PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text LS&ĐL.docx

PHÒNG GD&ĐT TÂN KỲ TRƯỜNG THCS…………….. ĐỀ THI THỬ HSG KHỐI 9 NĂM HỌC 2024 – 2025 MÔN LỊCH SỬ & ĐỊA LÍ Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian giao đề A. PHẦN CHUNG: Dành cho tất cả thí sinh TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau: Câu 1: Chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa được khẳng định từ thời nào? A. Thời nhà Lý B, Thời nhà Trần C. Thời nhà Lê sơ D.Thời nhà Nguyễn Câu 2: Quá trình khai hoang phục hóa đồng ruộng ở sông Cửu Long bắt đầu từ khoảng thế kỉ nào? A.Thế kỉ IV B. Thế kỉ XIII. C. Thế kỉ XVII D. Thế kỉ XIX Câu 3: Chứng cứ lịch sử nào sau đây khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa? A. Hoàng Sa châu bản B. Phủ biên tạp lục C. Đại Việt sử ký toàn thư D. Nam quốc địa dư Câu 4: Ở thời tiền sử, người Việt cổ đã có hoạt động gì trên biển? A. Đưa chiến thuyền đi xâm chiếm các nước trong khu vực. B. Đánh bắt hải sản và giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các vùng và trong khu vực C. Đi thuyền ra quần đảo Hoàng Sa để xác lập chủ quyền. D. Xây dựng một số thương cảng nổi tiếng Óc Eo, Vân Đồn… Câu 5: Các chúa Nguyễn tổ chức các đội Hoàng Sa, Bắc Hải hằng năm ra quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa thực hiện: A. Kí kết các hiệp ước trên biển Đông với các nước xung quanh. B. Khai thác sản vật và quản lí biển đảo. C. Xây dựng trung tâm kinh tế chiến lược. D. Diễn tập quân sự và thử nghiệm vũ khí bí mật. Câu 6: Đời sống văn hóa đặc sắc của người dân vùng nước nỗi, chợ nỗi là ở sông A. Đồng bằng sông Hồng B. vùng Tây Nguyên C. Đồng bằng sông Cửu Long D. khu vực miền Trung Câu 7: Việt Nam và Malaixia đã ký kết và trao đổi công hàm phê duyệt bản thoả thuận về “Hợp tác khai thác chung” trong khu vực thềm lục địa chồng lấn giữa hai nước vào năm nào? A. 1990     B. 1991                   C. 1992      D. 1993 Câu 8: Bản đồ nào do người Việt vẽ từ thời nhà Nguyễn ghi lại vị trí của quần đảo Hoàng Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam? A. Bản đồ Đại Nam nhất thống toàn đồ B. Bản đồ Nam quốc sơn hà C. Bản đồ An Nam đại quốc họa đồ D. Bản đồ Đại Việt sử ký toàn thư Câu 9: Hệ thống sông Hồng có tổng lượng dòng chảy khoảng A. 102 tỉ m 3 /năm B. 120 tỉ m 3 /năm C. 100 tỉ m 3 /năm D. 112 tỉ m 3 /năm Câu 10: Hệ thống sông Hồng có lượng phù sa hết sức phong phú khoảng A. 100 triệu tấn/năm B. 102 triệu tấn/năm. C. 120 triệu tấn/năm. D. 110 triệu tấn/năm Câu 11: Mùa cạn của của hệ thống sông Hồng kéo dài từ A. Tháng 10 đến tháng 5 năm sau B. Tháng 11 đến tháng 5 năm sau C. Tháng 12 đến tháng 5 năm sau D. Tháng 11 đến tháng 6 năm sau Câu 12: Mùa lũ của hệ thốnhg sông Hồng chiếm bao nhiêu phần trăm lưu lượng dòng chảy cả năm? A. 25% B. 30% C. 70% D. 75% Câu 13: Tổng lượng dòng chảy của hệ thống sông Cửu Long đạt A. 507 triệu m 3 /năm B. 507 tỉ m 3 /năm
C. 500 triệu m 3 /năm D. 570 tỉ m 3 /năm Câu 14: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm môi trường và tài nguyên biển đảo Việt Nam hiện nay. A. Chất lượng môi trường nước biển đều còn khá tốt B. Các chỉ số đặc trưng đều nằm trong giới hạn cho phép C. Các hệ sinh thái biển rất đa dạng D. Các chỉ số đặc trưng đều vượt mức giới hạn cho phép Câu 15: Đâu là thuận lợi để nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam ? A. Có nhiều giống hải sản quý B. Có môi trường thích hợp C. Dọc ven biển có nhiều vũng vịnh, đầm phá D. Có nhiều bãi biển, bãi tắm đẹp Câu 16: Vị trí nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông, dọc bờ biển có nhiều vịnh nước sâu, kín gió,... là điều kiện để phát triển ngành A. giao thông vận tải biển B. khai thác khoảng sản biển C. du lịch biển – đảo D. phát triển kinh tế biển B. PHẦN LỰA CHỌN: Thí sinh lựa chọn 1 trong 2 Chương trình, hoặc Chương trình Lịch sử và Địa lí 1 hoặc Chương trình Lịch sử và Địa lí 2. I. Chương trình Lịch sử và Địa lí 1: PHÂN MÔN LỊCH SỬ (16,0 điểm): Câu 1(4 điểm) a, Em hãy nêu những sự kiện chính trong quá trình hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành từ năm 1908 đến năm 1917. Vì sao Nguyễn Tất Thành chọn hướng đi mới, khác với các nhà yêu nước tiền bối? b, Thông qua việc tìm hiểu về hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và Nguyễn Tất Thành, em rút ra được bài học gì cho bản thân? Thế hệ trẻ làm gì để học tập theo gương Bác? Câu 2(4 điểm): a) Nêu những thành tựu của Liên Xô trong giai đoạn 1922-1945? Hạn chế của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô là gì? b) Năm 1922, Liên Xô thành lập, trong đó, Nga và U-crai-na là hai nước đóng vai trò quan trọng hàng đầu. Sưu tầm thêm thông tin và hãy cho biết tình trạng quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia này trong giai đoạn hiện nay (đầu thế kỉ XXI)? Câu 3 (4 điểm). Nguyên nhận và biểu hiện, hậu quả của cuộc đại suy thoái kinh tế trong những năm 1929- 1933. Vì sao gọi Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 được gọi là cuộc khủng hoảng “thừa”. Biện pháp để giải quyết khủng hoảng của các nước đế quốc. Tại sao cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 là cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất, kéo dài nhất, gây thiệt hại nặng nề nhất? Câu 4 (4điển): Lập bảng tóm tắt về nguyên nhân bùng nổ, diễn biến và hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai? Từ cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, hãy rút ra bài học cho cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới hiện nay? ………………………Hết phần Lịch sử……………………….. B. PHẦN LỰA CHỌN: Thí sinh lựa chọn 1 trong 2 Chương trình, hoặc Chương trình Lịch sử và Địa lí 1 hoặc Chương trình Lịch sử và Địa lí 2.
II- Chương trình Lịch sử và Địa lí 2: PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (16,0 điểm): Câu I (3,0 điểm) 1. Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm khí hậu ở nước ta. 2. Ý nghĩa của vị trí địa lí nước ta trong phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội và quốc phòng? Câu II (3 điểm): So sánh sự giống nhau, khác nhau về địa hình của vùng núi Trường Sơn Bắc và vùng Trường Sơn Nam. Câu III. (2,0 điểm) Cho bảng số liệu: Nhiệt độ trung bình các tháng của Hà Nội và T.P Hồ Chí Minh ( 0 C) Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Hà Nội 16,4 17,0 20,2 23,7 27,3 28,8 28,9 28,2 27,2 24,6 21,4 18,2 T.P Hồ Chí Minh 25,8 26,7 27,9 28,9 28,3 27,5 27,1 27,1 26,8 26,7 26,4 25,7 Phân tích chế độ nhiệt của Hà Nội và T.P Hồ Chí Minh. Giải thích sự khác biệt về biên độ nhiệt độ trung bình năm hai địa điểm trên. Câu IV (3,0 điểm): 1. Vì sao tỉ lệ gia tăng tự nhiên của nước ta giảm nhưng dân số vẫn tăng nhanh. 2. Đặc điểm cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta? Câu V (2 điểm): 1. Căn cứ bảng số liệu sau, hãy nhận xét quy mô dân số và tỉ số giới tính khi sinh của nước ta giai đoạn 2005-2017. Ảnh hưởng của quy mô dân số và tỉ số giới tính khi sinh đến các vấn đề kinh tế, xã hội của nước ta. Số dân và tỉ số giới tính khi sinh của nước ta giai đoạn 2005-2017 2005 2009 2012 2017 Số dân ( nghìn người) 83110 86025 89760 93672 Tỉ số giới tính khi sinh ( số bé trai / 100 bé gái) 105.6 110.0 112.3 113.8 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2018 2. Vì sao dân số nước ta có xu hướng già hóa. Câu VI (3 điểm): 1. Trình bày khái quát đặc điểm phát triển nền nông nghiệp Việt Nam 2. Thị trường Ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển và phân bố Nông nghiệp. ………………………Hết phần Địa lí………………………..
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ HSG KHỐI 9 NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN: LỊCH SỬ & ĐỊA LÍ 9 I. Trắc nghiệm: 4.0 điểm (mổi câu trả lời đúng được 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Đ/A D C A B B C C A D C B D A D C A II. Tự luận: 1. Phân môn Lịch sử: 16,0 điểm Câu Nội Dung Điểm Câu 1 a. Một số hoạt động yêu nước tiêu biểu của Nguyễn Tất Thành từ năm 1908 - 1917: - Năm 1908: Nguyễn Tất Thành đã tham gia cuộc biểu tình chống sưu cao, thuế nặng của nhân dân Thừa Thiên Huế ngày 11/4/1908. - Ngày 5/6/1911, trên con tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin, Nguyễn Tất Thành rời bến Nhà Rồng (Sài Gòn) ra đi tìm đường cứu nước. - Năm 1911 - 1917: cuộc hành trình của Nguyễn Tất Thành qua nhiều nước ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ, châu Âu. Nhờ đó, Nguyễn Tất Thành hiểu rằng ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác, ở đâu những người lao động cũng bị áp bức, bóc lột dã man. - Năm 1917: + Nguyễn Tất Thành trở lại nước Pháp, tham gia hoạt động trong Hội những người yêu nước An Nam, viết báo, truyền đơn, tranh thủ các diễn đàn, buổi mit tinh để tố cáo thực dân và tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam. + Sống và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga, tư tưởng của Nguyễn Tất Thành có chuyển biến mạnh mẽ. - Nguyễn Tất Thành chọn hướng đi mới, khác với các nhà yêu nước tiền bối, vì: + Sang phương Đông (hướng về Trung Quốc, Nhật Bản…) là hướng đi truyền thống, nhưng hướng đi này và hoạt động của các bậc yêu nước tiền bối chưa đem lại thắng lợi cho cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam. Mặt khác, Nguyễn Tất Thành dù rất khâm phục các nhà yêu nước và cách mạng tiền bối, nhưng không tán thành đường lối đấu tranh của họ. + Một trong những nhân tố tác động tới quyết định ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành chính là: bối cảnh thời đại và sự du nhập của văn minh phương Tây vào Việt Nam. Chính sự phát triển mạnh mẽ của các nước tư bản và ánh sáng của văn minh phương Tây đã thôi phúc Nguyễn Tất Thành đi sang phương tây để “xem các nước làm thế nào sau đó trở về giúp đồng bào” và tìm hiểu xem điều gì ẩn sau những khẩu hiệu Tự do - Bình đẳng - Bác ái mà thực dân Pháp tuyên truyền ở Việt Nam. b. Thông qua việc tìm hiểu về hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và Nguyễn Tất Thành, em rút ra được bài học gì cho bản thân? Thế hệ trẻ làm gì để học tập theo gương Bác? * Bài học rút ra cho bản thân: - Lòng yêu nước. - Tinh thần ham học hỏi, siêng năng, kiên trì.Ý chí quyết tâm và nghị lực để vượt qua khó khăn, thử thách. * Thế hệ trẻ làm gì để học tập theo gương Bác 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.5 0.5 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.