Content text Chủ đề 4. Thế giới trong và sau chiến tranh lạnh.docx
b) Hiến chương Liên hợp quốc có nhiều nguyên tắc, trong đó nhấn mạnh việc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia. c) Một nguyên tắc quan trọng trong quá trình hoạt động của Liên hợp quốc là nếu có tranh chấp quốc tế thì các bên phải giải quyết bằng biện pháp hoà bình. d) Liên hợp quốc quy định các nước thành viên phải tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của 5 cường quốc (Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc). Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân quyền và các quyền. Mọi người đều được tạo hoá ban cho lí trí và lương tâm, và cần phải đối xử với nhau bằng tình anh em”. (Trích: Điều 1, Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của Liên hợp quốc) a) Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của Liên hợp quốc là tuyên ngôn về các quyền của con người nói chung, không có sự phân biệt nước lớn, nước nhỏ. b) Theo Điều 1 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, chỉ các dân tộc trên thế giới sau khi giành được độc lập mới có quyền tự do và bình đẳng. c) Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền đã góp phần xây dựng một thế giới công bằng hơn, tạo cơ hội phát triển cho tất cả mọi người ở mọi quốc gia trên thế giới. d) Trong việc bảo đảm quyền con người, Liên hợp quốc chỉ tập trung bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em ở các nước đang chịu “di chứng” của chủ nghĩa thực dân. Câu 4. Đọc đoạn tư liệu sau đây: [Đối với việc thúc đẩy quá trình phi thực dân hoá trên thế giới, năm 1960] “Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua bản Tuyên ngôn về thủ tiêu hoàn toàn chủ nghĩa thực dân, trao trả độc lập cho các quốc gia và dân tộc thuộc địa... Như thế, Tuyên ngôn đã khẳng định các nước thực dân đã vi phạm nguyên tắc quan trọng nhất của luật pháp quốc tế; khẳng định rõ ràng cơ sở pháp lí quốc tế của cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc bị áp bức”. (Nguyễn Quốc Hùng, Nguyễn Hồng Quân, Liên hợp quốc và Lực lượng gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, tr.46) a) Liên hợp quốc đóng vai trò quyết định vào quá trình giải trừ chủ nghĩa thực dân. b) Việt Nam trở thành biểu tượng thúc đẩy quá trình phi thực dân hoá trên thế giới. c) Mỹ và các nước phương Tây là những quốc gia dân chủ và tiên tiến, đi tiên phong trong việc ủng hộ thúc đẩy quá trình phi thực dân hoá trên thế giới.