Content text 1. TRUYỆN TRUYỀN KÌ. CHUYỆN ĐỐI TỤNG Ở LONG CUNG.pdf
2 - Tước không cho nhảm, phải đợi người công lao, hình không dùng xằng, để trị kẻ gian nhũng. Như nhà ngươi trước có công lao, nên ta cho coi giữ một phương, vì dân che trở. Vậy mà ngươi giở thói dâm ngược, như thế là trừ tai ngừa hoạn cho dân đấy ư? Người ấy nói: - Kẻ kia ở trên trần, tiểu thần ở dưới nước, mỗi người một ngả, có can thiệp gì đến nhau. Vậy mà hắn buông lời phao vu, để hãm hại người vô tội. Nếu bệ hạ tin nghe lời hắn thì triều đình mắc sự lừa dối mà tiểu thần chịu tội mập mờ, tưởng không phải là sự yên trên toàn dưới vậy. Bên nói đi, bên cãi lại, người ấy vẫn không chịu nhận tội, đức vua cũng hồ nghi không biết quyết định thế nào. Long hầu đứng bên khẽ rỉ tai bảo Trịnh rằng: - Chi bằng khai tên tuổi Dương thị, xin cũng bắt đến xét hỏi. Trịnh theo lời tâu lên, đức vua quả truyền đi bắt Dương thị đến. Ngày đã xế chiều, lại thấy hai người lính dẫn đến một mỹ nhân, xúng xính thướt tha, từ mé đông lại. Đức vua hỏi: - Chồng ngươi đâu? Dương thị tâu: - Người áo xanh kia là chồng thiếp, còn người áo đỏ là kẻ thù. Độ trước không may bị cái yêu ấy bắt cướp, trải đã ba năm trời nay. Nếu không nhờ được sự soi tới của vầng thái dương, thì hồn tàn vóc nát sẽ phải chịu nhơ nhuốc trọn đời, còn mong gì được ló mặt ra nữa. Đức vua cả giận nói: - Không ngờ thằng giặc kia lại gian hoạt đến như thế. Bên trong thì làm sự dâm dật, mặt ngoài thì già họng chối cãi. Việc ấy nỡ làm thì dù đem xử tử cũng không đáng tiếc. (Lược phần cuối: Chính hình lục sự tâu rằng không nên xử tử mà chỉ nên giam giữ vì Thần Thuồng Luồng đã có công với dân. Đức vua đồng ý và phê rằng đạo trời không thiên vị, người làm ác sẽ bị trừng phạt. Thần Thuồng Luồng bị phạt giam, còn Dương Thị được trả về với chồng. Sau đó, Trịnh Thái thú quay lại đền thờ và thấy đền đã hư hỏng, không còn linh thiêng sau khi Thần Thuồng Luồng bị phạt. Câu chuyện kết thúc với việc dân làng kể lại hiện tượng rắn dài và mưa lớn xảy ra vào ngày Trịnh kiện, cho thấy sự trừng phạt của thiên nhiên đối với Thần Thuồng Luồng.) Lời bình: Than ôi, chống được ách lớn thì thờ, cản được nạn lớn thì thờ, đó là phép cúng tế. Hưởng sự cúng tế ấy thì phải "cố danh tư nghĩa", (7) đâu có lẽ nhận sự thờ cúng lại còn đi làm tai làm họa cho người. Thế thì cái tội của vị thần Thuồng luồng chỉ phải bị đày thôi sao! Quảng Lợi vương dụng hình như thế, thật là chưa đáng. Tất phải làm như Hứa Tốn, Thứ Phi (8) mới là cái việc thú vị được. Cho nên Địch Nhân Kiệt khi làm Tuần phủ Hà Nam (9) tâu xin phá hủy đến một nghìn bảy trăm tòa đền thờ không xứng đáng, thật là phải lắm. 1) Hồng Châu: tương đương với vùng đất thuộc tỉnh Hải Dương ngày nay. (2) Minh Tông nhà Trần: Trần Mạnh, vua thứ năm nhà Trần từ 1314 đến 1329; niên hiệu Đại Khánh (1314-1323) và Khai Thái (1324-1329). (3) Liễu Nghị người đời vua Trung Tông nhà Đường, đi thi bị trượt, về đến đất Kinh Dương, thấy một người đàn bà chăn dê đến nói rằng: "Thiếp là con gái vua Động Đình,
4 9. Cho biết chủ đề của truyện? Chủ đề đó được thể hiện qua những phương diện nào? 10. Nhân vật Trịnh thái thú trong truyện đã được thể hiện qua những phương diện và chi tiết nào? Qua đó em cảm nhận được những điều gì về nhân vật? B. ĐỌC HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN: 1. Vì sao vua Thủy Tề lại do dự khi xử tội Thần Thuồng Luồng? 2. Lời tâu của Chính hình lục sự có ý nghĩa gì? 3. Tại sao Trịnh Thái thú lại muốn kiện Thần Thuồng Luồng ở Long cung? 4. Tác giả muốn gửi gắm điều gì qua nhân vật Bạch Long hầu? 5. Chi tiết nào cho thấy Dương thị vẫn luôn nhớ và chung thủy với Trịnh Thái thú? 6. Hình ảnh "con rắn dài mười trượng, vẩy biếc mào đỏ" ở cuối truyện có ý nghĩa gì? 7. Phân tích ý nghĩa của hình ảnh "cây gạo" ở cuối truyện. 8. Vì sao ngôi đền thờ Thần Thuồng Luồng không còn linh thiêng nữa? 9. Tại sao truyện lại có tựa đề là "Chuyện đối tụng ở Long cung"? 10. Truyện "Chuyện đối tụng ở Long cung" mang đến thông điệp gì về tình yêu và công lý? C. VIẾT: Viết đoạn văn 200 chữ chỉ ra và phân tích tác dụng của yếu tố kì ảo trong truyện.