PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text 39. HSG 12 tỉnh Lạng Sơn [Tự Luận].docx


Trang 2/4 – Mã đề 046-H12C cung cấp cho nhà máy trong một ngày biết năng lượng tỏa ra khi đốt cháy 1 mol CH 4 là 890 kJ; 1 mol C 2 H 6 là 1560 kJ, 64% nhiệt lượng tỏa ra của quá trình đốt cháy được chuyển hóa thành điện năng. b) So với nhà máy nhiệt điện than (sử dụng than đá làm nhiên liệu) có cùng sản lượng thì điện khí LNG sẽ giảm được bao nhiêu % khí thải CO 2 ? Biết rằng với nhiệt điện than chỉ 40% nhiệt lượng tỏa ra của quá trình đốt cháy được chuyển hóa thành điện năng, năng lượng tỏa ra khi đốt cháy 1 tấn than đá là 3.10 7 kJ. Viết các phương trình phản ứng xảy ra khi đốt cháy các nhiên liệu trên. 2. Tính năng lượng tự do Gibbs của phản ứng sau ở 298K: CO(g) + 3H 2 (g) ⇋ CH 4 (g) + H 2 O(g). Cho biết: Chất CH 4 (g) H 2 O(g) CO(g) H 2 (g) Δ f (kJ/mol) -74,9 -241,8 -110,5 0  (J/mol.K) 186,2 188,7 197,5 130,6 Từ giá trị Δ r hãy nhận xét khả năng xảy ra của phản ứng trên ở 298K. Câu 4: (3,0 điểm) 1. Quan sát hình vẽ mô tả bộ dụng cụ và hóa chất dùng để điều chế và thu khí NH 3 trong phòng thí nghiệm. a) Viết phương trình hóa học xảy ra. b) Giải thích: - Vì sao cần úp ngược ống nghiệm thu khí trên ống dẫn khí - Vì sao ống nghiệm chứa hỗn hợp hóa chất được lắp nghiêng cho miệng ống hơi chúc xuống. c) Nêu vai trò của mảnh giấy quỳ tím ẩm ở bên ngoài miệng ống nghiệm thu khí. d) Đề xuất phương án xử lí khí NH 3 dư sau khi thu khí xong. 2. Sự có mặt của khí sulfur dioxide (SO 2 ) trong không khí là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng mưa acid. SO 2 được tạo ra chủ yếu từ các quá trình đốt cháy nhiên liệu như than đá, xăng, dầu,. Theo chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí (QCVN 05:2023/BTNMT) thì nồng độ tối đa cho phép của SO 2 ở điều kiện chuẩn là 350 μg/m³ (1 μg = 10 -6 gam). Nồng độ của SO 2 có thể xác định bằng cách cho tác dụng với dung dịch potassium permanganate theo phản ứng sau: SO 2 + KMnO 4 + H 2 O → K 2 SO 4 + MnSO 4 + H 2 SO 4 a) Cân bằng phản ứng oxi hoá - khử trên theo phương pháp thăng bằng electron, xác định rõ chất khử, chất oxi hoá, quá trình khử và quá trình oxi hoá. b) Khi phân tích 2,5 m³ một mẫu không khí, thấy lượng SO 2 trong mẫu phản ứng vừa đủ với 5 mL dung dịch KMnO 4 0,001M (coi các thành phần khí khác trong mẫu không có phản ứng với KMnO 4 ). - Tính nồng độ SO 2 trong mẫu không khí trên (μg/m³). - Mẫu không khí trên có bị ô nhiễm bởi SO 2 hay không? c) Hãy đề xuất một số biện pháp làm giảm tác hại của mưa acid đối với đời sống của thực vật, vật nuôi và con người. Câu 5: (2,5 điểm) 1. Khi phân tích thành phần nguyên tố của hai hydrocarbon mạch hở A và B (đều là chất khí ở điều kiện thường, M A < M B ) đều có 92,308% khối lượng carbon. Chất A và B đều có phản ứng với dung dịch AgNO 3 /NH 3 lấy dư. Từ chất A có thể điều chế ra chất B khi có chất xúc tác thích hợp và đun nóng. a) Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của A vàB. b) Viết các phương trình hóa học minh họa. 2. Khí X là đồng đẳng kế tiếp của methane. Trong điều kiện được chiếu sáng, X có thể phản ứng với chlorine (tỉ lệ mol 1 : 1) tạo dẫn xuất monochloro đồng thời thu được một lượng nhỏ sản phẩm phụ là butane. a) Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra. b) Viết cơ chế của phản ứng để giải thích sự tạo thành butane trong sản phẩm. 3. Cho phổ IR của ba chất hữu cơ như hình dưới đây. Hãy cho biết mỗi hình ứng với chất nào trong các chất sau: HOCH 2 CH 2 OH (1); CH 3 CH 2 CHO (2); CH 3 COOCH 3 (3). Giải thích.
Trang 3/4 – Mã đề 046-H12C Bảng đối chiếu tín hiệu phổ hồng ngoại của các nhóm chức : Loại hợp chất Liên kết Số sóng Loại hợp chất Liên kết Số sóng Alcohol O-H 3500 - 3200 Carboxylic acid C=O 1760 - 1690 Aldehyde C=O 1740 - 1685 O-H 3300 - 2500 C-H 2830 - 2695 Ester C=O 1750 - 1735 Ketone C=O 1715 - 1666 C-O 1300 - 1000 Câu 6: (2 điểm)
Trang 4/4 – Mã đề 046-H12C a) Glucose có thể tồn tại dạng mạch hở và hai dạng mạch vòng (α và β), các dạng mạch này có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau. Vẽ các dạng công thức cấu tạo của glucose. Viết phương trình hóa học khi cho glucose lần lượt phản ứng với thuốc thử Tollens và CH 3 OH/khí HCl. b) Ethanol dùng để sản xuất xăng E 5 (xăng chứa 5% ethanol về thể tích) được tạo ra từ cellulose theo sơ đồ: Cellulose → Glucose → Ethanol (Hiệu suất lần lượt là 81% và 80%). Để tạo ra lượng ethanol đủ sản xuất được 460 lít xăng E 5 thì cần x kg mùn cưa (chứa 50% cellulose, còn lại là các chất không tạo ra được ethanol). Biết khối lượng riêng của ethanol là 0,8 g/mL. Viết phương trình hóa học của phản ứng theo sơ đồ trên và tính giá trị x. Câu 7: (2,0 điểm) 1. Một học sinh thực hiện thí nghiệm thuỷ phân 1-bromopropane trong dung dịch NaOH theo các bước như sau : Bước 1: Thêm lượng dư dung dịch NaOH đặc vào bình sầu chứa 1-bromopropane. Bước 2: Đun hồi lưu hỗn hợp trong bình cầu ở bước 1 một thời gian. Bước 3: Lấy một lượng nhỏ hỗn hợp ở bước 2 vào ống nghiệm, acid hoá với lượng dư dung dịch HNO 3 , rồi thêm vài giọt dung dịch AgNO 3 . Nêu hiện tượng trong các bước thí nghiệm, giải thích và viết các phương trình hoá học xảy ra. 2. Paracetamol (còn có tên gọi khác là acetaminophen) là hoạt chất giúp giảm đau và hạ sốt. được sử dụng nhiều trong y học. Thuốc paracetamol được tổng hợp từ phenol qua nhiều giai đoạn, trong đó giai đoạn tạo ra paracetamol từ p-amino phenol và acetic anhydride xảy ra theo phương trình hóa học sau : Để sản xuất 450 hộp thuốc paracetamol 500 mg (mỗi hộp gồm 10 vỉ, mỗi vỉ gồm 10 viên, mỗi viên chứa 500 mg paracetamol) cần dùng tối thiểu m kg p-amino phenol. Biếu hiệu suất phản ứng tính theo p-amino phenol là 80%. Tính giá trị của m. Câu 8: (2,0 điểm) 1. Thủy phân hoàn toàn một hexapeptide M thu được Ala, Arg, Glu, Ile, Phe và Tyr. Các peptide E (chứa Tyr, Arg) và G (chứa Arg, Glu, Tyr) được tạo thành trong số các sản phẩm thủy phân không hoàn toàn M. Dùng 2,4-dinitrofluorobenzene xác định được amino acid đầu N là Ala. Thủy phân M nhờ tripsin thu được tripeptide A (chứa Phe, Ala, Arg) và một chất B. a) Xác định thứ tự liên kết của các amino acid trong E, G, A và M. Biết tripsin là enzyme đặc hiệu xúc tác cho phản ứng thủy phân liên kết peptide bằng cách tác động lên đầu các nhóm carboxyl của các amino acid cơ bản như Lys và Arg. b) Giá trị pH mà khi đó amino acid có nồng độ ion lưỡng cực là cực đại được gọi là điểm đẳng điện (kí hiệu là pI). Khi pH < pI thì amino acid đó tồn tại chủ yếu ở dạng cation, còn khi pH > pI thì amino acid đó tồn tại chủ yếu ở dạng anion. Cho các giá trị p của các chất sau : Chất Glycine Glutamic acid Lysine pI 6,0 3,2 9,7 Đặt hỗn hợp amino acid gồm glycine, lysin và glutamic acid ở pH = 6,0 vào trong một điện trường. Hãy nêu và giải thích sự dịch chuyển của các amino acid về các điện cực. 2. Thành phần chính của cao su thiên nhiên là polyisoprene ở dạng đồng phân cis. a) Viết công thức (dạng cis) của một đoạn mạch cao su thiên nhiên chứa 3 mắt xích. b) Cao su thiên nhiên có khả năng phản ứng với lưu huỳnh tạo cao su lưu hóa có tính đàn hồi, chịu nhiệt, lâu mòn, khó tan. Một loại cao su lưu hóa có 2% sulfur (S) về khối lượng. Trung bình bao nhiêu mắt xích isoprene có một cầu disulfide (-S-S-)? Giả thiết rằng nguyên tử S đã thay thế cho các nguyên tử H ở cầu methylene (-CH 2 -) trong mạch cao su.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.