Content text 40. HSG 12 tỉnh Thái Nguyên [Tự Luận].docx
Trang 3/3 – Mã đề 047-H12C b. T gồm C 2 H 5 NH 2 và CH 3 NH 2 . c. Trong Z có chứa muối sodium của glycine. d. X có công thức cấu tạo là CH 2 (NH 3 ) 2 CO 3 . e. Y tác dụng với NaOH trong dung dịch theo tỉ lệ mol 1 : 2. Hãy cho biết, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai và giải thích. Câu 8: (2,0 điểm). Glutamic acid là một trong những amino acid thiết yếu, công thức cấu tạo ở dạng phân tử như sau a. Với mỗi môi trường pH, hãy biểu diễn các dạng tồn tại của glutamic acid. b. Bột ngọt (muối monosodium của glutamic acid) là một loại gia vị, được sản xuất từ dung dịch NaOH 40% và tinh thể glutamic acid (chứa 80% khối lượng glutamic acid) bằng cách dùng dung dịch NaOH trung hòa dung dịch glutamic acid đến pH = 6,8. Sau đó đem lọc, cô đặc và kết tinh dung dịch sản phẩm bằng phương pháp sấy chân không ở nhiệt độ thấp. Bột ngọt thu được có độ tinh khiết 99%. Giả thiết hiệu suất của cả quá trình tính theo glutamic acid là 90%. Để sản xuất được 1500 gói bột ngọt, mỗi gói có trọng lượng 1 kg cần m tấn tinh thể glutamic acid. Tính giá trị của m? Câu 9: (2,0 điểm). Cho propylbenzene tác dụng với chlorine (chiếu sáng), người ta thu được hỗn hợp ba dẫn xuất monochloro A 1 , A 2 , A 3 với tỉ lệ % lần lượt là 68%, 22%, 10%. a. Hãy trình bày cơ chế phản ứng theo hướng tạo thành sản phẩm A 1 . b. Hãy tính khả năng phản ứng tương đối của các nguyên tử H ở gốc propyl trong propylbenzene. Câu 10: (2,0 điểm). 1. Chloramine B (C 6 H 5 ClNNaO 2 S) là chất thường được sử dụng để sát khuẩn trên các bề mặt, vật dụng hoặc dùng để khử trùng, sát khuẩn, xử lí nước sinh hoạt. Ở nồng độ cao, chloramine B có tác dụng diệt nấm mốc, vi khuẩn, virus gây bệnh cho người. Chloramine B có dạng viên nén (mỗi viên có khối lượng 0,3 – 2,0 gam) và dạng bột. Chloramine B 25% (250 mg chlorine hoạt tính trong một viên nén) được dùng phổ biến, vì tiện dụng khi pha chế và bảo quản. Chloramine B nồng độ 2% được dùng để xịt trên các bề mặt vật dụng nhằm sát khuẩn. Để pha chế dung dịch này, người ta sử dụng chloramine B 25% dạng bột. Vậy cần bao nhiêu gam bột chloramine B 25% để đủ phun cho khu vực có diện tích 50 m² với liều lượng trung bình 0,4 L/m²? (Coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể sau khi pha; khối lượng riêng của H 2 O là 1g/mL). 2. Tiến hành thí nghiệm chuẩn độ dung dịch FeSO 4 nồng độ a M theo các bước sau: Bước 1: Dùng pipette hút chính xác 5,00 mL dung dịch FeSO 4 nồng độ a M cho vào bình định mức loại 50 mL. Thêm tiếp nước cất vào bình định mức đến vạch, lắc đều, thu được 50 mL dung dịch Y. Bước 2: Lấy 10,00 mL dung dịch Y cho vào bình tam giác, thêm H 2 SO 4 loãng. Tiến hành chuẩn độ và ghi kết quả thể tích dung dịch KMnO 4 0,02M ở bảng sau Lần chuẩn độ Thể tích dung dịch KMnO 4 0,02M đã dùng (mL) 1 6,50 2 6,60 3 6,50 a. Nêu dấu hiệu nhận biết thời điểm kết thúc chuẩn độ và viết phương trình phản ứng. b. Tính giá trị của a. ----------------HẾT---------------- (Học sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Trang 4/3 – Mã đề 047-H12C ĐÁP ÁN VÀ GIẢI CHI TIẾT Câu 1: (2,0 điểm). Khí X là Cl 2 : MnO 2 + 4HCl đặc (t°) → MnCl 2 + Cl 2 + 2H 2 O TN 1 : Dung dịch Y có màu vàng nhạt, khi thêm dung dịch BaCl 2 thì xuất hiện kết tủa trắng: Cl 2 + SO 2 + 2H 2 O → 2HCl + H 2 SO 4 BaCl 2 + H 2 SO 4 → 2HCl + BaSO 4 ↓ TN 2 : Dung dịch Z không màu, khi thêm dung dịch H 2 SO 4 loãng thì có khí X màu vàng lục bay lên: Cl 2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H 2 O NaCl + NaClO + H 2 SO 4 → Na 2 SO 4 + Cl 2 ↑ + H 2 O TN 3 : Có khói trắng xuất hiện: 3Cl 2 + 2NH 3 → N 2 + 6HCl NH 3 + HCl → NH 4 Cl TN 4 : Có khói màu nâu đỏ là các hạt FeCl 3 : 2Fe + 3Cl 2 (t°) → 2FeCl 3 Khi thêm H 2 O tạo dung dịch T chứa 2 chất tan là FeCl 2 , FeCl 3 : Fe + 2FeCl 3 → 3FeCl 2 Thêm dung dịch KMnO 4 trong H 2 SO 4 loãng vào T thấy khí X vàng lục thoát ra: 10FeCl 2 + 6KMnO 4 + 24H 2 SO 4 → 5Fe 2 (SO 4 ) 3 + 3K 2 SO 4 + 6MnSO 4 + 10Cl 2 ↑ + 24H 2 O. 10FeCl 3 + 6KMnO 4 + 24H 2 SO 4 → 5Fe 2 (SO 4 ) 3 + 3K 2 SO 4 + 6MnSO 4 + 15Cl 2 ↑ + 24H 2 O. Câu 2: (2,0 điểm). (a) Δ r (1) = 130,6.2 + 205,2 – 2.69,9 = 326,6 J/K = 0,3266 kJ/K Δ r (2) = 130,6.2 + 205,2 – 2.188,7 = 89 J/K = 0,089 kJ/K (b) Δ r (1) = 2.285,8 = 571,6 kJ > 0 nên (1) thu nhiệt. Δ r (2) = 2.241,8 = 483,6 kJ > 0 nên (2) thu nhiệt. (c) Δ r (1) = 571,6 – 298.0,3266 = 474,2732 kJ Δ r (2) = 483,6 – 298.0,089 = 457,078 kJ Cả 2 giá trị Δ r trên đều rất dương nên phản ứng (1)(2) rất khó xảy ra. Câu 3: (2,0 điểm). 1.