Content text 26. THPT Hậu Lộc 1- Tỉnh Thanh Hóa.docx
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT HẬU LỘC I ĐỀ THI THỬ TNTHPTQG KHỐI 12 LẦN I NĂM HỌC 2024 -2025 MÔN: VẬT LÝ 12 Thời gian làm bài: 50 phút. (Đề thi gồm 4 trang). Họ, tên thí sinh:..................................................................... . Số báo danh ……. Lấy số Avôgađrô 2316,02.10() ANmol ; 191,6.10()eC , hằng số chất khí 8,31(/.)RJmolK ; 3,14 ; 0()()273TKtC ; 00()1,8()32tFtC PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM PHƯƠNG ÁN NHIỀU LỰA CHỌN. (Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án). Câu 1. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về chất khí? A. Lực tương tác giữa các nguyên tử, phân tử rất yếu. B. Các phân tử khí ở rất gần nhau. C. Chất khí không có hình dạng và thể tích riêng. D. Chất khí luôn chiếm toàn bộ thể tích bình chứa và có thể nén được dễ dàng. Câu 2. Câu nào sau đây nói về truyền nhiệt và thực hiện công là không đúng? A. Thực hiện công là quá trình có thể làm thay đổi nội năng của vật. B. Trong thực hiện công có sự chuyển hoá từ nội năng thành cơ năng và ngược lại. C. Trong truyền nhiệt có sự truyền động nâng từ phân tử này sang phân tử khác. D. Trong truyền nhiệt có sự chuyển hoá từ cơ năng sang nội năng và ngược lại. Câu 3. Câu nào sau đây nói về nhiệt lượng là không đúng? A. Nhiệt lượng là số đo độ biến thiên nội năng của vật trong quá trình truyền nhiệt. B. Một vật lúc nào cũng có nội năng nên lúc nào cũng có nhiệt lượng. C. Đơn vị của nhiệt lượng cũng là đơn vị của nội năng. D. Nhiệt lượng không phải là nội năng. Câu 4. Đơn vị nào sau đây là đơn vị của nhiệt hoá hơi riêng của chất lỏng? A. Jun trên kilôgam độ (J/kg.độ). B. Jun trên kilôgam (J/ kg). C. Jun (J). D. Jun trên độ (J/ độ). Câu 5. Hệ thức UAQ với A > 0, Q < 0 diễn tả cho quá trình nào của chất khí? A. Nhận nhiệt và sinh công. B. Nhận công và nội năng giảm. C. Truyền nhiệt và nội năng giảm. D. Nhận công và truyền nhiệt. Câu 6. Đổ nước đá vào trong một cốc thủy tinh (không thủng hay vỡ), một lát sau bên ngoài thành cốc xuất hiện những giọt nước. Những giọt nước này được hình thành là do quá trình A. ngưng kết. B. nóng chảy. C. đông đặc. D. ngưng tụ. Câu 7. Nội năng của vật trong hình nào sau đây đang giảm?
M N . B Câu 17. Biết nhiệt nóng chảy của nước đá là 434.10J/kg. Nhiệt lượng cần cung cấp để làm nóng chảy hoàn toàn một cục nước đá có khối lượng 400 gam là A. 3136.10J. B. 3273.10J. C. 368.10J. D. 336.10J. Câu 18. Một chất khí mà các phân tử có vận tốc trung bình là 1760 m/s ở 0C. Vận tốc trung bình của các phân tử khí này ở nhiệt độ 1000C gần nhất là bao nhiêu m/s? A. 3800 m/s B. 380 m/s C. 2800 km/s D. 800 m/s . PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Mỗi câu ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Trong các phát biểu sau đây về một lượng khí lí tưởng xác định, phát biểu nào là đúng, phát biểu nào là sai? a. Trong quá trình đẳng tích, áp suất của một lượng khí xác định tỉ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối. b. Khi giữ nhiệt độ không đổi, nếu thể tích khí tăng thì áp suất khí giảm. c. Khi thể tích của khí không đổi, nếu tốc độ của mỗi phân tử tăng lên gấp đôi thì áp suất cũng tăng lên gấp đôi. d. Khi khối khí giảm nhiệt độ, tương ứng động năng trung bình của các phân tử khí cũng giảm nhưng giảm chậm hơn sự giảm nhiệt độ. Câu 2. Treo đoạn dây dẫn MN có chiều dài 50lcm , khối lượng của một đơn vị chiều dài là 0,04kg bằng hai dây mảnh, nhẹ sao cho dây dẫn nằm ngang, Biết cảm ứng từ có chiều như hình vẽ, có độ lớn 0,04BT . Cho 8IA có chiều từ M đến N. Lấy g = 10 m/s 2 . a. Lực từ tác dụng lên dây dẫn MN có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới. b. Đoạn dây MN cân bằng do lực căng dây treo cân bằng với lực từ. c. Lực căng tác dụng lên mỗi dây treo có độ lớn 0,18N . d. Để lực căng dây bằng 0 thì dòng điện chạy trong dây dẫn có chiều từ N đến M và có cường độ là 10A . Câu 3. Người ta truyền cho khí trong xi lanh một nhiệt lượng 300 J. Khí nở ra và thực hiện công 240 J. đẩy pit-tông lên. a. Khối khí trong xi lanh nhật nhiệt lượng là một lượng bằng 300 J. b. Khối khí thực hiện công nên A0 và có giá trị là 240 J. c. Biểu thức nguyên lí I nhiệt động lực học trong trường hợp này là QAU. d. Độ biến thiên nội năng của khí có giá trị là 60J. Câu 4. Một học sinh tạo ra một nhiệt kế sử dụng một thang đo nhiệt độ mới cho riêng mình, gọi là thang nhiệt độ Z, có độ vị là o Z. Trong đó, nhiệt độ của nước đá đang tan ở 1atm là -5 o Z và nhiệt độ nước sôi ở 1atm là 105 0 Z. a. Biểu thức chuyển đổi nhiệt độ từ thang nhiệt độ Celcius sang thang nhiệt độ Z có dạng: t o Z = 2,1.t o C - 5 b. Nếu dùng nhiệt kế mới này để đo nhiệt độ một vật thì thấy giá trị 61 o Z, nhiệt độ của vật trong thang đo nhiệt độ Celcius là 60 o C. c. Nhiệt độ của một vật được đọc trên nhiệt kế Fahrenheit là 104 o F thì trên nhiệt kế Z có nhiệt độ bằng 40 0 Z. d. Để chỉ số trên hai thang đo nhiệt độ ( o C và o Z) bằng nhau thì nhiệt độ của vật bằng 50 o C. PHẦN III: CÂU TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI NGẮN. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Bình chứa khí nén ở nhiệt độ 27 °C và áp suất 40 atm. Do bình hở, một nửa lượng khí trong bình thoát ra và nhiệt độ hạ xuống đến 12 °C. Áp suất của khí còn lại trong bình là bao nhiêu atm? ( coi khí là khí lí tưởng, thể tích khí không đổi).
Câu 2. Một dây dẫn thẳng dài 1,4 m đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ 0,25 T. Khi dòng điện cường độ 12 A chạy qua dây dẫn thì dây dẫn này bị tác dụng một lực bằng 2,1 N. Góc hợp bởi hướng của dòng điện chạy qua dây dẫn và hướng của vectơ cảm ứng từ bằng bao nhiêu độ? Câu 3. Khi truyền nhiệt lượng J cho khí trong một xilanh hình trụ thì khí nở ra đẩy pit-tông lên làm thể tích của khí tăng thêm . Biết áp suất của khí là và coi áp suất này không đổi trong quá trình khí thực hiện công.Tính độ biến thiên nội năng của khí ra đơn vị MJ? Câu 4. Tổng khối lượng của một vận động viên trượt tuyết và tấm ván trượt là 75 kg. Hệ số sát giữa tấm ván trượt và mặt băng là 0,2. Giả sử rằng toàn bộ tuyết bên dưới ván trượt đang ở 0°C và toàn bộ năng lượng sinh ra (dưới dạng nhiệt) do ma sát được lớp tuyết bên dưới ván hấp thụ. Tuyết dính vào ván trượt cho đến khi tan chảy. Cho biết nhiệt nóng chảy riêng của băng là Lấy g = 10 m/s 2 . Vận động viên này phải trượt đi quãng đường bao nhiêu kilomet để có thể làm tan chảy hết khối lượng 1 kg băng? ( Làm tròn đến phần mười ) Câu 5. Bạn Lan đun nóng dầu ô liu trong một nồi nhôm có khối lượng 0,2 kg, nhiệt độ của dầu và nồi tăng từ 020C (nhiệt độ phòng) tới 060C trong 10 phút, hãy tính khối lượng dầu ô liu được đun nóng. Biết rằng nhiệt dung riêng của dầu và nồi nhôm lần lượt là 1970/. dcJkgK , 880/. ncJkgK , bếp điện có công suất 500W và hiệu suất của quá trình đun là 80%.( m tính theo (kg) và làm tròn đến 2 chữ số thập phân sau dấu phẩy ) Câu 6. Sự bay hơi của mồ hôi là một cơ chế quan trọng để điều hòa nhiệt độ ở một số động vật máu nóng. Khối lượng nước cần bay hơi từ da của một người đàn ông nặng 70 kg để nhiệt độ cơ thể anh ta hạ o1C là bao nhiêu? Nhiệt hóa hơi riêng của nước ở nhiệt độ cơ thể 37Co là 2,42 610 J/kg . Nhiệt dung riêng của cơ thể con người bình thường là 3480 J/kgK ( m tính theo (g) và làm tròn đến hàng đơn vị ) HẾT. Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.