PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Giáo án Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo -Phần 1.2.pdf

Giáo án Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo - Zalo 0969325896 1 Ngày soạn: .../.../... Ngày dạy: .../.../.... TIẾT: VĂN BẢN 1: QUÊ HƯƠNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nhận biết và phân tích được nét độc đáo về hình thức của bài thơ. - Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua VB. - Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà VB muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của VB; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề. - Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, lối sống, cách thưởng thức, đánh giá của cá nhân do VB đã học mang lại. 2. Năng lực Năng lực chung - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp. - Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề. Năng lực đặc thù - Nhận biết và phân tích được nét độc đáo về hình thức của bài thơ thể hiện qua bố cục, kết cấu, ngôn ngữ, biện pháp tu từ trong bài thơ Quê hương. - Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua bài thơ Quê hương. - Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà VB muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của bài thơ Quê hương; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.
Giáo án Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo - Zalo 0969325896 2 - Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, lối sống, cách thưởng thức, đánh giá của cá nhân do bài thơ Quê hương mang lại. 3. Phẩm chất - Thể hiện tình yêu quê hương bằng những hành động thiết thực. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - Giáo án; - SGK, SGV Ngữ văn 9; - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; - Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm; - Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp; - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà; 2. Đối với học sinh - SGK, SBT Ngữ văn 9. - Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học... - Bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học Quê hương. b. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, theo dõi video ca nhạc Quê hương Việt Nam tôi – Thùy Chi và nêu cảm nghĩ. c. Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, xem video ca nhạc Quê hương Việt Nam tôi – Thùy Chi và trả lời câu hỏi: Hình ảnh sâu đậm nhất về quê hương trong em là gì? - Link video: https://www.youtube.com/watch?v=y_8Cd7BC17s (0:00 – 4:30). Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.
Giáo án Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo - Zalo 0969325896 3 - GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 - 2 HS trình bày trước lớp. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá. - Gợi mở: + Một số hình ảnh quê hương: + Hình ảnh quê hương trong tâm trí mỗi người lại mang một dáng vẻ riêng. Quê hương là chốn bình yên, là những cánh đồng trải dài mênh mông, là những cánh diều bay cao vút trên bầu trời chở ước mơ, hoài bão của tuổi thơ, là con sông uốn lượn như dải lụa quanh làng, là những con người chân chất, giản dị mà sâu nặng nghĩa tình... - GV dẫn dắt vào bài học mới: “Có một đề tài, trở đi trở lại như một lời khấn khứa, càng viết nhiều, càng hay”. Có lẽ nào, đấy là quê hương. Trong dòng chảy văn học, ta từng nghe một quê hương với ánh trăng, chùm khế, với cảnh diều ngây dại mà thiêng liêng trong thơ Đỗ Trung Quân, từng lặn mình với quê hương của Hoàng Cầm trong “Bên kia sông Đuống” trong những năm kháng chiến máu lửa, đau thương, từng khắc khoải với tấm lòng của người nông dân mộc mạc, chân chất trong “Làng” của Kim Lân. Và nay, giữa đề tài đã được “đào xới nhiều lần, thiên hạ đã đi mòn lối cỏ”, ta vẫn thấy một dòng ánh sáng yêu thương, rất riêng trong Quê hương của Tế Hanh. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học
Giáo án Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo - Zalo 0969325896 4 a. Mục tiêu: Nắm được nội dung chủ đề thể loại các tác phẩm có trong chủ đề. Nắm được các khái niệm về đề tài, chi tiết. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến chủ đề Thương nhớ quê hương. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức chung về nội dung bài Thương nhớ quê hương. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS: + Đọc phần Giới thiệu bài học, khái quát chủ đề Thương nhớ quê hương. + Nêu tên và thể loại các VB đọc chính và VB đọc kết nối chủ điểm, VB đọc mở rộng theo thể loại. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe câu hỏi, đọc phần Giới thiệu bài học và tìm tên các VB trong bài 1. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. I. Giới thiệu bài học - Chủ đề Thương nhớ quê hương bao gồm các văn bản thơ và tùy bút. - Tên và thể loại của các VB đọc chính và VB đọc kết nối chủ điểm, đọc mở rộng theo thể loại: Tên văn bản Thể loại Quê hương Thơ Bếp lửa Thơ Vẻ đẹp của sông Đà Tùy bút Mùa xuân nho nhỏ Thơ

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.