Content text ĐỀ VIP 15 - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA THAM KHẢO BGD MÔN HÓA NĂM 2024 ( PH6 ).pdf
ĐỀ THI THAM KHẢO ĐỀ 15 – PH6 (Đề thi có ... trang) KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN Môn thi thành phần: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Câu 41: Số nguyên tử cacbon trong phân tử etyl axetat là A. 6. B. 8. C. 4. D. 2. Câu 42: Chất nào sau đây là chất điện li mạnh? A. CH3COOH. B. NaCl. C. C2H5OH. D. H2O. Câu 43: Số oxi hóa của sắt trong hợp chất Fe(NO3)2 là A. +1. B. +2. C. +3. D. +6. Câu 44: Chất nào sau đây tác dụng với kim loại Na sinh ra khí H2? A. CH3COOH. B. CH3COOCH3. C. HCHO. D. CH4. Câu 45: Phân tử chất nào sau đây chứa nguyên tố nitơ? A. Glucozơ. B. Anilin. C. Metyl axetat. D. Tinh bột. Câu 46: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl sinh ra 2 muối? A. Fe. B. Fe2O3. C. Fe3O4. D. FeO. Câu 47: Cho các tơ sau: visco; nitron; nilon-6; nilon-6,6. Số tơ tổng hợp là A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 48: Kim loại nào sau đây không thuộc nhóm IA trong bảng tuần hoàn? A. Li. B. K. C. Ca. D. Na. Câu 49: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl sinh ra khí H2? A. BaO. B. Mg. C. Ca(OH)2. D. Mg(OH)2. Câu 50: Axit oleic là một axit béo có trong dầu thực vật. Công thức của axit oleic là A. C3H5(OH)3. B. C17H33COOH. C. C15H31COOH. D. C17H35COOH. Câu 51: Kim loại nào sau đây không tan trong nước ở điều kiện thường? A. Cu. B. K. C. Na. D. Ba. Câu 52: Công thức của magie hiđrocacbonat là A. MgSO4. B. Ca(HCO3)2. C. Mg(HCO3)2. D. MgO. Câu 53: Tên gọi của N2O là A. đinitơ pentaoxit. B. nitơ đioxit. C. đinitơ oxit. D. nitơ monooxit. Câu 54: Trong dung dịch, ion nào sau đây oxi hóa được kim loại Fe? A. Al3+. B. Cu2+. C. Fe2+. D. Mg2+. Câu 55: Kim loại nào sau đây vừa tác dụng với dung dịch HCl vừa tác dụng với dung dịch NaOH? A. Fe. B. Cu. C. Mg. D. Al. Câu 56: Trong phân tử chất nào sau đây có 2 nhóm amino (-NH2) và 1 nhóm cacboxyl (-COOH)? A. Anilin. B. Axit glutamic. C. Alanin. D. Lysin. Câu 57: X là nguyên tố kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất và trong điều kiện thường ở thể lỏng. Nguyên tố X là A. Cu. B. W. C. Hg. D. Cr. Câu 58: Kim loại Fe tan hết trong lượng dư dung dịch nào sau đây? A. Dung dịch H2SO4 đặc, nguội. B. Dung dịch HNO3 loãng. C. Dung dịch FeCl2. D. Dung dịch KOH.
Câu 59: Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây chỉ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy? A. Ag. B. Cu. C. Na. D. Fe. Câu 60: Saccarozơ là một loại đường có nhiều trong cây mía, hoa thốt nốt. Số nguyên tử hiđro trong phân tử saccarozơ là A. 6. B. 11. C. 12. D. 22. Câu 61: Polime nào sau đây có công thức (-CH2-CH(CH3)-)n? A. Poli(metyl metacrylat). B. Polipropilen. C. Poliacrilonitrin. D. Poli(vinyl clorua). Câu 62: Hòa tan 4,875 gam kim loại M (có hóa trị 2) trong dung dịch HNO3 loãng, dư thì thu được 0,05 mol NO (sản phẩm khử duy nhất). Kim loại M là A. Fe. B. Zn. C. Al. D. Mg. Câu 63: Đốt cháy hoàn toàn m gam alanin trong khí O2 dư, thu được N2, H2O và 6,72 lít khí CO2 (đktc). Giá trị của m là A. 15,00. B. 22,50. C. 8,90. D. 11,25. Câu 64: Este X có công thức phân tử C3H6O2. Thủy phân X trong dung dịch NaOH dư, thu được sản phẩm gồm natri axetat và ancol Y. Công thức của Y là A. C3H5(OH)3. B. C2H5OH. C. C3H7OH. D. CH3OH. Câu 65: Nước thải công nghiệp chế biến cafe, chế biến giấy,...chứa hàm lượng chất hữu cơ cao ở dạng hạt lơ lửng. Trong quá trình xử lý loại nước thải này, để làm cho các hạt lơ lửng này keo tụ lại thành khối lớn, dễ dàng tách ra khỏi nước (làm trong nước) người ta thêm vào nước thải một lượng chất nào sau đây? A. Phèn chua. B. Bột nở. C. Sôđa D. Vôi tôi. Câu 66: Cho dung dịch chứa m gam glucozơ tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 đun nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 16,2 gam Ag. Giá trị của m là A. 13,5. B. 18,0. C. 9,0. D. 16,2. Câu 67: Phát biểu nào sau đây sai? A. Tơ olon được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng. B. Trùng hợp vinyl clorua thu được poli(vinyl clorua). C. Glucozơ tham gia phản ứng tráng bạc. D. Thủy phân etyl axetat thu được ancol etylic. Câu 68: Nhiệt phân hoàn toàn m gam KHCO3 thu được K2CO3, H2O và 5,6 lít khí CO2 (đktc). Giá trị của m là A. 20. B. 30. C. 40. D. 50. Câu 69: X là chất rắn, dạng sợi, màu trắng, chiếm 98% thành phần bông nõn. Đun nóng X trong dung dịch H2SO4 70% đến phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất Y là monosaccarit. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Y không tham gia phản ứng tráng gương. B. X được dùng để sản xuất tơ visco. C. X và tinh bột là đồng phân của nhau. D. Y là hợp chất hữu cơ đa chức. Câu 70: Cho a mol P2O5 vào dung dịch X chứa 1,5a mol NaOH và a mol Na3PO4 thu được dung dịch Y. Cho dãy các chất sau: BaCl2, Ba(OH)2, NaHSO4, K3PO4, NaNO3, HCl. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch Y là A. 3. B. 5. C. 6. D. 4.
Câu 71: Từ xưa, người ta đã biết sử dụng mỡ động vật để sản xuất bánh xà phòng. Trong một loại mỡ lợn X có chứa 44,5% khối lượng tristearin; 44,2% khối lượng triolein; 8,06% khối lượng tripanmitin và 3,24% tạp chất trơ. Để sản xuất một triệu bánh xà phòng (mỗi bánh có khối lượng tịnh là 90 gam), người ta cho m tấn mỡ lợn X tác dụng với dung dịch NaOH (vừa đủ). Biết hiệu suất phản ứng xà phòng hóa là 80% và tất cả các muối sinh ra từ phản ứng đều dùng làm xà phòng. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 92,23. B. 104,36. C. 133,28. D. 112,68. Câu 72: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau: - Bước 1: Cho khoảng 10 giọt dung dịch CuSO4 0,5% vào một ống nghiệm sạch. - Bước 2: Thêm tiếp 2 ml dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệm trên, lắc đều; gạn phần dung dịch và giữ lại phần kết tủa. - Bước 3: Thêm tiếp 4 ml dung dịch fructozơ vào ống nghiệm trên, lắc đều. Cho các phát biểu sau về thí nghiệm trên: (a) Ở bước 2, không thể thay thế dung dịch NaOH bằng dung dịch KOH. (b) Ở bước 3, nếu thay dung dịch fructozơ bằng dung dịch saccarozơ thì hiện tượng xảy ra tương tự. (c) Kết thúc bước 3, dung dịch thu được có màu vàng. (d) Thí nghiệm trên chứng minh tính khử của fructozơ. (e) Sau bước 2, kết tủa thu được có màu nâu đỏ. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 3. C. 2. D. 0. Câu 73: Cho 33,38 gam hỗn hợp X gồm FeCl2, Fe, Mg (tỉ lệ mol tương ứng 1 : 3 : 2) và Fe2O3 tác dụng hết với 373,7 gam dung dịch Y chứa HCl và KNO3 5%, thu được dung dịch Z và 0,164 mol khí T. Cho dung dịch Z vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi kết thúc phản ứng thu 234,811 gam kết tủa và 0,448 lít khí T (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Biết T là khí không màu và hóa nâu trong không khí. Tổng nồng độ phần trăm của muối Fe(II) và Fe(III) trong dung dịch Z là A. 13,25%. B. 16,89%. C. 14,57%. C. 15,28%. Câu 74: Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho dung dịch NaHSO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2 dư. (b) Dẫn khí NO2 vào dung dịch NaOH dư. (c) Nhỏ từ từ đến hết dung dịch chứa 0,5a mol H2SO4 vào dung dịch chứa a mol Na2CO3. (d) Cho Al vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư. (e) Sục 2a mol khí CO2 vào dung dịch chứa 1,5a mol Ca(OH)2. Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai muối là A. 4. B. 5. C. 3. D. 1. Câu 75: Cho 0,14 mol hỗn hợp X gồm chất E (CnH2n+3O2N) và chất F (CmH2m+4O4N2) tác dụng vừa đủ với 380 ml dung dịch KOH 0,5M, đun nóng, thu được sản phẩm hữu cơ gồm 18,62 gam một muối Y và 8,31 gam hỗn hợp hai amin Z. Biết rằng E và F đều là các muối amoni của axit cacboxylic với amin. Phần trăm khối lượng của E trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 45%. B. 50%. C. 55%. D. 60%. Câu 76: Cho sơ đồ phản ứng sau: (1) X + H2O dpdd cmn Y + Z + H2 ; (2) Y + Ba(HCO3)2 T + K2CO3 + H2O.
(3) T + 2HCl E + CO2 + H2O. Phân tử khối của chất T là A. 208. B. 197. C. 259. D. 171. Câu 77: Một hộ gia đình dùng than tổ ong để đun nấu và trung bình mỗi ngày dùng hết hai cục than tổ ong (mỗi cục than có khối lượng là 1,2kg). Biết loại than tổ ong này chứa 87% cacbon và 1,5% lưu huỳnh về khối lượng, còn lại là tạp chất trơ không cháy. Khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol cacbon cháy tỏa ra lượng nhiệt là 393,5 kJ và 1 mol lưu huỳnh cháy tỏa ra nhiệt lượng là 296,8 kJ, hiệu suất sử dụng nhiệt là 37,5%. Nhiệt lượng cung cấp cho hộ gia đình từ việc đốt cháy than trong 1 ngày tương đương bao nhiêu số điện (biết rằng 1 số điện = 1kWh = 3600kJ)? A. 11,3. B. 5,5. C. 8,7. D. 7,2. Câu 78: Hỗn hợp X gồm một este đơn chức (phân tử chứa vòng benzen), một este hai chức, mạch hở và một este ba chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 31,16 gam X cần dùng 1,55 mol O2, thu được CO2 và 14,76 gam H2O. Nếu đun nóng 31,16 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 0,2 mol hỗn hợp Y (gồm một anđehit no, đơn chức và hai ancol đều no) và 40,76 gam hỗn hợp Z (gồm một muối natri phenolat và hai muối cacboxylat). Chia Y thành hai phần bằng nhau: - Phần một cho vào lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 3,24 gam Ag. - Đốt cháy hoàn toàn phần hai, thu được 0,345 mol hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Phần trăm khối lượng của este hai chức trong X là A. 26,51%. B. 29,65%. C. 32,80%. D. 30,13%. Câu 79: Điện phân dung dịch X chứa m gam hỗn hợp gồm CuSO4 và NaCl bằng điện cực trơ, có màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi I = 2A. Lượng khí sinh ra từ quá trình điện phân và khối lượng Cu sinh ra ở catot theo thời gian điện phân được cho ở bảng sau: Thời gian điện phân (giây) t 2t 3t Lượng khí sinh ra từ bình điện phân (mol) x 2x – 0,02 0,115 Khối lượng Cu sinh ra ở catot (mol) a 2a 2a + 0,03 Biết các khí sinh ra không tan trong dung dịch và hiệu suất điện phân là 100%. Giá trị của m là A. 25,48. B. 26,53. C. 23,88. D. 25,05. Câu 80: Cho chất hữu cơ X có công thức phân tử CnH2n-10O4 và sơ đồ các phản ứng sau (theo đúng tỉ lệ mol): (1) X + 3NaOH 2Y + Z + H2O; (2) 2Y + H2SO4 2T + Na2SO4; (3) T + 2AgNO3 + 4NH3 + H2O Q + 2Ag + 2NH4NO3; (4) Z + HCl R + NaCl. Biết rằng trong X, nguyên tố hiđro chiếm 4,44% về khối lượng. Cho các phát biểu sau: (a) Chất Q tác dụng được với dung dịch H2SO4. (b) Chất R có thể tác dụng tối đa với dung dịch NaOH với tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2. (c) Chất X có 2 công thức cấu tạo thỏa mãn. (d) Chất T có nhiệt độ sôi cao hơn ancol etylic. (e) Đốt cháy hoàn toàn 1 mol chất Y cần dùng vừa đủ 0,75 mol khí O2. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.