PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text HS2 (1).docx

ĐỀ THI LUẬT HÌNH SỰ Câu 1. Hãy phân tích khái niệm cấu thành tội phạm và đặc điểm của các dấu hiệu trong cấu thành tội phạm. Đáp án: a. Phân tích khái niệm CTTP (10 điểm) - Nêu khái niệm (5 điểm): Cấu thành tội phạm là tổng hợp các dấu hiệu pháp lý đặc trưng riêng của tội phạm cụ thể được quy định trong luật hình sự. - Phân tích khái niệm (5 điểm) Trong luật hình sự, trên cơ sở khái niệm tội phạm, nhà làm luật đã quy định về các loại tội phạm cụ thể với những dấu hiệu pháp lý đặc trưng. Việc xây dựng các dấu hiệu pháp lý đặc trưng riêng của từng tội phạm giúp cho việc nhận biết, phân biệt giữa các tội phạm với nhau. Tổng hợp các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của từng tội phạm cụ thể được quy định trong luật hình sự gọi là cấu thành tội phạm. Cấu thành tội phạm là phạm trù pháp lý trừu tượng, kết quả của hoạt động nhận thức của con người, do nhà làm luật xác định trong quá trình làm luật, trong đó ghi nhận các dấu hiệu đặc trưng điển hình, phản ánh bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi bị coi là tội phạm. Có thể nói, cấu thành tội phạm là khuôn mẫu pháp lý của từng tội phạm cụ thể được quy định trong luật hình sự. b. Đặc điểm của các dấu hiệu trong cấu thành tội phạm (15 điểm) (1) Các dấu hiệu của CTTP được quy định trong luật hình sự (5 điểm) Cấu thành tội phạm được tạo nên bởi các dấu hiệu pháp lý đặc trưng được nhà làm luật xác định trước khi thiết kế cấu trúc từng tội phạm cụ thể trong luật hình sự. Do vậy, các dấu hiệu của cấu thành tội phạm đều được quy định trong luật hình sự. Các dấu hiệu của cấu thành tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự, ở cả Phần chung và Phần các tội phạm của Bộ luật. Một số dấu hiệu như tuổi, năng lực trách nhiệm hình sự, lỗi cố ý phạm tội, lỗi vô ý phạm tội, chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt, đồng phạm, vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết... được quy định ở Phần chung của BLHS. Các dấu hiệu thể hiện những đặc trưng riêng của mỗi tội phạm được quy định ở Phần các tội phạm của BLHS. Ví dụ, dấu hiệu "dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản" trong tội Cướp tài sản (Điều 168 BLHS). Việc quy định
rõ ràng, chính xác các dấu hiệu của cấu thành tội phạm trong các điều khoản của Bộ luật hình sự, nhất là những dấu hiệu đặc trưng của nó, là một trong những bảo đảm quan trọng cho việc áp dụng pháp luật hình sự thống nhất, là cơ sở để giải quyết đúng đắn vấn đề trách nhiệm hình sự (2) Tổng hợp các dấu hiệu trong cấu thành tội phạm có tính đặc trưng riêng (5 điểm) Mỗi cấu thành tội phạm đều được tạo nên bởi các dấu hiệu pháp lý, nếu tách rời thì dấu hiệu pháp lý của tội phạm này có thể giống dấu hiệu pháp lý của tội phạm khác. Ví dụ, cấu thành tội phạm của Tội cướp giật tài sản (Điều 171 BLHS); Tội trộm cắp tài sản (Điều 173 BLHS) đều có những dấu hiệu: Xâm phạm đến quyền sở hữu hợp pháp; do người đạt độ tuổi nhất định và có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện; có lỗi cố ý trực tiếp. Song, trong sự kết hợp với những dấu hiệu pháp lý đặc trưng riêng, thì tổng hợp các dấu hiệu của từng cấu thành tội phạm đều có tính đặc trưng, khác biệt với dấu hiệu pháp lý của các cấu thành tội phạm khác. Đặc điểm này có ý nghĩa quan trọng để xác định tội trong từng trường hợp cụ thể, cho phép phân biệt hành vi là tội phạm với hành vi không phải là tội phạm, đồng thời có ý nghĩa để phân biệt tội phạm mà cấu thành tội phạm phản ánh với tội phạm khác. (3) Các dấu hiệu trong cấu thành tội phạm, với mối liên hệ tổng hợp của chúng, có tính bắt buộc (5 điểm) Cấu thành tội phạm chứa đựng những dấu hiệu đặc trưng cho một loại tội phạm cụ thể được quy định trong luật hình sự. Như đã phân tích, trong các cấu thành tội phạm có những dấu hiệu mà ở cấu thành tội phạm nào cũng có, như dấu hiệu hành vi nguy hiểm cho xã hội, lỗi, tuổi chịu trách nhiệm hình sự, năng lực trách nhiệm hình sự... và có những dấu hiệu có ở cấu thành tội phạm này nhưng lại không có ở cấu thành tội phạm khác. Như vậy, ngoài những dấu hiệu giống nhau của các cấu thành tội phạm còn có những dấu hiệu đặc trưng riêng của từng cấu thành tội phạm. Song, đối với từng cấu thành tội phạm, thì tổng hợp các dấu hiệu của từng cấu thành tội phạm, trong đó có những dấu hiệu đặc trưng riêng, tạo nên sự khác biệt của tội phạm cụ thể với những tội phạm khác và mang tính bắt buộc để xác định tội phạm cụ thể. Câu 2. Hãy trình bày việc phân loại cấu thành tội phạm. Cho ví dụ ? Đáp án 1. Phân loại cấu thành tội phạm theo mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội (10 điểm)
Dựa trên mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội được cấu thành tội phạm phản ánh, cấu thành tội phạm được phân ra thành cấu thành tội phạm cơ bản, cấu thành tội phạm giảm nhẹ và cấu thành tội phạm tăng nặng a. Cấu thành tội phạm cơ bản (4 điểm) - Cấu thành tội phạm cơ bản là cấu thành tội phạm mà trong đó chỉ bao gồm những dấu hiệu pháp lý đặc trưng có ở mọi trường hợp phạm tội của loại tội nhất định, phản ánh đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của loại tội đó, là căn cứ để phân biệt tội phạm đó với những tội phạm khác. - Lấy ví dụ đúng b. Cấu thành tội phạm tăng nặng (4 điểm) Cấu thành tội phạm tăng nặng là cấu thành tội phạm mà trong đó ngoài những dấu hiệu của cấu thành tội phạm cơ bản còn có thêm dấu hiệu khác làm tăng lên một cách đáng kể tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm so với những trường hợp phạm tội thông thường khác. - Lấy ví dụ đúng c. Cấu thành tội phạm giảm nhẹ (2 điểm) Cấu thành tội phạm giảm nhẹ là cấu thành tội phạm mà trong đó ngoài những dấu hiệu của cấu thành tội phạm cơ bản còn có thêm dấu hiệu khác làm giảm đi một cách đáng kể tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm so với những trường hợp phạm tội thông thường khác. - Lấy ví dụ đúng 2. Phân loại CTTP theo đặc điểm cấu trúc của mặt khách quan của tội phạm (10 điểm) Căn cứ vào đặc điểm cấu trúc của mặt khách quan của tội phạm, các cấu thành tội phạm được phân ra thành cấu thành tội phạm vật chất và cấu thành tội phạm hình thức. a. Cấu thành tội phạm vật chất (5 điểm) - Cấu thành tội phạm vật chất là cấu thành tội phạm trong đó mặt khách quan của tội phạm có các dấu hiệu hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội với hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi ấy gây ra. - Lấy ví dụ đúng.
b. Cấu thành tội phạm hình thức (5 điểm) Cấu thành tội phạm hình thức là cấu thành tội phạm chỉ có dấu hiệu hành vi nguy hiểm cho xã hội trong mặt khách quan của tội phạm. - Lấy ví dụ đúng. - Cấu thành tội phạm cắt xén là CTTP chỉ quy định hành vi khách quan giống như CTTP hình thức, nhưng hành vi được mô tả ở đây không phải là các hành vi cụ thể mà là các “hoạt động” hướng tới mục đích cụ thể. - Ví dụ Điều 109 BLHS năm 2015 3. Phân loại cấu thành tội phạm theo một số tiêu chí khác (5 điểm) a. Căn cứ vào các giai đoạn thực hiện tội phạm (mức độ thực hiện ý định phạm tội) có thể chia cấu thành tội phạm ra thành: (2,5 điểm) - Cấu thành tội phạm của tội phạm hoàn thành. (Ví dụ) - Cấu thành tội phạm của tội phạm chưa hoàn thành (tội phạm ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc ở giai đoạn phạm tội chưa đạt). Việc phân loại trên căn cứ vào các quy định của luật hình sự về các giai đoạn thực hiện tội phạm và đồng phạm (các điều 14, 15 BLHS). Ví dụ. b. (2,5 điểm) Căn cứ vào CTTP của tội phạm do người trực tiếp thực hiện tội phạm (người thực hành) và CTTP của tội phạm do những người đồng phạm khác thực hiện (người tổ chức, người giúp sức, người xúi giục), CTTP được chia thành 2 loại: - CTTP thông thường: do người thực hành thực hiện. Ví dụ. - CTTP của hành vi đồng phạm: CTTP của hành vi tổ chức, CTTP của hành vi giúp sức, CTTP của hành vi xúi giục trong vụ án có đồng phạm. Ví dụ. Câu 3. Hãy phân tích ý nghĩa của cấu thành tội phạm. Đáp án 1. Cấu thành tội phạm là cơ sở pháp lý của trách nhiệm hình sự (10 điểm) - Trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lý, là hậu quả pháp lý bất lợi mà người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội phải gánh chịu trước Nhà nước do việc họ đã thực hiện tội phạm và là kết quả của việc áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự, được thể hiện ở bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật và một số biện pháp cưỡng chế hình sự khác do luật hình sự quy định. (2 điểm)

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.