Content text 13. THCS VÂN ĐỒN.docx
1 PHÒNG GD&ĐT ĐOAN HÙNG TRƯỜNG THCS VÂN ĐỒN ĐỀ KIỂM THI THỬ VÀO 10 NĂM HỌC: 2024 – 2025 Môn : Ngữ văn 9 Thời gian: 90 phút ( không kể chép đề ) ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I -LỚP 8 Năm học 2023-2024 MÔN NGỮ VĂN I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Hi vọng và nguyện vọng không thể lẫn lộn với nhau được. Chúng ta có thể mang một lúc hàng ngàn nguyện vọng đủ loại nhưng hi vọng thì chỉ có một mà thôi. Chúng ta mong muốn người mình đang đợi sẽ đến đúng giờ, mong muốn đỗ kỳ thi, hay mong cho do Rwuanda tìm được nền hòa bình..., đây đều là những nguyện vọng cá nhân. Hi vọng lại khác hẳn. Nó liên quan mật thiết đến ý nghĩa của cuộc sống. Giả sử cuộc sống hoàn toàn không có đích đến nào, mà chỉ là chuyển giao một cơ thể thới rữa xuống lòng đất thì sống để làm gì chứ? Hi vọng, chính là tin rằng trong cuộc đời có một ý nghĩa nào đó. Hi vọng chẳng liên quan gì đến học lực, tiền bạc hay danh dự. Có thể coi hi vọng là bản chất của chúng ta, cũng chính là lòng yêu thương lẫn nhau, là con đường dẫn đến tình yêu và niềm kiêu hãnh của bản thân cũng như người khác. Nếu con cho rằng tiếp tục giận dỗi mẹ giúp được con thì con cứ làm vậy đi. Nếu đó là cách con bảo vệ niềm kiêu hãnh của bản thân thì đương nhiên con phải làm thế rồi. Nhưng rốt cuộc chúng ta biết đâu lại đều là những người ngày ngày còn bé vì muốn thể hiện mình không nhận đủ tình yêu từ mẹ, mà kiên quyết từ chối cái kem mẹ mua cho dù rất thích. Con hiểu không? Để thể hiện sự ghét bỏ, chúng ta chẳng biết cách nào ngoài từ chối những thứ chúng ta yêu thích, và rồi đều là những người bị tổn thương. ( Dù con sống thế nào, mẹ cũng ủng hộ con, Gong ji Young, Nxb Thời đại, 2014, tr134) Câu 1 (1,0 điểm). Chỉ ra luận đề của đoạn trích? Câu 2 (1,0 điểm). Để làm nổi bật luận điểm không thể trộn lẫn hi vọng với nguyện vọng, người viết đã dùng những lí lẽ nào? Câu 3 (1,0 điểm). Em hiểu ý kiến: Để thể hiện sự ghét bỏ, chúng ta chẳng biết cách nào ngoài từ chối những thứ chúng ta yêu thích, và rồi đều là những người bị tổn thương như thế nào? Câu 4 (1,0 điểm). Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ liệt kê trong câu văn sau: Chúng ta mong muốn người mình đang đợi sẽ đến đúng giờ, mong muốn đỗ kỳ thi, hay mong cho do Rwuanda tìm được nền hòa bình..., đây đều là những nguyện vọng cá nhân. Câu 5 (1,0 điểm). Nội dung chính của đoạn trích trên là gì? Câu 6 (1,0 điểm). Rút ra thông điệp có ý nghĩa nhất với em khi đọc đoạn trích trên ? Giải thích vì sao thông điệp đó lại có ý nghĩa? II. PHẦN VIẾT (4.0 điểm) Câu 1: Phân tích truyện ngắn sau: BỐ TÔI
2 Tôi đi học dưới đồng bằng. Còn bố tôi, từ nơi núi đồi hiểm trở, ông luôn dõi theo tôi. Bao giờ cũng vậy, ông mặc chiếc áo kẻ ô phẳng phiu nhất, xuống núi vào cuối mỗi tuần. Ông rẽ vào bưu điện để nhận những lá thư tôi gửi. Lặng lẽ, ông vụng về mở nó ra. Ông xem từng con chữ, lấy tay chạm vào nó, rồi ép vào khuôn mặt đầy râu của ông. Rồi lặng lẽ như lúc mở ra, ông xếp nó lại, nhét vào bao thư. Ông ngồi trầm ngâm một lúc, khẽ mỉm cười rồi đi về núi. Về đến nhà, ông nói với mẹ tôi: “Con mình vừa gửi thư về”. Mẹ tôi hỏi: “Thư đâu?”. Ông trao thư cho bà. Bà lại cẩn thận mở nó ra, khen: “Con mình viết chữ đẹp quá! Những chữ tròn, thật tròn, những cái móc thật bén. Chỉ tiếc rằng không biết nó viết gì. Sao ông không nhờ ai đó ở bưu điện đọc giùm”? Ông nói: “Nó là con tôi, nó viết gì tôi đều biết cả”. Rồi ông lấy lại thư, xếp vào trong tủ cùng với những lá thư trước, những lá thư được bóc ra nhìn ngắm, chạm mặt rồi cất vào, không thiếu một lá, ngay cả những lá đầu tiên nét chữ còn non nớt. Hôm nay là ngày đầu tiên tôi bước chân vào trường đại học. Một ngày khai trường đầu tiên không có bố. Bố tôi đã mất. Nhưng tôi biết bố sẽ đi cùng tôi trên những con đường mà tôi sẽ đi, suốt cả hành trình cuộc đời. * Tác giả: Nguyễn Ngọc Thuần (1972) quê ở Tân Thiện - Hàm Tân, Bình Thuận, là một nhà văn trẻ đầy triển vọng ở thể loại văn xuôi đương đại, là thành viên của Hội nhà văn Việt Nam. Nguyễn Ngọc Thuần tốt nghiệp ĐH Mỹ thuật TP. HCM, sau khi ra trường anh đầu quân cho Báo Tuổi trẻ. Thế nhưng cơ duyên đã đưa anh họa sĩ trẻ tiếp cận văn chương và "cái tôi" nhà văn đã lấn lướt "cái tôi" họa sĩ. Nguyễn Ngọc Thuần bước lên đỉnh cao thành công của văn chương, với hàng loạt các giải thưởng như: Giăng giăng tơ nhện (giải thưởng Văn học tuổi hai mươi lần II) * Truyện ngắn “Bố tôi” của Nguyễn Ngọc Thuần được sáng tác vào năm 2015. HƯỚNG DẪN CHẤM I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Câu Nội dung Điểm 1 Luận đề của đoạn trích: Bàn về niềm hi vọng. 1,0 2 Để làm nổi bật luận điểm hi vọng khác với nguyện vọng, người viết đã dùng những lí lẽ: - Có thể mang cùng một lúc hàng nguyện vọng nhưng hi vọng thì chỉ có một mà thôi. - Hi vọng có liên quan mật thiết với cuộc sống. 0,5 0,5 3 Ý kiến: Để thể hiện sự ghét bỏ, chúng ta chẳng biết cách nào ngoài từ chối những thứ chúng ta yêu thích, và rồi đều là những người bị tổn thương được hiểu là: - Sự ghét bỏ: không yêu thích một ai/việc gì đó, thậm chí là ruồng rẫy, dứt bỏ. Từ chối những thứ chúng ta yêu thích: chối từ, không đồng ý trước những thứ mà mình rất thích. Bị tổn thương: mất 0,25
4 * Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nêu ý kiến chung của người viết: - Nguyễn Ngọc Thuần là một nhà văn trẻ đầy triển vọng ở thể loại văn xuôi đương đại - Truyện ngắn “Bố tôi” của Nguyễn Ngọc Thuần được sáng tác vào năm 2015. Truyện ngắn gọn nhưng đã để lại cho người đọc những ấn tượng khó quên. 0,5 * Phân tích nội dung, chủ đề của truyện “ Bố tôi” - Nêu nội dung, chủ đề: Truyện kể về người bố của nhân vật “tôi”. Ông ở vùng đồi núi hiểm trở, người con học ở dưới đồng bằng xa nhà. Ông dành cho con những tình yêu thương sâu sắc và luôn dõi theo con từng ngày. Mỗi khi nhận được thư của con gửi về, ông cảm thấy vô cùng hạnh phúc và luôn trân trọng những bức thư ấy vì theo ông nghĩ con viết thư về được là vẫn mạnh khỏe. Ngày con bước chân vào giảng đường đại học cũng là lúc người bố ra đi mãi mãi, đó là ngày khai trường đầu tiên mà nhân vật “tôi” không có bố đi cùng. Nhưng nhân vật “tôi” tin rằng bố sẽ theo mình suốt hành trình cuộc đời phía trước. Truyện ca ngợi tình yêu thương sâu nặng của người bố dành cho gia đình, con cái và tấm lòng biết ơn sâu nặng của người con dành cho người bố kính yêu. Đồng thời, truyện cũng gửi gắm lời nhắc nhở làm con phải biết thương yêu, kính trọng và biết ơn và sống hiếu thảo với bố mę của mình. - Phân tích nội dung, chủ đề: + Chủ đề của truyện được mở ra bằng tình huống rất gần gũi, đời thường nhưng lại xúc động bởi sự xa cách của hai bố con trong niềm thương nhớ khôn nguôi: “Tôi đi học dưới đồng bằng. Còn bố tôi, từ núi đồi hiểm trở, ông luôn dõi theo tôi”. Cách vào đề ngắn gọn mà hấp dẫn, lôi cuốn người đọc dõi theo hành trình của hai bố con trong cuộc đời. + Hình ảnh người bố hiện ra thật giản dị, đời thường nhưng gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. + Người bố tinh tế, thấu hiểu được những tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của con mình. + Tình yêu thương, sự kính trọng và biết ơn sâu sắc của người con dành cho bố 1,5 * Phân tích đặc sắc nghệ thuật của truyện “Bố tôi”: + Cốt truyện đơn tuyến,nổi bật hình ảnh người cha và 0,75