Content text ĐỀ 2 - KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 MÔN HÓA HỌC 11 (CV7991).docx
ĐỀ THAM KHẢO SỐ 2 (Đề có 3 trang) ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II LỚP 11 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………. Cho nguyên tử khối: H = 1, C = 12, N = 14, O = 16. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 14. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Thành phần chính của khí thiên nhiên là A. N 2 . B. CO 2 . C. CH 4 . D. NH 3 . Câu 2. Cho sơ đồ phản ứng sau: Nhóm X, Y phù hợp sơ đồ trên là: A. X(CH 3 ), Y(NO 2 ). B. X(NO 2 ), Y(CH 3 ). C. X(NH 2 ), Y(CH 3 ). D. X(NH 2 ), Y(NO 2 ). Câu 3. Chất nào sau đây thuộc loại alcohol bậc II? A. CH 3 CH 2 OH. B. (CH 3 ) 3 COH. C. (CH 3 ) 2 CHOH. D. CH2OH . Câu 4. Số nhóm hydroxy (-OH) trong phân tử glycerol là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 5. Chất nào sau đây là chất rắn ở điều kiện thường? A. Phenol. B. Ethanol. C. Toluene. D. Glycerol. Câu 6. Cho các phát biểu sau về phenol: (a) Phenol có nhiệt độ sôi cao hơn ethanol. (b) Phenol tác dụng được với dung dịch NaOH. (c) Phenol phản ứng được với dung dịch Na 2 CO 3 (d) Phản ứng thế vào vòng thơm của phenol dễ hơn benzene. Trong số các phát biểu trên, số phát biểu đúng là: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 7. Các hợp chất hữu cơ trong phân tử có chứa nhóm chức carbonyl được gọi là A. hợp chất alcohol. B. dẫn xuất halogen, C. các họp chất phenol. D. hợp chất carbonyl. Câu 8. Cho hợp chất carbonyl có công thức cấu tạo sau Tên theo danh pháp thay thế của hợp chất carbonyl đó là A. 2-methylbutan -3-one. B. 3-methylbutan-2-one. C. 3-methylbutan-2-ol. D. 1,1-dimethypropan-2-one. Câu 9. Chất nào sau đây hầu như không tan trong nước? A. CH 3 OH. B. C 2 H 5 OH. C. CH 3 COOH. D. C 2 H 5 Cl. Câu 10. Khử ethanal bởi NaBH 4 thu được sản phẩm là A. ethanoic acid. B. ethyne. C. ethane. D. ethanol. Câu 11. Khi uống rượu có lẫn methanol, methanol có trong rượu được chuyển hoá ở gan tạo thành formic acid gây ngộ độc cho cơ thể, làm suy giảm thị lực, gây mù và có thể gây ra tử vong. Formic acid có công Mã đề thi: 222
thức cấu tạo là A. CH 3 CH 2 COOH. B. HCOOH. C. CH 3 COOH. D. CH 3 OH. Câu 12. Thực hiện thí nghiệm như hình vẽ bên. Kết thúc thí nghiệm, trong bình đựng dung dịch AgNO 3 trong NH 3 xuất hiện kết tủa màu vàng nhạt. Chất X là A. CaO. B. Al 4 C 3 . C. CaC 2 . D. Ca. Câu 13. Công thức tổng quát của carboxylic acid no, đơn chức, mạch hở là A. C n H 2n O 2 (n ≥ 1). B. C n H 2n + 2 O 2 (n ≥ 1). C. C n H 2n - 1 COOH (n ≥ 1). D. C n H 2n O 2 (n ≥ 2). Câu 14. Hiện nay, các hợp chất CFC (chlorofluorocarbon) đang được hạn chế sử dụng và bị cấm sản xuất trên phạm vi toàn thế giới vì ngoài gây hiệu ứng nhà kính chúng còn gây ra hiện tượng A. ô nhiễm môi trường đất. B. ô nhiễm mô trường nước. C. mưa acid. D. suy giảm tầng ozone. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Hydrocarbon không no là hydrocarbon trong phân tử có liên kết đôi (C=C) hoặc liên kết ba (C≡C) (gọi chung là liên kết bội) hoặc cả hai loại liên kết đó. a) Tất cả các hydrocarbon có công thức phân tử C n H 2n đều là alkene. b) Tất cả các hydrocarbon có một liên kết ba trong phân tử đều là alkyne. c) Phân tử vinyl acetylene (CHC–CH=CH 2 ) có 7 liên kết và 2 liên kết π. d) So với alkene có cùng số nguyên tử carbon, alkyne có nhiều đồng phân hơn. Câu 2. Xylitol là chất tạo ngọt tự nhiên được chiết xuất từ cây bạch dương và cây sồi, có vị ngọt như đường mía nhưng lượng calo thấp. Xylitol có công thức cấu tạo như sau: a) Xylitol thuộc loại hợp chất alcohol no, đa chức, mạch hở. b) Xylitol tan kém trong nước do không tạo được liên kết hydrogen với nước. c) Công thức phân tử của xylitol là C 5 H 10 O 5 . d) Xylitol có khả năng hòa tan Cu(OH) 2 thu được dung dịch màu xanh lam đặc trưng. Câu 3. Carboxylic acid có nhiệt độ sôi cao hơn so với hydrocarbon, alcohol, hợp chất carbonyl có phân tử khối tương đương do tạo được liên kết hydrogen bền vững hơn. a) Hình (a) là liên kết hydrogen dạng liên phân tử và hình (b) là liên kết hydrogen dạng dimer.
b) Phân tử carboxylic acid chứa nhóm carboxyl phân cực mạnh nên tạo được liên kết hydrogen bền vừng. c) Ngoài hai dạng liên kết hydrogen trên còn có liên kết hydrogen giữa carboxylic acid và nước. d) Các hợp chất hydrocarbon, alcohol, carbonyl không tạo được liên kết hydrogen. PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Cho các chất kèm theo nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi ( o C) sau: (X) but-1-ene (-185 và -6,3); (Y) trans-but-2-ene (-106 và 0,9); (Z) cis-but-2-ene (-139 và 3,7); (T) pent-1-ene (-165 và 30). Có bao nhiêu chất khí ở điều kiện thường? Câu 2. Có bao nhiêu đồng phân hợp chất carbonyl có công thức phân tử C 3 H 6 O? Câu 3. Picric acid (2,4,6-trinitrophenol) trước đây được sử dụng làm thuốc nổ. Để tổng hợp picric acid, người ta cho 1,88 tấn phenol phản ứng với hỗn hợp HNO 3 đặc/H 2 SO 4 đặc, dư. Khối lượng picric acid thu được là bao nhiêu tấn, biết hiệu suất phản ứng là 60% (làm tròn kết quả đến hàng phần trăm). Câu 4. Acid citric là một acid hữu cơ yếu, là một chất bảo quản tự nhiên và được sử dụng để bổ sung vị chua cho thực phẩm hay các loại nước ngọt. Acid citric có công thức cấu tạo như sau: Thể tích của dung dịch sodium hydroxide 0,4 mol/L cần dùng để trung hòa 0,02 mol citric acid là bao nhiêu mL? Câu 5. Cho dãy các chất sau: HCHO, C 2 H 2 , CH 3 CHO, CH 3 COCH 3 , C 2 H 5 OH. Có bao nhiêu chất trong dãy có thể tham gia phản ứng tráng bạc? Câu 6. Tính lượng glucose (theo kg) cần lên men để sản xuất 100 L cồn y tế 70 o , biết hiệu suất của quá trình lên men là 80%, khối lượng riêng của ethanol là 0,789 g/mL (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị). PHẦN IV: Câu hỏi tự luận. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Câu 1. Thực hiện dãy chuyển hóa sau (mỗi mũi tên là một phản ứng, ghi rõ điều kiện, nếu có): (1)(2)(3)(4) 22224253CaCCHCHCHOHCHCOOH Câu 2. Khi đo phổ IR của hợp chất X thu được kết quả ở hình dưới: Bằng phương pháp phân tích nguyên tố, xác định được thành phần các nguyên tố của hợp chất X chứa 66,66%C, 11,11%H về khối lượng, còn lại là O. Trên phổ MS của X, có peak ion phân tử [M + ] có giá trị m/z bằng 72. Chất X bị khử bởi LiAlH 4 tạo thành alcohol bậc II. Xác định công thức cấu tạo của X. ------------------------- HẾT ------------------------- - Thí sinh không sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm.
ĐỀ THAM KHẢO SỐ 2 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II LỚP 11 MÔN: HÓA HỌC Phần I (3,5 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm Câ u 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 ĐA C B C B A D D B D D B C A D Phần II (3,0 điểm): Điểm tối đa của 01 câu hỏi là 1 điểm - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 01 ý trong 1 câu hỏi được 0,1 điểm; - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 02 ý trong 1 câu hỏi được 0,25 điểm; - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 03 ý trong 1 câu hỏi được 0,5 điểm; - Thí sinh lựa chọn chính xác cả 04 ý trong 1 câu hỏi được 1 điểm; Câu Lệnh hỏi Đáp án (Đ/S) Câu Lệnh hỏi Đáp án (Đ/S) Câu Lệnh hỏi Đáp án (Đ/S) 1 a S 2 a Đ 3 a S b S b S b Đ c S c S c Đ d S d Đ d S Phần III (1,0 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án 3 2 2,75 150 2 135 Phần IV (2 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm Câu 1. CaC 2 + H 2 O Ca(OH) 2 + C 2 H 2 CHCH + H 2 o3t,Pd/PbCO,p CH 2 =CH 2 CH 2 =CH 2 + H 2 O o34HPO,t CH 3 –CH 2 –OH CH 3 –CH 2 –OH + O 2 men CH 3 –COOH + H 2 O Câu 2. Đặt CTPT hợp chất: C x H y O z Có x: y: z = 5,55 : 11,11 : 1,39 = 4 : 8 : 1 CTPT có dạng (C 4 H 8 O) n . Từ phổ MS M X = 72 72n = 72 n = 1 : CTPT: C 4 H 8 O Trên phổ hồng ngoại IR của X xuất hiện peak tại số sóng 1700 cm -1 là của nhóm C=O. X bị khử bởi LiAlH 4 tạo alcohol bậc II nên X là ketone CTCT của X: CH 3 COCH 2 CH 3 .