PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Chương 10 - Chủ nghĩa kiến tạo và học tập tương tác.docx


Giới thiệu tổng quan và các mục tiêu chính Ba chương trước đã phân tích qua các khía cạnh khác nhau của việc học. Chúng ta đã xem xét các hướng tiếp cận về hành vi, qui trình xử lý thông tin và khoa học nhận thức về cách mà con người học hỏi. Chúng ta cũng đã tìm hiểu về các quá trình nhận thức phức tạp, chẳng hạn như kỹ năng giải quyết vấn đề và siêu nhận thức. Những cách giải thích trên tập trung vào mỗi cá nhân và những gì đang diễn ra trong "đầu" họ. Trong chương này, chúng ta sẽ mở rộng các phân tích và chuyển trọng tâm vào vai trò của bối cảnh xã hội trong cách người học kiến tạo ý nghĩa trong quá trình học tập. Chủ nghĩa kiến tạo là một hệ thống quan điểm sâu rộng nhấn mạnh hai khía cạnh quan trọng của việc học tập, đó là yếu tố xã hội và yếu tố văn hóa. Các lý thuyết kiến tạo văn hóa-xã hội có nguồn gốc từ cách tiếp cận nhận thức nhưng đã phát triển hơn rất nhiều so với xuất phát điểm ban đầu. Trong chương này, chúng ta sẽ tìm hiểu một số phương pháp và cách tiếp cận trong việc giảng dạy tương thích với thuyết kiến tạo văn hóa-xã hội – chẳng hạn như giáo viên hỗ trợ và truyền cảm hứng, học tập truy vấn, phương pháp học dựa trên vấn đề, phương pháp học tập cộng tác và thực tập nhận thức (cognitive apprenticeships). Chúng ta cũng sẽ chú ý đến cách mà công nghệ số cho phép học tập tương tác diễn ra trên không gian trực tuyến và thông qua các phương pháp học hỗn hợp như lớp học đảo ngược. Sau khi hoàn thành chương này, bạn sẽ có thể: 10.1 Giải thích các quan điểm khác nhau về chủ nghĩa kiến tạo (ở đây được hiểu như là một lý thuyết học tập và giảng dạy). 10.2 Xác định các điểm chung trong hầu hết các lý thuyết kiến tạo đương đại 10.3 Áp dụng các nguyên tắc của chủ nghĩa kiến tạo vào các thực hành trong lớp học, bao gồm việc áp dụng học tập truy vấn, phương pháp học dựa trên vấn đề, hay thực tập nhận thức (cognitive apprenticeships). 10.4 Kết hợp các hoạt động hợp tác vì mục tiêu chung với phương pháp học tập cộng tác trong lớp học một cách phù hợp. 10.5 Mô tả những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của việc ứng dụng công nghệ vào giảng dạy đối với quá trình phát triển và học tập của trẻ em và thanh thiếu niên. DÀN Ý CHUNG Sổ tay giáo viên: Nhu cầu/sự cần thiết là động lực cho giảng dạy sáng tạo. Bạn sẽ làm gì? Giới thiệu tổng quan và các mục tiêu chính MODULE 31: Chủ nghĩa kiến tạo và việc giảng dạy

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.