Content text Giáo án Văn 9 Cánh diều -Kì 1 (đủ).pdf
khác nhau, nội dung yêu nước lại được thể hiện ở những khía cạnh riêng. Bài thơ Sông núi nước Nam được xem là bản “Tuyên ngôn Độc lập” đầu tiên của dân Việt Nam. Bài thơ là tiếng nói khẳng định độc lập, chủ quyền và ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược. Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu giá trị nội dung và những đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm này. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học a. Mục tiêu: Nắm được nội dung chủ đề thể loại các tác phẩm có trong chủ đề. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến chủ đề Thơ và thơ song thất lục bát. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức chung về nội dung bài Thơ và thơ song thất lục bát. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS: + Xác định chủ đề của bài học. + Nêu tên và thể loại các VB đọc chính. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe câu hỏi, tìm tên các VB trong bài 1. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực I. Giới thiệu bài học - Chủ đề Thơ và thơ song thất lục bát bao gồm các văn thơ về những tình cảm cao đẹp như tình yêu quê hương đất nước, truyền thống đánh giặc ngoại xâm của dân tộc và tình bạn tri kỉ, gắn bó keo sơn. - Tên và thể loại của các VB đọc chính và VB thực hành đọc hiểu. Tên văn bản Thể loại Sông núi nước Nam Thơ Đường luật Khóc Dương Khuê Song thất lục bát Phò giá về kinh Thơ Đường luật Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ Song thất lục bát
hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. Hoạt động 2: Đọc văn bản a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại, đặc điểm thơ đường luật thất ngôn tứ tuyệt và đọc văn bản Sông núi nước Nam. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến thể loại và văn bản Sông núi nước Nam. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Sông núi nước Nam. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập. - GV cho HS dựa vào nội dung đã học ở nhà trả lời các câu hỏi: + Trình bày hiểu biết của em về thể thơ Đường luật và thể thơ thất ngôn tứ tuyệt? + Trình bày bằng sơ đồ về cách gieo vần của thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt? - Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. I. Tìm hiểu chung 1. Thơ đường luật và thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. a. Khái niệm - Thơ đường luật Thơ đường luật hay còn gọi là thơ cận thể hay thơ cách luật. Là một loại thơ làm theo luật thơ được đặt ra từ thời nhà Đường bao gồm có 3 loại: thơ bát cú (mỗi bài 8 câu), thơ tứ tuyệt ( mỗi bài 4 câu), thơ bài luật ( dạng kéo dài của thơ Đường luật). Trong đó điển hình nhất là thơ thất ngôn bát cú. + Ngôn ngữ thơ đường luật rất cô đọng, hàm súc. Bút pháp tả cảnh thiên về gợi và ngụ tình. Ý thơ gắn với mối liên hệ