Content text BÀI 35 KHÁI QUÁT VỀ DI TRUYỀN HỌC.docx
1 Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/… CHỦ ĐỀ 11: DI TRUYỀN BÀI 35: KHÁI QUÁT VỀ DI TRUYỀN HỌC I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Nêu được khái niệm di truyền, khái niệm biến dị. - Nêu được gene quy định di truyền và biến dị ở sinh vật, qua đó gene được xem là trung tâm của di truyền học. 2. Năng lực Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: Tự xác định được mục tiêu học tập các nội dung về hiện tượng di truyền, chủ động tìm kiếm nguồn tài liệu liên quan đến nội dung về di truyền, biến dị, gene; Chủ động, tích cực tìm hiểu về các hiện tượng di truyền trong tự nhiên. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt dưới dạng viết và nói về hiện tượng di truyền; Lắng nghe, phản hồi và tranh biện về nội dung được giao trong hoạt động nhóm và trong tập thể lớp. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng học được về di truyền, biến dị, gene để nhận ra các hiện tượng xảy ra trong thực tiễn. Năng lực khoa học tự nhiên: - Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được khái niệm di truyền, khái niệm biến dị; Nêu được gene quy định di truyền và biến dị ở sinh vật, qua đó gene được xem là trung tâm của di truyền học. - Tìm hiểu tự nhiên: Xác định được gene là trung tâm của di truyền học.
2 - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nhận ra được một số hiện tượng di truyền, biến dị trong tự nhiên. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân để tìm hiểu về các hiện tượng di truyền và biến dị. - Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ khi được GV và bạn cùng nhóm phân công. - Trung thực, cẩn thận trong trình bày kết quả học tập của cá nhân và của nhóm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - Giáo án, SGK, SGV, SBT Khoa học tự nhiên 9 - Chân trời sáng tạo. - Máy tính, máy chiếu (nếu có). - Hình ảnh 35.1 - 35.2 và các hình ảnh liên quan. - Phiếu học tập. 2. Đối với học sinh - SGK, SBT Khoa học tự nhiên 9 - Chân trời sáng tạo. - Nghiên cứu bài học trước khi lên lớp. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Thu hút, tạo hứng thú học tập cho HS, tạo tính huống và xác định vấn đề học tập. b. Nội dung: GV đặt vấn đề, tạo hứng thú học tập cho HS; HS quan sát các hình ảnh về di truyền và biến dị, trả lời câu hỏi mở đầu SGK trang 150. c. Sản phẩm học tập: Ý kiến, trao đổi của HS cho câu hỏi mở đầu SGK trang 150. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đặt vấn đề, yêu cầu HS quan sát các hình ảnh sau:
3 - GV dẫn dắt HS, yêu cầu HS trả lời câu hỏi Mở đầu tr.150 SGK: Tại sao ở người, con cái có những đặc điểm giống và không giống với bố, mẹ? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS vận dụng hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS xung phong trả lời: Các cá thể thuốc các thế hệ khác nhau trong một gia đình có những đặc điểm giống nhau nhờ có sự di truyền từ bố, mẹ của chúng hoặc cũng có thể có những đặc điểm sai khác so với bố hoặc mẹ của chúng là do hiện tượng biến dị. - GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV ghi nhận các ý kiến trả lời của HS, chốt đáp án. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Từ xa xưa, hiện tượng di truyền đã được đề cập đến trong văn học Việt Nam, chẳng hạn như câu tục ngữ “Gái giống cha giàu ba họ, trai giống mẹ khó ba đời”,... Con cháu sinh ra thường có những đặc điểm di truyền từ ông bà, bố mẹ. Tuy nhiên, vẫn còn có những đặc điểm khác với thế hệ trước, ví dụ một gia đình bình thường nhưng sinh ra con bị bạch tạng,... Vậy nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng
4 trên? Và ai là người đã đặt ra nền móng nghiên cứu về các hiện tượng di truyền và biến dị ở các sinh vật? Để có câu trả lời chính xác cho các câu hỏi trên, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu - Bài 35: Khái quát di truyền học. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm di truyền, biến dị a. Mục tiêu: Nêu được khái niệm di truyền, biến dị. b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ; HS tìm hiểu nội dung 1, quan sát Hình 35.1 SGK trang 150 và thực hiện nhiệm vụ. c. Sản phẩm học tập: Khái niệm di truyền, biến dị. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát Hình 35.1, thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi thảo luận 1 tr.150 SGK: Đọc thông tin và quan sát Hình 35.1, hãy phát biểu khái niệm di truyền, biến dị. a) 1. KHÁI NIỆM DI TRUYỀN, BIẾN DỊ - Sự truyền đạt các đặc điểm từ thế hệ này sang thế hệ khác được gọi là di truyền. Ví dụ: + Bố, mẹ da ngăm sinh ra con cái hầu hết đều da ngăm (Hình 35.1a). + Bố tóc đen, mẹ tóc đen → con cũng tóc đen. + Bố mắt xanh, mẹ mắt xanh → con cũng mắt xanh.