Content text đề 2 vật lí nhiệt ghk1.docx
TRƯỜNG THPT…. ĐỀ THI MINH HỌA Cấu trúc 2025 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN VẬT LÍ 12 NĂM 2024-2024 THỜI GIAN 45 PHÚT PHẦN I – TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Mỗi câu đúng được 0,25 điểm Câu 1: Nhiệt độ được dùng để xây dựng thang đo nhiệt độ trong thang nhiệt độ Celsius là A. nhiệt độ nóng chảy của sáp nến và nhiệt độ sôi của rượu. B. nhiệt độ nóng chảy của sáp nến và nhiệt độ sôi của nước. C. nhiệt độ nóng chảy của nước đá và nhiệt độ sôi của sáp nến. D. nhiệt độ nóng chảy của nước đá và nhiệt độ sôi của nước tinh khiết. Câu 2: Mối liên hệ giữa nhiệt độ đo theo thang nhiệt độ Celsius và nhiệt độ đo theo thang nhiệt độ Kelvin là A. T(K) = t(°C)/273,15. B. t(°C) = T(K) – 273,15. C. t(°C) = T(K)/273,15. D. t(°C) = 273,15 – T(K). Câu 3: Các vật không thể có nhiệt độ thấp hơn A. 5 °C. Β.100 Κ. C. -250 °C. D. -273,15 °C.. Câu 4: Ở nhiệt độ không tuyệt đối, động năng chuyển động nhiệt của các phân tử A. bằng không. B. đạt giá trị cực đại. C. đạt giá trị cực tiểu. D. có giá trị khác không. Câu 5: Tra trong bảng nhiệt dung riêng của một số chất, người ta đọc được nhiệt dung riêng của sắt là 440 J/kg.K. Điều này có nghĩa là A. để làm nóng chảy 1 kg sắt cần 440 J. B. để làm cho 1 kg sắt tăng nhiệt độ từ 0 °C đến 100 °C cần 440 J. C. nếu lấy đi nhiệt lượng 440 J thì nhiệt độ của 1 kg sắt sẽ tăng thêm 1 °C. D. nếu lấy đi nhiệt lượng 440 J thì nhiệt độ của 1 kg sắt sẽ giảm đi 1 °C. Câu 6: Để làm nóng 1 kg nước lên 1 °C, cần cung cấp cho nó nhiệt lượng là A. 1 000 J. B. 1 Wh. C. 1,16 Wh. D. 1 160 Wh. Câu 7: Nhiệt lượng cần thiết để làm 1 kg của chất chuyển hoàn toàn từ thể lỏng sang thể khí ở nhiệt độ xác định được gọi là A. nhiệt dung riêng. B. nhiệt hoá hơi riêng. C. Nhiệt nóng chảy riêng. D. nhiệt hoa hơi. Câu 8: Phát biểu nào sau đây về nhiệt lượng là không đúng? A. Một vật lúc nào cũng có nội năng do đó lúc nào cũng có nhiệt lượng. B. Đơn vị của nhiệt lượng cũng là đơn vị của nội năng. C. Nhiệt lượng không phải là nội năng. D. Nhiệt lượng là phần nội năng vật tăng thêm hoặc giảm đi khi nhận được từ vật khác hoặc truyền cho vật khác. Câu 9: Nội năng của một vật A. phụ thuộc vào động năng của chuyển động của vật. B. phụ thuộc vào động năng chuyển động của các phân tử cấu tạo nên vật. C. bằng không khi vật ở thể rắn. D. tăng khi vật chuyển động. Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Độ biến thiên nội năng của một vật là độ biến thiên nhiệt độ của vật đó. B. Nội năng được gọi là nhiệt lượng.
C. Nội năng là phần năng lượng vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. D. Có thể làm thay đổi nội năng của vật bằng cách thực hiện công. Câu 11 : Trong quá trình chất khí nhận nhiệt lượng và sinh công thì A và Q trong biểu thức ∆U = Q + A phải thoả mãn điều kiện nào sau đây? A. Q <0,A> 0. B. Q > 0, A < 0. C. Q > 0, A > 0. D. Q<0, A < 0. Câu 12: Giả sử người ta đun nóng 0,3 lít nước bằng bếp điện trong 2 phút và đun nóng 0,3 lít dầu cũng với bếp điện giống hệt thế (cùng một chế độ đun) trong cùng thời gian. A. Nước nóng lên nhanh hơn so với dầu. B. Nước nóng lên chậm hơn so với dầu. C. Nước và dầu nóng lên như nhau. D. Nước có thể nóng hơn dầu hoặc ngược lại tuỳ thuộc vào khối lượng riêng của dầu. Câu 13: Trong một cái bình có 400 g nước. Trong một cái bình khác giống hệt thể có 400 g dầu. Mỗi bình được cung cấp cùng một nhiệt lượng 10 kJ bằng một dây điện trở. Sau khi nhận được nhiệt lượng: A. Nước có nhiệt độ cao hơn dầu. B. Nước và dầu có cùng nhiệt độ. C. Dầu có nhiệt độ cao hơn nước. D. Nhiệt độ của nước và dầu tuỳ thuộc vào dây điện trở được dùng. Câu 14: Với mô hình động học phân tử, sự khác biệt về độ lớn của lực tương tác giữa các phân tử trong chất rắn, chất lỏng, chất khí dẫn đến sự A. đồng nhất về cấu trúc của chúng. B. khác biệt về cấu trúc của chúng. C. khác biệt về khối lượng của chúng. B. đồng nhất về khối lượng của chúng. Câu 15: Hình bên là đồ thị sự thay đổi nhiệt độ của vật rắn kết tinh khi được làm nóng chảy. Trong khoảng thời gian từ t a đến t b thì A. vật rắn không nhận năng lượng. B. nhiệt độ của vật rắn tăng. C. nhiệt độ của vật rắn giảm. D. vật rắn đang nóng chảy. Câu 16: Cho 20 g chất rắn ở nhiệt độ 70 °C vào 100 g chất lỏng ở 20 °C. Cân bằng nhiệt đạt được ở 30 °C. Nhiệt dung riêng của chất rắn A. tương đương với nhiệt dung riêng chất lỏng. B. nhỏ hơn nhiệt dung riêng chất lỏng. C. lớn hơn nhiệt dung riêng chất lỏng. D. không thể so sánh được với vật liệu ở thể khác. Câu 17: Một ca nhôm có khối lượng 0,300 kg chứa 2,00 kg nước. Cho nhiệt dung riêng của nước và nhôm lần lượt là 4,20.10 2 J/kg.K và 8,80.10 2 J/kg.K. Nhiệt lượng cần để đun nóng nước từ 10,0 °C đến 70,0 °C có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 504 kJ. B. 15,8 kJ. C. 520 kJ. D. 619 kJ. Câu 18: Nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 334.10 3 J/kg. Năng lượng được hấp thụ bởi 10,0 g nước đá để chuyển hoàn toàn từ thể rắn sang thể lỏng là A. 3,34.10 3 J. B. 334.10 4 J. C. 334.10 1 J. D. 334.10 2 J. PHẦN II – TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn ĐÚNG hoặc SAI. Câu 1. Các nội dung sau đây liên quan đến sự hóa hơi. a) Chất lỏng có thể hóa hơi ở các nhiệt độ khác nhau.
b) Độ lớn của nhiệt hóa hơi riêng của chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ ở đó chất lỏng hóa hơi. c) Với một chất lỏng nhất định, thông thường nhiệt hóa hơi riêng tăng khi nhiệt độ giảm. d) Với một chất lỏng nhất định, nhiệt độ sôi không phụ thuộc vào áp suất trên mặt thoáng. Câu 2. Khi hai vật tiếp xúc với nhau, a) nhiệt lượng luôn tự truyền từ vật có nội năng lớn hơn sang vật có nội năng nhỏ hơn. b) nhiệt lượng luôn tự truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ nhỏ hơn. c) hai vật không trao đổi nhiệt với nhau nếu nhiệt độ chúng bằng nhau. d) hai vật không trao đổi nhiệt với nhau nếu khối lượng chúng bằng nhau. Câu 3. Trong thí nghiệm đun nóng một chất, một học sinh thu được đồ thị sự thay đổi của nhiệt độ theo thời gian như Hình a) Tại các thời điểm A, B, C và D, lần lượt thể của các chất là Rắn , Rắn và lỏng , lỏng , lỏng và hơi. b) Nhiệt độ nóng chảy của chất đó là 290,15 0 K c) Nhiệt độ sôi của chất đó 373,16 0 K d) Chất mô tả trong thí nghiệm là nước tinh khiết. Câu 4. Một học sinh luộc khoai tây để nấu súp. Học sinh này cho 0,500 kg khoai tây vào nồi nước. Trong quá trình nấu, nhiệt độ của khoai tây tăng từ 20,0 °C đến 100,0 °C. Biêt nhiệt dung riêng của khoai tây là 3,40.10 3 J/kg.K. a) Độ biến thiên năng lượng nhiệt của khoai tây là 1,36.10 3 kJ b) Năng lượng do bếp cung cấp trong thực tế lớn hơn năng lượng tỉnh được ở câu a) c) Có thể giảm thời gian đun khoai tây nóng đến 100,0 °C khi ta cho vào một ít muối. d) Sau khi đã nấu xong, bạn học sinh cho khoai tây vào máy xay thực phẩm. Máy xay có một động cơ làm quay lưỡi dao để cắt khoai tây. Công suất toàn phần của động cơ là 5,00.10 2 W. Công suất có ích của động cơ là 3,00.10 2 W. Hiệu suất của động cơ 80% PHẦN III – CÂU TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI NGẮN. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Mỗi câu hỏi, thí sinh điền đáp số và tô vào ô tròn tương ứng trong phiếu trả lời Câu 1. Xác định độ biến thiên nhiệt độ (K) của nước rơi từ độ cao 96,0 m xuống và đập vào cánh tuabin làm quay máy phát điện, biết rằng 67% thế năng của nước biến thành nội năng của nước. Cho biết nhiệt dung riêng của nước là 4 190 J/(kg.K). Lấy g = 9,81 m/s². (Viết kết quả đến hai chữ số sau dấu phẩy thập phân). Câu 2. Một quả bóng có khối lượng 100 g rơi từ độ cao 10,0 m xuống sân và nảy lên được 7,00 m. Tính độ biến thiên nội năng của quả bóng, sân và không khí ( đơn vị kJ, làm tròn chữ số thập phân thứ nhất) . Lấy g = 9,8 m/s². Câu 3. Người ta cung cấp nhiệt lượng 100 J cho chất khí trong xilanh. Chất khí nở ra đẩy pít- tông lên và thực hiện một công 70 J. Tìm độ biến thiên nội năng của chất khí. Câu 4. Viên đạn chỉ có khối lượng 50 g, bay với tốc độ v 0 = 360km / h Sau khi xuyên qua một tấm thép, tốc độ giảm xuống còn 72 km/h. Tính lượng nội năng tăng thêm của đạn và thép. Câu 5. Vào mùa hè, một số người thường có thói quen uống trà đá. Để có một cốc trà đá chất lượng, người chủ quán rót khoảng 0,250 kg trà nóng ở 80,0 °C vào cốc, sau đó cho tiếp m kg nước đá 0 °C. Cuối cùng được cốc trà đá ở nhiệt độ phù hợp nhất là 10,0 °C. Bỏ qua hao phí do trao đổi nhiệt với môi trường và cốc. Nhiệt dung riêng của nước là 4,20 kJ/(kg°C); nhiệt