PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Bai 30 - On tap chuong 8.pdf


vào mỗi ống một mẩu zinc như nhau. Quan sát bọt khí thoát ra. Bước 2: Nhỏ thêm 2 – 3 giọt dung dịch CuSO4 vào ống 2. So sánh tốc độ bọt khí thoát ra ở 2 ống. (a) Bọt khí thoát ra ở ống 2 nhanh hơn so với ống 1. (b) Ống 1 chỉ xảy ra ăn mòn hoá học còn ống 2 chỉ xảy ra ăn mòn điện hoá. (c) Bọt khí thoát ra ở 2 ống tốc độ là như nhau. (d) Ở cả hai ống nghiệm, Zn đều bị oxi hoá thành Zn2+. (e) Ở bước 1, nếu thay kim loại zinc bằng kim loại iron thì hiện tượng vẫn xảy ra tương tự. (g) Ở bước 2, nếu thay dung dịch CuSO4 bằng dung dịch MgSO4 thì hiện tượng vẫn xảy ra tương tự. Hướng dẫn giải (a) Đúng (b) Đúng (c) Sai, ống 2 cho thêm CuSO4 hình thành cặp pin điện Zn-Cu làm cho Zn bị ăn nhanh hơn. ( d) Đúng (e) Đúng (f) Sai, vì kim loại Mg có tính khử mạnh hơn Zn. Câu 2: Thực hiện thí nghiệm về ăn mòn điện hoá học như sau: Bước 1: Nhúng thanh zinc và thanh copper (không tiếp xúc nhau) vào dung dịch H2SO4 loãng. Bước 2: Nối thanh zinc và thanh copper với nhau bằng một dây dẫn có đi qua một điện kế. a. Sau bước 1, bọt khí thoát ra trên bề mặt thanh kẽm. b. Sau bước 2, kim điện kế quay chứng tỏ xuất hiện dòng điện. c. Sau bước 2, bọt khí thoát ra cả trên bề mặt thanh zinc và thanh copper. d. Trong thí nghiệm trên, sau bước 2, thanh đồng bị ăn mòn điện hoá. Hướng dẫn giải (a) Đúng (b) Đúng (c) Đúng. (d) Sai, thanh zinc bị ăn mòn điện hóa học Câu 3. Thực hiện thí nghiệm theo các bước sau: Bước 1: Cho một đinh iron đã cạo sạch gỉ vào ống nghiệm. Bước 2: Thêm tiếp vào ống nghiệm 4-5 ml dung dịch H2SO4 loãng. Bước 3: Lấy đinh iron ra rồi nhỏ dần từng giọt dung dịch K2Cr2O7 vào ống nghiệm và lắc đều. Cho các phát biểu sau: (a) Trong bước 2, không xuất hiện bọt khí. (b) Trong bước 2, Fe bị oxi hóa thành ion Fe2+ . (c) Trong bước 3, ion Fe2+ bị khử thành ion Fe3+ . (d) Trong bước 3, hợp chất chromium (VI) bị oxi hóa thành hợp chất chromium (III). (đ) Ở bước 2, nếu thay dung dịch H2SO4 loãng bằng dung dịch HCl thì có xuất hiện bọt khí. Hướng dẫn giải ( a) Sai, thanh iron tác dụng với dung dịch H2SO4 sinh ra khí H2 (b) Đúng. (c) Sai, ion Fe2+ bị oxi thành ion Fe3+ . (d) Sai, chromium (VI) bị khử thành hợp chất chromium (III). (đ) Đúng. Câu 4. Khi nhỏ vài giọt dung dịch H2SO4 vào dung dịch Na2CrO4 thì a. dung dịch chuyển từ màu vàng sang không màu.
b. dung dịch Na2CrO4 có màu da cam và có tính oxi hóa mạnh. c. dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng. d. dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu da cam. Hướng dẫn giải ( a) Sai, dung dịch thu được có chứa Na2Cr2O7 màu da cam (b) Sai, dung dịch dung dịch Na2CrO4 có màu vàng (c) Sai, ban đầu dung dịch Na2CrO4 có màu vàng . (d) Đúng. Câu 5. Đơn chất kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất a. Kim loại Copper là kim lại nặng và có nhiệt độ nóng chảy là 10840C. b. Cấu hình electron của nguyên tử iron là 1s22s22p63s23p64s23d6 . c. Dựa vào độ cứng, Chromium dùng chế tạo hợp kim không gỉ hoặc siêu cứng để sản xuất dụng cụ y tế. d. Số oxi hóa thường gặp của chromium trong hợp chất là +3, +6. Hướng dẫn giải ( a) Đúng. (b) Sai, vì cấu hình electron của nguyên tử sắp xếp theo thứ thự lớp. (c) Đúng. (d) Đúng. Câu 6. Hãy cho biết phát biểu nào đúng, nào sai? (a). Hoà tan Cu bằng dung dịch HCl đặc nóng giải phóng khí H2 (b). Copper dẫn nhiệt và dẫn điện tốt, chỉ thua Ag (c). Copper kim loại có thể tan trong dung dịch FeCl3 (d). Có thể hoà tan Cu trong dung dịch HCl khi có mặt O2 (e). Copper thuộc nhóm kim loại nhẹ (d = 8,98 g/cm3 ) (f). Không tồn tại Cu2O; Cu2S Hướng dẫn giải a. Sai vì Cu không tác dụng với HCl. b. Đúng c. Đúng, Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2 d. Đúng, 2Cu + 4HCl + O2 → 2CuCl2 + 2H2O e. Sai, copper thuộc nhóm kim loại nặng f. Sai, có tồn tại 2 chất trên Câu 7. Hãy cho biết phát biểu nào đúng, nào sai? (a). Số phối trí của nguyên tử trung tâm trong phức chất Na[PtCl5(NH3)] là: 6. (b). Nguyên tử trung tâm trong phức chất [CrCl3(NH3)3] là: Cr. (c). Phức chất tứ diện [FeCl4] - có dạng hình học tứ diện, được biểu diễn như hình như sau:
(d). Phức chất là hợp chất có chứa nguyên tử trung tâm và các phối tử. Hướng dẫn giải a. Đúng b. Đúng c. Đúng d. Đúng Câu 8. Hãy cho biết phát biểu nào đúng, nào sai? (a) Tất cả các kim loại Fe, Zn, Cu đều tác dụng được với dung dịch HNO3 đặc, nguội. (b) Kim loại Zn phản ứng được với: dung dịch HCl, dung dịch Cu(NO3)2, dung dịch HNO3 (đặc, nguội). (c) Kim loại Fe phản ứng với dung dịch CuSO4 tạo ra Cu. (d) Trong đời sống, người ta thường dùng Zn để bảo vệ vật bằng thép. Hướng dẫn giải a. Sai, Fe thụ động hóa trong dung dịch HNO3 đặc, nguội. b. Đúng Zn + 2HCl 3⁄43⁄4® ZnCl2 + H2 Zn + Cu(NO3)2 3⁄43⁄4® Cu + Zn(NO3)2 Zn + 4HNO3 đặc, nguội 3⁄43⁄4® Zn(NO3)2 +2 NO2 + 2H2O c. Đúng Fe + CuSO4 3⁄43⁄4® Cu + FeSO4 d. Đúng, Zn có tính khử mạnh hơn Fe nên Zn sẽ bị ăn mòn điện hóa và bị ăn mòn trước khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li. Câu 9. Hãy cho biết phát biểu nào đúng, nào sai? (a) Khi cho đồng tác dụng với dung dịch HNO3 đặc có khí màu nâu bay ra là NO2 rất độc, gây đau đầu chóng mặt, tổn thương phổi, tim.. Để an toàn trong khi làm thí nghiệm và bảo vệ môi trường người ta thường đặt một miếng bông tẩm dung dịch NaOH. (b) Thanh Fe nhúng vào dung dịch H2SO4 loãng thu được dung dịch có chứa FeSO4 (c) Thanh Fe tráng thiếc bị xước sâu vào tới Fe nhúng vào dung dịch H2SO4 loãng thì xảy ra ăn mòn điện hóa. (d) Nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch FeCl3 thì thu được kết tủa màu nâu đỏ. Hướng dẫn giải: (a) Đúng, khí NO2 hấp thụ vào dung dịch NaOH và xảy ra phản ứng

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.