PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text 4_KNTT_K12_Bài 13_Quyền, Nv trong bảo vệ d sản.doc

Trang 1/15 - Mã đề thi 209 QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG BẢO VỆ DI SẢN VĂN HÓA PHẦN 1. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Phát biểu nào dưới đây là đúng về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hóa? A. Công dân có quyền ngăn chặn các hành vi phá hoại di sản văn hoá nhưng không có nghĩa vụ xử lí những hành vi đó. B. Công dân có quyền tham quan các di sản văn hoá của dân tộc nhưng không có quyền tiếp cận những di sản văn hoá đó. C. Quyền hưởng thụ các di sản văn hoá của công dân được thể hiện ở các hoạt động tham quan di sản, biểu diễn nghệ thuật truyền thống. D. Bảo vệ di sản văn hoá là nghĩa vụ của Nhà nước, công dân không có nghĩa vụ quan tâm đến các vấn đề này. Câu 2: Nội dung nào dưới đây thể hiện nghĩa vụ của ông N trong việc tham gia bảo vệ di sản văn hóa? A. Trưng bày cổ vật tại gia đình. B. Giữ gìn giá trị của các cổ vật. C. Trao tặng cổ vật cho bảo tàng. D. Giới thiệu giá trị của cổ vật. Câu 3: Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền của công dân trong bảo vệ di sản văn hóa? A. Tố cáo hành vi phá hoại di tích. B. Nghiên cứu giá trị di tích. C. Giao nộp cổ vật bị thất lạc. D. Chấp hành nội quy di tích. Câu 4: Pháp luật quy định công dân có nghĩa vụ bảo vệ di sản văn hoá trong trường hợp nào dưới đây? A. Biểu diễn các loại hình nghệ thuật. B. Tiếp cận các giá trị văn hoá. C. Giao nộp cổ vật do mình tìm được. D. Tham quan các di sản văn hoá. Câu 5: Theo quy định của pháp luật, công dân có quyền về bảo vệ di sản văn hoá trong trường hợp nào dưới đây? A. Che giấu địa điểm phát hiện bảo vật quốc gia. B. Xử lí hành vi vi phạm về bảo vệ giá trị văn hoá. C. Tạo điều kiện làm sai lệch các di sản văn hoá. D. Nghiên cứu các di sản văn hoá của đất nước. Câu 6: Nội dung nào sau đây không thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc tham gia bảo vệ di sản văn hóa? A. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. B. Chiếm lĩnh kiến thức khoa học kỹ thuật. C. Tham gia truyền đạo trái phép. D. Nâng cao trình độ học vấn. Câu 7: Nội dung nào dưới đây thể hiện nghĩa vụ của công dân trong việc tham gia bảo vệ di sản văn hóa? A. Bảo vệ giá trị di sản. B. Tiếp cận giá trị di sản. C. Nghiên cứu giá trị di sản. D. Chuyển giao chủ sở hữu. Câu 8: Nội dung nào dưới đây thể hiện nghĩa vụ của công dân trong việc tham gia bảo vệ di sản văn hóa? A. Tố cáo hành vi phá hoại di tích. B. Tuyên truyền bảo vệ di tích. C. Phục chế trò chơi dân gian. D. Nghiên cứu loại hình nghệ thuật. Câu 9: Khi phát hiện hành vi xâm phạm di sản văn hóa trái pháp luật, việc làm nào dưới đây là phù hợp với nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hóa? A. Tố cáo với cơ quan chức năng. B. Hợp tác để cùng thu lợi nhuận. C. Tham gia hỗ trợ để hưởng lợi. D. Yêu cầu chuyển quyền sở hữu.
Trang 2/15 - Mã đề thi 209 Câu 10: Sao chép trái phép các di sản văn hóa vì mục đích vụ lợi là không thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hóa ở nội dung nào dưới đây? A. Trách nhiệm pháp lý. B. Nghĩa vụ. C. Quyền. D. Trách nhiệm kinh tế. Câu 11: Nội dung nào sau đây không thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc tham gia bảo vệ di sản văn hóa? A. Cải tạo, thay thế di tích lịch sử. B. Tháo dỡ, phá hủy di tích lịch sử. C. Thay đổi giá trị di tích lịch sử. D. Giữ nguyên hiện trạng di tích lịch sử. Câu 12: Ông N đã thể hiện quyền của công dân trong bảo vệ di sản văn hóa ở nội dung nào dưới đây? A. Thay đổi nội dung cổ vật. B. Thu phí tham quan cổ vật. C. Giữ gìn giá trị các cổ vật. D. Trao tặng cô vật có giá trị. Câu 13: Phát biểu nào dưới đây là đúng về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hóa? A. Quyền hưởng thụ các di sản văn hoá của công dân được thể hiện ở các hoạt động tham quan di sản, biểu diễn nghệ thuật truyền thống. B. Bảo vệ di sản văn hoá là nghĩa vụ của Nhà nước, công dân không có nghĩa vụ quan tâm đến các vấn đề này. C. Công dân có quyền tham quan các di sản văn hoá của dân tộc nhưng không có quyền tiếp cận những di sản văn hoá đó. D. Công dân có quyền ngăn chặn các hành vi phá hoại di sản văn hoá nhưng không có nghĩa vụ xử lí những hành vi đó. Câu 14: Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền của công dân trong việc thực hiện pháp luật về di sản văn hóa? A. Nghiên cứu giá trị di sản. B. Lan tỏa các giá trị di tích. C. Thụ hưởng giá trị văn hóa. D. Chấp hành nội quy di tích. Câu 15: Hành vi nào dưới đây vi phạm các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hoá? A. Chị M mở câu lạc bộ để truyền bá kĩ thuật hát Ca trù cho trẻ em. B. Ông H phát tán thông tin sai lệch về giá trị của lễ hội truyền thống. C. Anh N giới thiệu di sản văn hoá của quê hương trên mạng xã hội. D. Bạn S tỏ thái độ phê phán các bạn có hành vi vứt rác tại khu di tích. Câu 16: Theo quy định của pháp luật, việc làm nào dưới đây vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hóa? A. Giao nộp cổ vật bị thất lạc. B. Tự ý buôn bán cổ vật. C. Bí mật tìm hiểu di sản. D. Chia sẻ giá trị của di tích. Câu 17: Theo quy định của pháp luật về di sản văn hoá, công dân không có quyền nào dưới đây? A. Tham gia nghiên cứu giá trị của các di sản văn hoá. B. Định đoạt việc sử dụng và khai thác di sản văn hoá. C. Sở hữu hợp pháp giá trị mà di sản văn hoá mang lại. D. Ngăn chặn những hành vi phá hoại di sản văn hoá. Câu 18: Phát biểu nào dưới đây là đúng về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hóa? A. Mọi công dân đều có quyền tiếp cận các di sản văn hóa hợp pháp. B. Công dân có quyền khai thác giá trị của di sản khi được cấp phép. C. Mọi di sản văn hóa công dân đều có quyền được sở hữu. D. Chủ sở hữu theo pháp luật có quyền chuyển nhượng di sản.
Trang 3/15 - Mã đề thi 209 Câu 19: Khi tiếp cận và khai thác các giá trị của di sản văn hóa, công dân không được thực hiện hành vi nào dưới đây? A. Bổ sung vào đề tài tốt nghiệp. B. Hưởng thụ giá trị tích cực. C. Thay đổi nội dung di sản. D. Chia sẻ giá trị của di sản. Câu 20: Theo quy định của pháp luật, đối với những di sản văn hóa được pháp luật công nhận mọi công dân đều được A. tiếp cận. B. hủy hoại. C. chiếm đoạt. D. mua bán. Câu 21: Theo quy định của pháp luật, với các di sản văn hóa có giá trị được pháp luật bảo vệ, công dân có quyền A. chủ động phá bỏ công năng. B. hủy hoại giá trị của di tích. C. tìm hiểu và phát huy giá trị. D. xuyên tạc nội dung di tích. Câu 22: Theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa, công dân không có quyền nào dưới đây? A. Buôn bán trái phép cổ vật. B. Nghiên cứu loại hình nghệ thuật. C. Giao nộp cổ vật bị đánh cắp. D. Sở hữu hợp pháp cổ vật giá trị. Câu 23: Hành vi nào dưới đây góp phần giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa A. Giao nộp di vật, cổ vật cho nhà nước B. Phá bỏ những di sản văn hóa cũ C. Mua bán trái phép bảo vật quốc gia D. Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ Câu 24: Công dân tham gia bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử là góp phần thực hiện pháp về về bảo vệ di sản A. giáo dục. B. dân số. C. tài chính. D. văn hóa. Câu 25: Công dân tích cực đấu tranh chống các hủ tục, bài trừ mê tín dị đoan là thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hóa ở nội dung nào dưới đây? A. Trách nhiệm kinh tế. B. Trách nhiệm pháp lý. C. Nghĩa vụ. D. Quyền. Câu 26: Nội dung nào sau đây không thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc tham gia bảo vệ di sản văn hóa? A. Tôn tạo, nghiên cứu các di tích lịch sử B. Chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hóa C. Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa D. Khôi phục và giữ gìn các di sản văn hóa Câu 27: Theo quy định của pháp luật, với các di sản văn hóa có giá trị và được pháp luật bảo vệ, công dân có nghĩa vụ A. phá bỏ và chiếm đoạt. B. bảo vệ và phát triển. C. tìm hiểu và phát huy. D. tôn tạo và làm mới. Câu 28: Công dân lưu giữ và phát triển các loại hình nghệ thuật dân gian ở nước ta là đã thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân ở nội dung nào dưới đây? A. Tôn trọng tài sản cá nhân. B. Học tập thường xuyên. C. Bảo vệ môi trường. D. Bảo vệ di sản văn hóa. Câu 29: Theo quy định của pháp luật, với các di sản văn hóa được pháp luật bảo vệ, công dân không được A. tự ý thay đổi cấu trúc. B. hưởng thụ giá trị. C. nghiên cứu hình thức. D. tiếp cận nội dung. Câu 30: Theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa, công dân không có quyền nào dưới đây? A. Nghiên cứu di sản văn hóa. B. Tiếp cận di sản văn hóa. C. Phục dựng lễ hội truyền thống. D. Hủy hoại di sản văn hóa. Câu 31: Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền của công dân trong bảo vệ di sản văn hóa? A. Tôn trọng giá trị di sản. B. Giữ gìn giá trị di sản. C. Tiếp cận giá trị di sản. D. Bảo vệ giá trị di sản.
Trang 4/15 - Mã đề thi 209 Câu 32: Theo Điều 41 Hiến pháp năm 2013, mọi người có quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hoá, tham gia vào đời sống văn hoá, được sử dụng A. các cơ sở văn hoá. D. các giá trị văn hoá. B. các nhạc cụ văn hoá. C. các không gian văn hoá. Câu 34: Theo quy định của pháp luật, với các di sản văn hóa công cộng có giá trị và được pháp luật bảo vệ, công dân có quyền A. quản lý để phát triển du lịch cộng đồng. B. xác lập quyền sở hữu tài sản cá nhân. C. phá bỏ nếu không phù hợp với cá nhân. D. tiếp cận và hưởng thụ các giá trị di sản. Câu 35: Công dân tham gia tìm hiểu, nghiên cứu phong tục tập quán của các dân tộc là thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hóa ở nội dung nào dưới đây? A. Nghĩa vụ. B. Quyền. C. Trách nhiệm pháp lý. D. Trách nhiệm kinh tế. Câu 36: Hoạt động của các chủ thể thực hiện các biện pháp tích cực để gìn giữ giá trị di sản văn hoá trong cộng đồng và lưu truyền nó theo thời gian là nội dung của khái niệm nào dưới đây? A. Sử dụng di sản văn hoá. B. Chuyển giao di sản văn hoá. C. Bảo vệ di sản văn hoá. D. Tái tạo di sản văn hoá. Câu 37: Theo quy định của pháp luật, việc làm nào dưới đây vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hóa? A. Từ chối bảo vệ giá trị di sản. B. Ban hành nội quy tham quan. C. Từ chối phá hoại di tích văn hóa. D. Hướng dẫn nghiên cứu di sản. Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi Trong những năm qua, nhà sưu tầm cổ vật N đã sưu tầm được hàng ngàn cổ vật, trong đó có nhiều cổ vật quý hiếm, có giá trị lớn về văn hoá, lịch sử. Phần lớn các cổ vật này được ông lựa chọn để trao tặng cho các bảo tàng, trường đại học để phục vụ trưng bày và giảng dạy. Số còn lại được ông trưng bày tại nhà hàng của mình ở một địa điểm du lịch để phục vụ du khách tham quan miễn phí. Câu 37: Ông N đã thể hiện quyền của công dân trong bảo vệ di sản văn hóa ở nội dung nào dưới đây? A. Thay đổi nội dung cổ vật. B. Trao tặng cô vật có giá trị. C. Thu phí tham quan cổ vật. D. Giữ gìn giá trị các cổ vật. Câu 38: Nội dung nào dưới đây thể hiện nghĩa vụ của ông N trong việc tham gia bảo vệ di sản văn hóa? A. Trao tặng cổ vật cho bảo tàng. B. Giới thiệu giá trị của cổ vật. C. Trưng bày cổ vật tại gia đình. D. Giữ gìn giá trị của các Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi Hằng năm trường trung học phổ thông B thường tổ chức cho học sinh đi tham quan các di tích lịch sử - văn hoá ở tỉnh nhà. Qua hoạt động tham quan này, học sinh của trường được thực hiện quyền của công dân về bảo vệ di sản văn hoá, được giáo dục truyền thống văn hoá của dân tộc qua các thời kì lịch sử. Khi đi tham quan, học sinh tìm hiểu ý nghĩa, lịch sử của các di sản văn hoá. Một số bạn còn ghi chép lại các sự kiện, tìm hiểu thêm các tư liệu liên quan đến di tích Câu 39: Hoạt động tổ chức cho học sinh tham quan các di tích lịch sử văn hóa tỉnh của của trường THPT B là góp phần thực hiện quyền của công dân trong bảo vệ di sản văn hóa ở nội dung nào dưới đây? A. Khai thác nguồn lợi kinh tế của di sản. B. Tôn tạo và bổ sung các di sản mới. C. Tham gia phục dựng giá trị di sản. D. Tiếp cận và hưởng thụ giá trị di sản. Câu 40: Việc làm nào sau đây của các bạn học sinh thể hiện nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hóa?

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.