Content text GIẢI ĐỀ SỐ 020 CHUẨN CẤU TRÚC.pdf
Sử dụng các thông tin sau cho câu 8 và câu 9: Một loại sóng điện từ được dùng cho việc chiếu chụp chuẩn đoán và chữa trị một số loại bệnh trong y học có dải bước sóng trong khoảng từ 30pm đến 3nm. Biết tốc độ lan truyền sóng điện từ bằng 3.108 m/s. Câu 8: Sóng điện từ này là A. tia gamma. B. tia X. C. tia tử ngoại D. tia hồng ngoại. Câu 9: Tần số lớn nhất của sóng điện từ trên có thể đạt được là A. 1019 Hz. B. 1016 Hz. C. 107 Hz. D. 108 Hz. Câu 10: Một lượng khí được truyền 10 kJ nhiệt năng để nóng lên đồng thời bị nén bởi một công có độ lớn 100 kJ. Tính độ biến thiên nội năng của lượng khí đó. A. 90 kJ. B. 110 kJ. C. 100 kJ. D. 0. Câu 11: Đồ thị hình vẽ sau biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước đá theo thời gian. Trong các nhận định sau, nhận định đúng? A. Quá trình nóng chảy diễn ra thời gian 1,5 phút B. Quá trình nóng chảy diễn ra trong 1 phút đầu tiên. C. Từ t = 1 phút đến t = 2,5 phút nước ở thể lỏng. D. Từ t = 2,5 phút đến t = 3,5 phút nước bắt đầu sôi. Sử dụng các thông tin sau cho câu 12 và câu 13: Một máy nước nóng trực tiếp nhận nước vào ở 17oC. Máy cấp công suất nhiệt 6 kW để làm nóng nước lên đến 37oC. Nhiệt dung riêng của nước là 4180 J/(kg.K). Bỏ qua mọi hao phí và tỏa nhiệt ra ngoài môi trường. Câu 12: Độ tăng nhiệt độ của nước nóng theo thang đo Kelvin là A. 17 K. B. 20 K. C. 54 K. D. 37 K. Câu 13: Khối lượng nước nóng ở 37∘C mà máy cung cấp trong mỗi giây xấp xỉ bao nhiêu? A. 0,035 kg. B. 0,040 kg. C. 0,072 kg. D. 0,084 kg. Câu 14: Áp suất của một khối khí cố định ở 25∘C là 2.105 Pa. Áp suất của nó sẽ như thế nào nếu thể tích khí giảm đi một nửa và nhiệt độ của nó tăng lên 95∘C? A. 1, 23.105 Pa. B. 2, 47.105 Pa. C. 4, 94.105 Pa. D. 15, 2.105 Pa. Câu 15: Hạt nhân 3 7Li có độ hụt khối là 0,0423amu. Cho khối lượng của proton và neutron lần lượt là 1,0073amu và 1,0087amu. Khối lượng của hạt nhân 3 7Li là A. 7,0144 amu. B. 7,0990amu. C. 7,0976 amu. D. 7,0130amu. Câu 16: Hai hạt nhân có tỉ số số khối là 8 27 . Tỉ số hai bán kính của chúng là A. 2 3 . B. 8 27 . C. 4 15 . D. 4 9 . Câu 17: Caesium-137 là chất phóng xạ thoát ra khỏi nhà máy điện nguyên tử Chernobyl do sự cố phóng xạ xảy ra vào năm 1986. Chu kì bán rã của Caesium-137 là 28 năm. Ngay sau vụ nổ, người ta đo được độ phóng xạ cách nhà máy 30 km là 50 kBq trên mỗi mét vuông. Hỏi vào năm nào thì độ phóng xạ này giảm còn 1 kBq trên mỗi mét vuông? A. 158. B. 2024. C. 2144. D. 2500. Câu 18: Động năng chuyển động tịnh tiến trung bình của phân tử tăng gấp đôi nếu A. tăng nhiệt độ của xilanh chứa khí từ 400∘C đến 800∘C. B. tăng nhiệt độ của xilanh chứa khí từ 127∘C đến 527∘C. C. tăng nhiệt độ của xilanh chứa khí từ 127∘F đến 527∘F. D. không thể tăng động năng của phân tử bằng cách tăng nhiệt độ.
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Một lượng khí lí tưởng ở trạng thái (1) có áp suất 4,5. 105 Pa, thể tích 1,5 lít và nhiệt độ 25∘C. Khối khí này thực hiện một chu trình biến đổi từ trạng thái (1) đến trạng thái (2) (đường biểu diễn là một phần hyperbol) rồi đến trạng thái (3), sau đó trở về trạng thái (1) như hình vẽ. a) Nhiệt độ khối khí ở trạng thái (2) là 25∘C. b) Từ trạng thái (3) trở về trạng thái (1) là quá trình đẳng áp. c) Thể tích khối khí ở trạng thái (2) là 4,5 lít. d) Từ trạng thái (2) chuyển đến trạng thái (3) công mà khối khí nhận được là 450 J. Câu 2: Một nhóm học sinh làm thí nghiệm đo nhiệt dung riêng của nước. Họ đã lựa chọn bộ dụng cụ thí nghiệm theo sơ đồ nguyên lí như hình bên gồm: biến áp nguồn, oát kế, nhiệt kế điện tử có độ phân giải nhiệt độ 0,1 C, nhiệt lượng kế bằng nhựa có vỏ xốp kèm dây điện trở, cân điện tử, các dây nối. Họ đổ một lượng nước vào trong bình nhiệt lượng kế và xác định khối lượng m của lượng nước này. Sau đó cho dòng điện qua dây điện trở trong bình nhiệt lượng kế. Đo nhiệt độ của nước, số chỉ của oát kế sau mỗi khoảng thời gian 3 phút và tính được công suất trung bình P . Kết quả thí nghiệm được ghi trong bảng số liệu a) Khi cho dòng điện qua dây điện trở thì nội năng của nước tăng. b) Nhiệt lượng trung bình toả ra trên dây điện trở trong khoảng thời gian từ = 180 s đến = 900(s) là 12834(J). c) Họ xác định nhiệt dung riêng của nước trong mỗi khoảng thời gian 3 phút, từ đó họ xác định được nhiệt dung riêng trung bình của nước là 4048 (J/kg.K). d) Đồ thị thực nghiệm biểu diễn sự phụ thuộc của nhiệt độ vào thời gian là một đường thẳng chếch xuống. Câu 3: Iodine-131 (53 131I) là một hạt nhân phóng xạ phổ biến được tìm thấy trong chất thải phóng xạ từ các nhà máy điện hạt nhân. Nó trải qua quá trình phân rã β −và trở thành một hạt nhân ổn định xenon-131 với chu kỳ bán rã là 8,02 ngày. Cho khối lượng mol iodine-131 là 131 g. a) Hạt nhân con xenon có số neutron là 77. b) Độ phóng xạ của 1 kg iodine-131 nguyên chất ban đầu là 4, 6.1018 Bq. c) Một phản ứng phân rã iodine-131 tỏa năng lượng 0,466MeV, giả sử toàn bộ năng lượng phân rã của iodine-131 trở thành nhiệt, công suất tỏa nhiệt ban đầu của 1 kg iodine-131 là 34,3.104 W. d) Ngay cả sau khi lò phản ứng đã ngừng hoạt động và phản ứng phân hạch hạt nhân đã dừng hoàn toàn thì các sản phẩm phân hạch có tính phóng xạ như iodine-131 vẫn tiếp tục tạo ra nhiệt.
Câu 4: Như hình vẽ, trong hình tròn bán kính R thuộc mặt phẳng thẳng đứng có một từ trường đều mà phương của đường sức vuông góc với mặt trang giấy hướng vào trong, độ lớn cảm ứng từ là B. MN là đường kính nằm ngang và OQ là bán kính thẳng đứng của hình tròn, khoảng cách từ điểm P đến đường kính MN là R 2 . Hạt mang điện có khối lượng m và độ lớn điện tích q đi vào từ trường ở điểm tới P với tốc độ v0 theo hướng song song với MN, bỏ qua trọng lực của hạt. a) Nếu hạt qua điểm O thì tốc độ v0 = qBR 2m . b) Nếu hạt thoát khỏi từ trường từ điểm Q thì bán kính của hạt trong từ trường là R. c) Nếu hạt thoát khỏi từ trường từ điểm M thì thời gian chuyển động trong từ trường là t = πm 2qB . d) Nếu hạt thoát khỏi từ trường từ điểm N thì góc lệch của vận tốc so với ban đầu là 30o . PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1: Một vật được làm lạnh từ 27∘C xuống 4 ∘C thì nhiệt độ của vật đã giảm đi bao nhiêu Kelvin? Câu 2: Một lượng khí lí tưởng có thể tích không đổi, khi nhiệt độ tăng từ −8 ∘C lên 45∘C thì áp suất của khí tăng lên bao nhiêu lần (làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần mười)? Câu 3: Đồ thị hình bên biểu diễn khối lượng của một mẫu phóng xạ thay đổi theo thời gian. Hằng số phóng xạ của chất đó bằng x. 10−10( s −1 ). Giá trị của x bằng bao nhiêu (làm tròn kết qủa đến chữ số hàng phần mười)? Câu 4: Một đoạn dây dẫn nằm ngang được giữ cố định ở vùng từ trường đều trong khoảng không gian giữa hai cực của nam châm. Nam châm này được đặt trên một cái cân như hình bên. Phần nằm trong từ trường của đoạn dây dẫn có chiều dài là l = 2,0 cm. Khi không có dòng điện chạy trong đoạn dây, số chỉ của cân là m0 = 500,68 g. Khi có dòng điện cường độ I = 0,75 A chạy trong đoạn dây, số chỉ của cân là m = 500,12 g. Lấy g = 9,80 m/s 2 . Độ lớn cảm ứng từ giữa các cực của nam châm bằng bao nhiêu T (làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần trăm)? Câu 5: Nhiệt kế thủy ngân có cấu tạo sao cho số chỉ nhiệt độ (theo ∘C) là hàm tuyến tính của áp suất thủy ngân. Số đo của một nhiệt kế không khí ở 0 ∘C và 100∘C tương ứng độ cao của cột thủy ngân là 50 cm và 75 cm. Khi độ cao của cột thủy ngân là 55 cm thì số đo nhiệt kế đọc được là bao nhiêu độ C? Câu 6: Một bình lúc đầu chứa 1 kg oxygen ở nhiệt độ 57∘C và áp suất 106 Pa. Do rò rỉ khí nên sau một thời gian, khí trong bình có áp suất giảm còn 3 5 áp suất ban đầu và nhiệt độ giảm còn 27∘C. Lúc này, khối lượng oxygen đã thoát ra khỏi bình là bao nhiêu kg (làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần trăm)?