PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text PHẦN II - CÂU HỎI ĐÚNG SAI - MÔI TRƯỜNG VÀ NHÂN TỐ SINH THÁI - GV.docx

MÔI TRƯỜNG VÀ NHÂN TỐ SINH THÁI PHẦN II: CÂU HỎI ĐÚNG SAI Câu 1. Hình dưới đây mô tả mối quan hệ giữa nhiệt độ môi trường và nhiệt độ cơ thể của thú mỏ vịt (Ornithorhynchus anatinus) và cá hồi nâu (Salmo trutta morpha fario ). Nhận định nào sau đây đúng hay sai? a. Cá hồi nâu là động vật biến nhiệt. b. Thú mỏ vịt là động vật hằng nhiệt. c.Trong điều kiện nhiệt độ môi trường thay đổi mạnh thú mỏ vịt dễ bị ảnh hưởng hơn. d. Nếu nhiệt độ môi trường tiếp tục tăng cao trên 40°C, chỉ có thú mỏ vịt sinh trưởng và phát triển bình thường. Hướng dẫn giải Nội dung Đún g Sai a) Cá hồi nâu là động vật biến nhiệt. Đ b) Thú mỏ vịt là động vật hằng nhiệt. Đ c) Trong điều kiện nhiệt độ môi trường thay đổi mạnh thú mỏ vịt dễ bị ảnh hưởng hơn. S d) Nếu nhiệt độ môi trường tiếp tục tăng cao trên 40°C, chỉ có thú mỏ vịt sinh trưởng và phát triển bình thường. S a, b đúng c sai Cá hồi nâu dễ bị ảnh hưởng hơn. Lý do: Vì nhiệt độ cơ thể của cá hồi nâu thay đổi theo nhiệt độ môi trường, khi nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao sẽ làm gián đoạn hoạt động sinh lý, ảnh hưởng đến sự sống còn. Ngược lại, thú mỏ vịt có khả năng duy trì nhiệt độ ổn định nên ít bị ảnh hưởng hơn. d sai Thú mỏ vịt: Mặc dù có khả năng điều hòa nhiệt độ cơ thể, nhưng khi nhiệt độ môi trường quá cao, việc phân tán nhiệt sẽ trở nên khó khăn, làm tăng nguy cơ quá nhiệt và ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng. Câu 2. Những nội dung sau đây là đúng hay sai khi nói về tác động của các nhân tố sinh thái lên sinh vật? a. Các loài sinh vật phản ứng giống nhau đối với nhiệt độ môi trường. b. Động vật hằng nhiệt có vùng phân bố rộng hơn động vật biến nhiệt.
c. Chỉ có động vật mới phản ứng với nhiệt độ môi trường còn thực vật thì không phản ứng. d. Động vật biến nhiệt có khả năng thay đổi nhiệt độ cơ thể theo nhiệt độ môi trường nên có khả năng thích nghi hơn so với động vật hằng nhiệt. Hướng dẫn giải Nội dung Đún g Sai a) Các loài sinh vật phản ứng giống nhau đối với nhiệt độ môi trường. S b) Động vật hằng nhiệt có vùng phân bố rộng hơn động vật biến nhiệt. Đ c) Chỉ có động vật mới phản ứng với nhiệt độ môi trường còn thực vật thì không phản ứng. S d) Động vật biến nhiệt có khả năng thay đổi nhiệt độ cơ thể theo nhiệt độ môi trường nên có khả năng thích nghi hơn so với động vật hằng nhiệt. S a sai: Các loài sinh vật đều sẽ có phản ứng khác nhau đối với nhiệt độ môi trường. b đúng: Động vật hằng nhiệt có vùng phân bố rộng hơn động vật biến nhiệt vì động vật hằng nhiệt đã tiến hóa cao hơn. c sai: Thực vật cũng có khả năng cảm ứng với nhiệt độ môi trường. d sai: Động vật biến nhiệt có khả năng thích nghi kém hơn vì khi nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường nên khi nhiệt độ thay đổi mạnh mẽ dẫn đến sự thay đổi các hoạt động sinh lý trong cơ thể, gây rối loạn. Câu 3. Khi nói về sự tác động qua lại giữa môi trường và sinh vật, các nhận định dưới đây là đúng hay sai? a. Các loài sinh vật phản ứng giống nhau trước nhiệt độ môi trường. b. Chỉ có động vật mới nhạy cảm với nhiệt độ, còn thực vật thì ít phản ứng với nhiệt độ. c. Động vật biến nhiệt thay đổi nhiệt độ cơ thể theo nhiệt độ môi trường nên dễ thích nghi hơn so với động vật đẳng nhiệt. d. Động vật đẳng nhiệt có khả năng phân bố rộng hơn động vật biến nhiệt. Hướng dẫn giải Nội dung Đún g Sai a) Các loài sinh vật phản ứng giống nhau trước nhiệt độ môi trường. S b) Chỉ có động vật mới nhạy cảm với nhiệt độ, còn thực vật thì ít phản ứng với nhiệt độ. S c) Động vật biến nhiệt thay đổi nhiệt độ cơ thể theo nhiệt độ môi trường nên dễ thích nghi hơn so với động vật đẳng nhiệt. S d) Động vật đẳng nhiệt có khả năng phân bố rộng hơn động vật biến nhiệt. Đ a sai, các loài khác nhau phản ứng khác nhau với tác động như nhau của cùng một nhân tố sinh thái. b sai, cả thực vật cũng phản ứng với nhiệt độ. Từ “chỉ” càng củng cố hơn niềm tin cho ta về độ sai của câu hỏi. c sai do động vật đẳng nhiệt tiến hóa hơn nên trước những thay đổi của môi trường nó thích nghi nhanh hơn. Nếu môi trường thay đổi quá nhanh sẽ dẫn đến sự chết của các động vật biến nhiệt. d đúng, do có khả năng thích nghi cao nên chúng phân bố rộng khắp. Câu 4. Các kết luận sau đây về vai trò của việc nghiên cứu giới hạn sinh thái là đúng hay sai? a. Tạo điều kiện tối thuận cho vật nuôi, cây trồng về mỗi nhân tố sinh thái. b. Mỗi loài có giới hạn sinh thái đặc trưng về mỗi nhân tố sinh thái. Do vậy trong công tác nuôi trồng, ta cần phải bận tâm đến khu phân bố. c. Khi biết được giới hạn sinh thái từng loài đối với mỗi nhân tố sinh thái, ta phân bố chúng một cách hợp lí. Điều này còn có ý nghĩa trong tác di nhập vật nuôi, cây trồng.
d. Nên giữ môi trường ở giới hạn dưới hoặc giới hạn trên để sinh vật khỏi bị chết. Hướng dẫn giải Nội dung Đún g Sai a) Tạo điều kiện tối thuận cho vật nuôi, cây trồng về mỗi nhân tố sinh thái. Đ b) Mỗi loài có giới hạn sinh thái đặc trưng về mỗi nhân tố sinh thái. Do vậy trong công tác nuôi trồng, ta cần phải bận tâm đến khu phân bố. S c) Khi biết được giới hạn sinh thái từng loài đối với mỗi nhân tố sinh thái, ta phân bố chúng một cách hợp lí. Điều này còn có ý nghĩa trong tác di nhập vật nuôi, cây trồng. Đ d) Nên giữ môi trường ở giới hạn dưới hoặc giới hạn trên để sinh vật khỏi bị chết. S a đúng b sai c đúng d sai Câu 5. Quan sát hình, và hãy cho biết nhận định nào sau đây đúng hay sai? a. (b) là môi trường trên đất gồm các loài động vật sinh sống như giun, dế. b. (c)là môi trường dưới nước với các loài sinh vật thuỷ sinh sinh sống. c. Các loài sinh vật khác nhau sinh sống ở các loại môi trường, gồm 4 loại môi trường: môi trường dưới nước (c), môi trường trên cạn (a,d), môi trường trong đất (d) và môi trường sinh vật. d. Cá tuyết, cá mập sống ở biển, giun đũa sống trong ruột non của người, xương rồng sống ở xa mạc, vi khuẩn Clostridium sống trong đất... Hướng dẫn giải Nội dung Đún g Sai a) (b) là môi trường trên đất gồm các loài động vật sinh sống như giun, dế. Đ b) (c)là môi trường dưới nước với các loài sinh vật thuỷ sinh sinh sống. Đ c) Các loài sinh vật khác nhau sinh sống ở các loại môi trường, gồm 4 loại môi trường: môi trường dưới nước (c), môi trường trên cạn (a,d), môi trường trong đất (d) và môi trường sinh vật. Đ d) Cá tuyết, cá mập sống ở biển, giun đũa sống trong ruột non của người, xương rồng sống ở xa mạc, vi khuẩn Clostridium sống trong đất... Đ
Câu 6. Xét các yếu tố sau: (1). Ánh sáng. (2). Nhiệt độ.(3). Sự tác động giữa sinh vật và môi trường.. (4). Lượng mưa.(5). Độ ẩm.(6). Con người. (7). Dinh dưỡng khoáng Phát biểu nào sau đây đúng hay sai khi nói về ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến sinh vật? a. Các yếu tố trên đều ảnh hưởng đến đời sống của sinh vật. b. Có 2 yếu tố thuộc nhân tố hữu sinh ảnh hưởng đến đời sống sinh vật. c. Có 6 yếu tố thuộc nhân tố vô sinh ảnh hưởng đến đời sống sinh vật. d. Nhóm cây ưu sáng (Bạch đàn, lúa, ngô,…) phân bố tầng trên của tán rừng, nhóm cây ưa bóng (phong lan, vạn niên thanh, …) phân bố nơi ánh sáng yếu hoặc dưới bóng tán cây khác. Hướng dẫn giải

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.