Content text CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MD NGƯỜI VÀ ĐV.docx
PHẦN I: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1. Histamin làm cho mạch máu ở vùng lân cận …(1)… và …(2)… tính thấm đối với huyết tương. Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là: A. 1 – co lại; 2 – giảm. B. 1 – co lại; 2 – tăng. C. 1 – dãn ra; 2 – giảm. D. 1 – dãn ra; 2 – tăng. Câu 2. Acid và enzyme …(1)… trong dạ dày là các đáp ứng …(2)… của hệ tiêu hóa. Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là: A. 1 – pepsin; 2 – không đặc hiệu. B. 1 – pepsin; 2 – đặc hiệu. C. 1 – pectin; 2 – không đặc hiệu. D. 1 – pectin; 2 – đặc hiệu. Câu 3. Các tế bào cơ thể bị nhiễm virus tiết ra …(1)…, chất này kích thích các tế bào không bị nhiễm bệnh bên cạnh sản sinh ra các protein …(2)… sự sinh sản của vi khuẩn. Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là: A. 1 – epitope; 2 – ức chế. B. 1 – epitope; 2 – kích thích. C. 1 – interferon; 2 – ức chế. D. 1 – interferon; 2 – kích thích. Câu 4. Khi vào cơ thể, HIV xâm nhập và tăng sinh trong tế bào …(1)… và tiêu diệt tế bào này, dẫn đến làm suy yếu dần đáp ứng miễn dịch …(2)… và đáp ứng miễn dịch …(2)… Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2), (3) lần lượt là: A. 1 – T nhớ; 2 – dịch thể; 3 – tế bào. B. 1 – T nhớ; 2 – đặc hiệu; 3 – không đặc hiệu. C. 1 – T hỗ trợ; 2 – dịch thể; 3 – tế bào. D. 1 – T hỗ trợ; 2 – đặc hiệu; 3 – không đặc hiệu. Câu 5. Interferon được tổng hợp từ gene của tế bào bị nhiễm …(1)… và có bản chất là các phân tử …(2)… Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là: A. 1 – virus; 2 – protein. B. 1 – virus; 2 – lipid. C. 1 – vi khuẩn; 2 – protein. D. 1 – vi khuẩn; 2 – lipid. Câu 6. Kháng thể là chất do tế bào …(1)… sản xuất ra, có khả năng …(2)… và làm bất hoạt kháng nguyên. Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là: A. 1 – lympho T; 2 – liên kết. B. 1 – lympho T; 2 – đáp ứng. C. 1 – plasma; 2 – liên kết. D. 1 – plasma; 2 – đáp ứng. Câu 7. Miễn dịch tế bào quá trình tế bào …(1)… sẽ tiết ra …(2)… làm tan tế bào nhiễm. Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là: A. 1 – T độc; 2 – kháng thể. B. 1 – T độc; 2 – protein độc. C. 1 – plasma; 2 – kháng thể. D. 1 – plasma; 2 – protein độc. Câu 8. Vaccine truyền thống thường có bản chất là …(1)… đã bị làm yếu đi, …(2)… khả năng nhân lên trong tế bào. Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là: A. 1 – kháng thể; 2 – không còn. B. 1 – kháng thể; 2 – còn. C. 1 – kháng nguyên; 2 – không còn. D. 1 – kháng nguyên; 2 – còn. Câu 9. Ghép nội dung ở cột bên phải với nội dung ở cột bên trái để trở thành một câu có nội dung đúng về tác nhân và cách thức gây bệnh: 1. Nấm a. Xâm nhập vào tế bào và can thiệp vào hoạt động của tế bào để tạo ra các phần tử mới gây suy yếu, hủy hoại các tế bào cơ thể. 2. Giun, sán b. Xuyên thủng tế bào cơ thể, lấy chất dinh dưỡng từ tế bào, hủy hoại các tế bào mà chúng kí sinh. 3. Virus c. Lấy chất dinh dưỡng trong ống tiêu hóa của người, làm suy yếu cơ thể, có thể gây tử vong. 4. Vi khuẩn d. Giải phóng độc tố, hủy hoại các tế bào cơ thể. A. 1-c, 2-b, 3-d, 4-a. B. 1-b, 2-a, 3-d, 4-c. C. 1-c, 2-a, 3-b, 4-d. D. 1-b, 2-c, 3-d, 4-a. Câu 10. Ghép nội dung ở cột bên phải với nội dung ở cột bên trái để trở thành một câu có nội dung đúng về tác nhân vật lí và cách thức gây bệnh của nó: 1. Dòng điện a. Gây giảm thính lực hoặc điếc.
2. Nhiệt độ cao b. Gây biến tính protein, gây bỏng. 3. Âm thanh lớn kéo dài c. Gây giật, bỏng tại chỗ hoặc toàn thân. 4. Ánh sáng mặt trời mạnh d. Gây tổn thương DNA, có thể gây ung thư da. A. 1-c, 2-b, 3-a, 4-d. B. 1-a, 2-d, 3-c, 4-b. C. 1-c, 2-a, 3-b, 4-d. D. 1-a, 2-c, 3-d, 4-b. Câu 11. Ghép nội dung ở cột bên phải với nội dung ở cột bên trái để trở thành một câu có nội dung đúng về miễn dịch: 1. Miễn dịch không đặc hiệu a. Tốc độ nhanh, không có khả năng nhớ. b. Hiệu quả cao. c. Hiệu quả không cao. 2. Miễn dịch đặc hiệu d. Cần tiếp xúc trước và có tính đặc hiệu với từng kháng nguyên cụ thể. e. Tốc độ chậm, có khả năng nhớ. f. Tính đặc hiệu sẵn có, không cần tiếp xúc trước với kháng nguyên A. 1-acf, 2-bde. B. 1-bde, 2-acf. C. 1-abf, 2-cde. D. 1-cde, 3-abf. Câu 12. Ghép nội dung ở cột bên phải với nội dung ở cột bên trái để trở thành một câu có nội dung đúng về tác nhân hóa học và cách thức gây bệnh của nó: 1. Khí CO, CO 2 trong mỏ than a. Gây bỏng trên diện rộng hoặc hẹp. 2. Cyanid trong nấm, măng. b. Gây ngộ độc cấp tính, có thể gây tử vong. 3. Acid, kiềm c. Gây ngộ độc đường hô hấp, có thể tử vong. 4. Tetrodotoxin trong cá nóc. d. Là độc tố thần kinh, gây liệt cơ, ngừng hô hấp. A. 1-c, 2-b, 3-a, 4-d. B. 1-b, 2-d, 3-c, 4-a. C. 1-c, 2-a, 3-b, 4-d. D. 1-b, 2-c, 3-d, 4-a. Câu 13. Ghép nội dung ở cột bên phải với nội dung ở cột bên trái để trở thành một câu có nội dung đúng về thành phần của hàng rào bảo vệ bên ngoài và cách thức bảo vệ của nó: 1. Da a. Rửa trôi vi sinh vật và chứa enzyme lysozyme có thể tiêu diệt vi sinh vật. 2. Nước mắt, nước mũi,… b. Được tiết vào dạ dày chứa acid và enzyme giúp tiêu diệt vi khuẩn, virus, nấm. 3. Dịch tiêu hóa, dịch mật c. Chứa lactic acid và acid béo ức chế sự sinh trưởng của một số loại vi sinh vật. 4. Lông rung hệ hô hấp d. Lớp sừng và các tế bào biểu bì đã chết giúp ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn. A. 1-d, 2-b, 3-a, 4-c. B. 1-a, 2-b, 3-d, 4-c. C. 1-d, 2-a, 3-b, 4-c. D. 1-a, 2-d, 3-b, 4-c. Câu 14. Ghép nội dung ở cột bên phải với nội dung ở cột bên trái để trở thành một câu có nội dung đúng về cách thức bảo vệ của các tế bào trong máu: 1. Tế bào giết tự nhiên a. Phá hủy tế bào nhiễm virus, khối u. 2. Bạch cầu trung tín, đại thực bào b. Tiết ra độc tố tiêu diệt các loại giun kí sinh. 3. Bạch cầu ưa acid c. Nhận biết và thực bào mầm bệnh xâm nhập. A. 1-c, 2-b, 3-a. B. 1-a, 2-b, 3-c. C. 1-c, 2-a, 3-b. D. 1-a, 2-c, 3-b. Câu 15. Ghép nội dung ở cột bên phải với nội dung ở cột bên trái để trở thành một câu có nội dung đúng về vai trò của thành phần tham gia miễn dịch đặc hiệu: 1. Tế bào B a. Bắt giữ và mang kháng nguyên đến trình diện cho các tế bào T hỗ trợ làm hoạt hóa các tế bào T hỗ trợ. 2. Tế bào B và T nhớ b. Ghi nhớ kháng nguyên để khi chúng tái xâm nhập, sẽ tạo đáp ứng miễn dịch thứ phát nhanh hơn. 3. Tế bào trình diện c. Tăng sinh và biệt hóa tạo các tế bào B nhớ và tương bào. 4. Tương bào (tế bào plasma) d. Sản xuất ra kháng thể khớp với kháng nguyên đưa vào máu để tiêu diệt tác nhân gây bệnh. A. 1-d, 2-b, 3-a, 4-c. B. 1-d, 2-a, 3-b, 4-c. C. 1-c, 2-b, 3-a, 4-d. D. 1-c, 2-a, 3-b, 4-d.
Câu 16. Ghép nội dung ở cột bên phải với nội dung ở cột bên trái để trở thành một câu có nội dung đúng về nguyên nhân gây các bệnh tự miễn: 1. Viêm khớp a. Hệ miễn dịch tấn công và phá hủy các tế bào tuyến giáp làm giải phóng quá nhiều hormone. 2. Lupus ban đỏ b. Hệ miễn dịch tấn công và phá hủy protein histone, phá hủy DNA gây các triệu chứng phát ban,... 3. Bệnh basedow c. Kháng nguyên vi khuẩn lậu làm hệ miễn dich nhầm với các phân tử do tế bào khớp tiết ra. 4. Tiểu đường Type I d. Các tế bào T độc nhầm lẫn và tiêu diệt các tế bào sản xuất insulin ở tuyến tụy. A. 1-b, 2-d, 3-a, 4-c. B. 1-b, 2-a, 3-d, 4-c. C. 1-c, 2-a, 3-b, 4-d. D. 1-c, 2-b, 3-a, 4-d. Câu 17. Bệnh là sự ……… của bất kỳ bộ phận cơ quan hệ thống nào của cơ thể. Cụm từ còn thiếu điền vào chỗ trống là: A. sai lệch hoặc tổn thương về cấu trúc và chức năng B. thay đổi cấu trúc và chức năng C. biến đổi về cấu trúc và hình dạng D. suy yếu Hướng dẫn giải Bệnh là sự sai lệch hoặc tổn thương về cấu trúc và chức năng của bất kỳ bộ phận cơ quan hệ thống nào của cơ thể. �� Đáp án#A. Câu 18. Hai nguyên tử kháng thể IgG đặc hiệu với cùng một quyết định kháng nguyên, lấy từ hai cơ thể khác gene cùng loại giống nhau về: A. cấu trúc chuỗi nhẹ. B. cấu trúc phân tử. C. tính kháng nguyên. D. vị trí gắn kháng nguyên. Hướng dẫn giải Hai nguyên tử kháng thể IgG đặc hiệu với cùng một quyết định kháng nguyên, lấy từ hai cơ thể khác gene cùng loại giống nhau về vị trí gắn kháng nguyên. �� Đáp án D. Câu 19. Bệnh được chia thành: A. bệnh di truyền và bệnh không di truyền. B. bệnh truyền nhiễm và bệnh không truyền nhiễm. C. bệnh được gây ra bởi các nguyên nhân bên trong và bệnh được gây ra bởi các nguyên nhân bên ngoài. D. bệnh có triệu chứng và bệnh không có triệu chứng. Hướng dẫn giải Bệnh được chia thành hai loại: bệnh truyền nhiễm và bệnh không truyền nhiễm. �� Đáp án B. Câu 20. Đâu là nguyên nhân bên trong gây bệnh cho người và động vật? A. Vi khuẩn. B. Virus C. Nấm. D. Rối loạn di truyền. Hướng dẫn giải Nguyên nhân bên trong gây ra bệnh cho người và động vật gồm: yếu tố di truyền, thoái hóa do tuổi già, … �� Đáp án D. Câu 21. Vaccine có tác dụng kích thích hệ miễn dịch hình thành nên …(1)… đặc hiệu chống lại …(2)… Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là: A. 1 – kháng thể; 2 – virus. B. 1 – kháng thể; 2 – vi khuẩn. C. 1 – kháng nguyên; 2 – virus. D. 1 – kháng nguyên; 2 – vi khuẩn. Câu 22. Miễn dịch không đặc hiệu còn được gọi là …(1)… và miễn dịch đặc hiệu còn được gọi là …(2)… Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là: A. 1 – tự nhiên; 2 – thích ứng. B. 1 – bẩm sinh; 2 – thích ứng. C. 1 – tự nhiên; 2 – bẩm sinh. D. 1 – bẩm sinh; 2 – tự nhiên. Câu 23. Miễn dịch không đặc hiệu thể hiện đáp ứng …(1)… chống lại các tác nhân gây bệnh …(2)…, nghĩa là không đặc hiệu đối với các tác nhân gây bệnh. Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là: A. 1 – giống nhau; 2 – giống nhau. B. 1 – giống nhau; 2 – khác nhau. C. 1 – khác nhau; 2 – giống nhau. D. 1 – khác nhau; 2 – khác nhau.
Câu 24. Khi xảy ra phản ứng viêm thì các tế bào bị tổn thương tiết ra chất hóa học …(1)… dưỡng bào và bạch cầu …(2)… giải phóng histamin. Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là: A. 1 – ức chế; 2 – ưa acid. B. 1 – kích thích; 2 – ưa acid. C. 1 – ức chế; 2 – ưa kiềm. D. 1 – kích thích; 2 – ưa kiềm. Câu 25. Đâu không phải là tác nhân bên ngoài gây ra bệnh cho người và động vật? A. Tác nhân sinh học. B. Tác nhân hóa học. C. Chế độ dinh dưỡng. D. Tác nhân vật lý. Hướng dẫn giải Chế độ dinh dưỡng là tác nhân bên trong gây ra bệnh cho người và động vật. �� Đáp án C. Câu 26. Một ví dụ về bệnh không truyền nhiễm là: A. nấm da. B. lở mồm long móng C. ung thư. D. sốt rét. Hướng dẫn giải Ung thư là bệnh không truyền nhiễm. �� Đáp án C. Câu 27. Cơ thể chỉ bị bệnh khi tác nhân gây bệnh hội tụ đủ: A. 3 yếu tố: có khả năng gây bệnh, có con đường xâm nhiễm phù hợp và số lượng đủ lớn. B. 2 yếu tố: có con đường xâm nhiễm phù hợp và có khả năng thích nghi cao. C. 3 yếu tố: có con đường xâm nhiễm phù hợp, có khả năng thích nghi cao và số lượng đủ lớn D. 2 yếu tố: có khả năng gây bệnh và có số lượng đủ lớn. Hướng dẫn giải Cơ thể chỉ bị bệnh khi tác nhân gây bệnh hội tụ đủ 3 yếu tố: có khả năng gây bệnh, có con đường xâm nhiễm phù hợp và số lượng đủ lớn. �� Đáp án#A. Câu 28. Trong thực tế, nguyên nhân nào làm cho xác suất xâm nhiễm và gây bệnh của các tác nhân gây bệnh tồn tại trong môi trường tự nhiên trên người và động vật là rất nhỏ? A. Do các tác nhân gây bệnh trong môi trường tự nhiên không có khả năng thích nghi cao. B. Do các tác nhân gây bệnh trong môi trường tự nhiên không đủ số lượng (chưa đạt ngưỡng vượt tầm kiểm soát của cơ thể). C. Do cơ thể người và động vật không phù hợp với con đường gây bệnh của các tác nhân gây bệnh trong môi trường tự nhiên. D. Do cơ thể người và động vật có khả năng miễn dịch chống lại sự xâm nhiễm và gây bệnh của các tác nhân gây bệnh. Hướng dẫn giải Trong thực tế, nguyên nhân làm cho xác suất xâm nhiễm và gây bệnh của các tác nhân gây bệnh tồn tại trong môi trường tự nhiên trên người và động vật rất nhỏ là do cơ thể người và động vật có khả năng miễn dịch chống lại sự xâm nhiễm và gây bệnh của các tác nhân gây bệnh. �� Đáp án D. Câu 29. Cơ chế miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh được thực hiện bởi: A. hệ miễn dịch. B. miễn dịch không đặc hiệu. C. miễn dịch dịch thể. D. miễn dịch tế bào. Hướng dẫn giải Cơ chế miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh được thực hiện bởi hệ miễn dịch. �� Đáp án#A. Câu 30. Nối cột tác nhân gây bệnh và cách thức gây bệnh dưới đây: 1. Vi khuẩn a. xuyên thủng tế bào cơ thể, lấy chất dinh dưỡng từ tế bào, hủy hoại các tế bào mà chúng kí sinh. 2. Virus b. giải phóng độc tố, hủy hoại các tế bào cơ thể. 3. Nấm c. lấy chất dinh dưỡng trong ống tiêu hóa của người, làm suy yếu cơ thể, có thể gây tử vong. 4. Gium, sán d. xâm nhập vào tế bào và can thiệp vào hoạt động của tế bào để tạo ra các phần tử mới gây suy yếu, hủy hoại các tế bào cơ thể. A. 1a, 2b,3c, 4d. B. 1d, 2b, 3a, 4c. C.1b, 2d, 3a, 4c. D. 1a, 2c, 3d, 4b. Hướng dẫn giải