Content text 12. Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 Lịch Sử THPT Chuyên Phan Bội Châu - có lời giải.docx
Trang 1 TRƯỜNG THPT CHUYÊN PHAN BỘI CHÂU ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT MÔN: LỊCH SỬ 12 NĂM 2024 – 2025 Thời gian làm bài: 50 phút PHẦN I: CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN Câu 1: Hiện nay, Việt Nam vận dụng nguyên tắc của Liên hợp quốc để bảo đảm hòa bình ở Biển Đông thông qua chủ trương nào sau đây? A. Tiếp tục đẩy mạnh cuộc đấu tranh pháp lý tại Tòa án quốc tế. B. Tuân thủ luật pháp quốc tế để thực hiện quyền tài phán quốc gia. C. Tham gia vào các liên minh chính trị-quân sự mang tính phòng thủ. D. Chỉ đe dọa sử dụng vũ lực khi bị nước ngoài xâm phạm chủ quyền Câu 2: Một trong những địa phương giành chính quyền đầu tiên trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam (ngày 18-8-1845) là A. Đồng Nai Thượng. B. Quảng Nam. C. Sài Gòn. D. Hà Tiên. Câu 3: Trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam, lực lượng chính trị không thể hiện vai trò nào sau đây? A. Là cơ sở chủ yếu để tiến hành bạo lực cách mạng. B. Là lực lượng quyết định thắng lợi của Tổng khởi nghĩa. C. Là lực lượng chính chiếm các cơ quan đầu não của kẻ thủ. D. Là lực lượng xung kích, nòng cốt trong Tổng khởi nghĩa. Câu 4: Một trong những mục tiêu của Liên hợp quốc được quy định trong Hiến chương của tổ chức này A. Chấm dứt tình trạng đổi đầu Đông-Tây. B. Chấm dứt chiến tranh thế giới thứ nhất. C. Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia. D. Duy trì bền vững trật tự thế giới một cực. Câu 5: Một trong những thành viên sáng lập của tổ chức ASEAN là A. Thái Lan. B. Cam-pu-chia. C. Hàn Quốc. D. Mi-an-ma. Câu 6: Ngày 2-9- 1945 gắn với sự kiện nào sau đây trong lịch sử dân tộc Việt Nam? A. Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giành thắng lợi. B. Chiến dịch Huế-Đà Nẵng toàn thắng. C. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập. D. Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng Câu 7: Sau chiến tranh lạnh, lĩnh vực nào sau đây trở thành trung tâm trong quan hệ quốc tế? A. Văn hóa B. Giáo dục. C. Kinh tế D. Y tế Câu 8: Một trong những cường quốc tham dự Hội nghị I-an-ta (tháng 2-1945) là
Trang 3 A. Bắc Triều Tiên. B. Đông Âu. C. Tây Âu. D. Đông Đức. Câu 17: Trong giai đoạn sau Chiến tranh lạnh, các cường quốc điều chỉnh quan hệ theo xu hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp chủ yếu là do A. tác động tích cực của các tập đoàn tư bản đối với nền chính trị. B. các tổ chức chính trị tăng cường can thiệp vào quan hệ quốc tế. C. hoạt động hiệu quả của các tổ chức liên kết thương mại quốc tế. D. muốn có điều kiện thuận lợi để vươn lên xác lập vị thế quốc tế. Câu 18: Cộng đồng ASEAN được xây dựng dựa trên một trong ba trụ cột là A. Cộng đồng Giáo dục ASEAN. B. Cộng đồng Quân sự ASEAN. C. Cộng đồng Kinh tế ASEAN. D. Cộng đồng Ngoại giao ASEAN. Câu 19: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đóng góp của tổ chức Liên hợp quốc? A. Xóa bỏ nguy cơ làm bùng nổ xung đột quân sự trên thế giới. B. Thúc đẩy hợp tác quốc tế về chính trị, thương mại. C. Góp phần xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc ở châu Phi. D. Thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các dân tộc. Câu 20: Năm 1984, quốc gia nào sau đây gia nhập ASEAN? A. Xin-ga-po. B. Bru-nây. C. Phi-líp-pin. D. Lào. Câu 21: Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương họp tại Tân Trào, Tuyên Quang (ngày 14,15- 8-1945) đã A. thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân tổng khởi nghĩa. B. phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp. C. đề ra đường lối đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. D. thành lập Mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng minh. Câu 22: Sự kiện nào sau đây diễn ra trong giai đoạn xác lập và phát triển của trật tự thế giới hai cực I-an-ta? A. Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va chấm dứt hoạt động. B. Liên Xô và Mỹ thỏa thuận hạn chế vũ khí chiến lược. C. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ra đời. D. Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á-Âu (ASEM) được thành lập. Câu 23: Tổ chức nào sau đây được hình thành từ trong Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Liên hợp quốc. B. MAPHILINDO. C. Hội quốc liên. D. Liên minh Châu Âu. Câu 24: Một trong những bài học kinh nghiệm rút ra từ thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 có thể vận dụng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay là A. xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân là nhiệm vụ hàng đầu. B. xây dựng và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc. C. đẩy mạnh sự nghiệp kháng chiến và xây dựng hậu phương. D. tăng cường liên minh chiến đấu giữa ba nước Đông Dương.