GV dẫn dắt, giao nhiệm vụ; HS đọc thông tin mục I.1 SGK tr.65 tìm hiểu về Bối cảnh ra đời thí nghiệm của Correns. c. Sản phẩm học tập: Bối cảnh ra đời thí nghiệm của Correns. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - - GV giao nhiệm vụ trước ở nhà, yêu cầu HS tìm hiểu, sưu tầm tài liệu về Correns và thí nghiệm về di truyền ngoài nhân (bối cảnh ra đời, cách tiến hành thí nghiệm, giải thích thí nghiệm,...). - Tại lớp, GV chia HS thành các nhóm, mỗi nhóm 3 - 4 HS (các nhóm hoạt động trong 5 phút), chia sẻ tài liệu kết hợp đọc thông tin mục I.1 SGK tr.78, thảo luận thống nhất cách trình bày: thuyết trình, diễn kịch,... - Mỗi nhóm có thời gian 3 phút để trình bày bối cảnh ra đời thí nghiệm của Correns. - Dựa trên phần trình bày của các nhóm, GV yêu cầu HS rút ra kết luận về bối cảnh ra đời thí nghiệm của Correns. - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục I.1, kết hợp tài liệu sưu tầm trước ở nhà, thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi: Tại sao khi nói đến di truyền ngoài nhân là nói đến Correns? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS ở nhà tìm hiểu, sưu tầm tài liệu. - Các nhóm thảo luận trong thời gian 5 phút, lựa chọn I. THÍ NGHIỆM CỦA CORRENS VỀ DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN 1. Bối cảnh ra đời thí nghiệm của Correns - Bối cảnh: Correns tiến hành khám phá lại các quy luật di truyền Mendel và phát hiện lá khảm ở cây hoa phấn (Mirabilis jalapa) không tuân theo quy luật Mendel. Correns (1864 – 1933) - Giả thuyết: Gene quy định tính trạng màu lá của cây hoa phấn không nằm trên nhiễm

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.