Content text Giáo án Đạo đức 4 Chân trời sáng tạo.pdf
Tuần 1 CHỦ ĐỀ: BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG Bài 1: Người lao động quanh em (Tiết 1) I. Yêu cầu cần đạt: 1. Năng lực đặc thù - Năng lực điều chỉnh hành vi: Nêu được đóng góp của một số người lao động ở xung quanh; biết vì sao phải biết ơn người lao động. 2. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động trong việc tìm hiểu thêm những đóng góp của những người lao động ở xung quanh. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Xác định được nhiệm vụ của nhóm và trách nhiệm, hoạt động của bản thân trong nhóm. 3. Phẩm chất: - Yêu nước: Kính trọng, biết ơn người lao động. - Nhân ái: Thể hiện được sự quý trọng bạn bè trong quá trình thảo luận nhóm. II. Đồ dùng dạy học: - GV: SGK, bài giảng Power Point - HS: SGK III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động khởi động (5 phút) Hoạt động 1: Đố bạn a. Mục tiêu - Tạo hứng thú học tập cho HS, nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới b. Cách tiến hành - Tổ chức HS chơi trò chơi Đố bạn. Cách chơi: GV chuẩn bị các lá thăm có viết tên nghề nghiệp. Mỗi lượt 2HS - HS tham gia trò chơi
bốc thăm, thảo luận và diễn tả bằng hành động. Các HS còn lại đoán tên nghề nghiệp - Yêu cầu HS kể thêm một số tên nghề nghiệp mà em biết? - Nhận xét, dẫn dắt vào bài mới: Người lao động quanh em (Tiết 1) - HS thi đua kể - HS lắng nghe 2. Hoạt động Kiến tạo tri thức mới (15 phút) Hoạt động 2: Nêu công việc và đóng góp của người lao động trong tranh a. Mục tiêu - HS nêu được đóng góp của một số người lao động b. Cách tiến hành - Tổ chức HS thảo luận nhóm 4 quan sát tranh, nêu công việc và đóng góp của những người trong tranh - Gọi đại diện các nhóm trình bày - Nhận xét, tuyên dương - Kể thêm đóng góp của người lao động trong các công việc khác? - HS thảo luận nhóm 4 thực hiện yêu cầu Tranh 1: Nhân viên giao hàng => giao hàng hóa Tranh 2: Chiến sĩ hải quân => bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Tranh 3: Thợ may => may quần áo, mũ, nón. Tranh 4: Ngư dân => đánh bắt tôm, cá Tranh 5: Nông dân => sản xuất lương thực (lúa, gạo,...) Tranh 6: Giáo viên => dạy học - Đại diện các nhóm chia sẻ - HS lắng nghe - HS thi đua kể cá nhân - Lắng nghe
- GV nhận xét, kết luận: Mỗi người lao động đều có đóng góp ý nghĩa cho xã hội. Hoạt động 3: Đọc chuyện và trả lời câu hỏi a. Mục tiêu - HS biết vì sao phải biết ơn người lao động b. Cách tiến hành - Gọi HS đọc câu chuyện Buổi học đầu tiên - Tổ chức HS thảo luận nhóm đôi TLCH: + Cô giáo đã làm gì sau khi Hà giới thiệu về nghề nghiệp của bố mẹ? + Theo em, vì sao phải biết ơn người lao động? - Gọi đại diện các nhóm TLCH - Nhận xét, tuyên dương - 1HS đọc câu chuyện - HS thảo luận nhóm đôi + Cô giáo đã đặt tay lên vai Hà an ủi, động viên; nói lời cảm ơn với bố mẹ Hà và dặn cả lớp phải biết ơn người lao động. + HS trả lời theo ý hiểu Ví dụ: Phải biết ơn người lao động vì họ giúp cuộc sống, xã hội tốt đẹp hơn; Biết ơn người lao động là hành vi văn minh, lịch sự, biểu hiện của người dân yêu nước,..... - Đại diện nhóm chia sẻ trước lớp - Lắng nghe 3. Hoạt động luyện tập (15 phút) Hoạt động 4: Nhận xét các ý kiến a. Mục tiêu - Có thái độ phù hợp với các đóng góp của người lao động và củng cố được ý nghĩa
của việc biết ơn người lao động. b. Cách tiến hành - Tổ chức HS thảo luận nhóm 4 đọc thông tin và nhận xét các ý kiến. Sau mỗi ý kiến được nêu GV sẽ hỏi HS vì sao đồng tình hoặc không đồng tình. - Gọi đại diện các nhóm trình bày - Nhận xét, tuyên dương - HS thảo luận nhóm 4 Đồng tình với các ý kiến: 1, 2, 4 Không đồng tình với ý kiến: 3 - Đại diện các nhóm chia sẻ - Lắng nghe Hoạt động 5: Bày tỏ thái độ đồng tình hoặc không đồng tình a. Mục tiêu - HS có thái độ phù hợp với các đóng góp của người lao động và củng cố được ý nghĩa của việc biết ơn người lao động. b. Cách tiến hành - Tổ chức HS đọc thông tin và làm việc cá nhân. Giơ thẻ cười/ không cười tương ứng với đồng tình/ không đồng tình và giải thích vì sao. - Nhận xét, kết luận: Cần biết ơn với người lao động. Cần có thái độ không đồng tình với những hành vi, lời nói thiếu sự tôn trọng với người lao động, - HS chọn thẻ Tranh 1: Đồng tình (Nhận biết phù hợp về đóng góp của cô lao công trong trường học) Tranh 2: Đồng tình (Phát biểu phù hợp về thái độ với người lao động) Tranh 3: Không đồng tình (Phát biểu chưa phù hợp về đóng góp của người lao động thiết kế thời trang) Tranh 4: Đồng tình (Có thái độ biết ơn với cảnh sát phòng cháy chữa cháy) - HS lắng nghe