PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text CHỦ ĐỀ 8. HỆ NỘI TIẾT Ở NGƯỜI.docx

CHỦ ĐỀ 8. HỆ NỘI TIẾT Ở NGƯỜI A. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM I. Các tuyến nội tiết - Một số tuyến nội tiết ở người gồm: tuyến yên, tuyến tùng, tuyến giáp, tuyến ức, tuyến trên thận, tuyến tuy, tuyến sinh dục (tinh hoàn ở nam giới và buồng trứng ở nữ giới). - Tuyến nội tiết tiết hormone trực tiếp vào máu để điều hòa cơ thể. Mỗi hormone chỉ ảnh hưởng đến một hoặc một số tế bào của cơ quan xác định (cơ quan đích). II. Một số bệnh liên quan đến hệ nội tiết 1. Bệnh đái tháo đường - Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hoá glucose trong máu do thiếu hormone insulin hoặc insulin không tác dụng điều hoà đủ lượng đường trong máu. - Triệu chứng của bệnh bao gồm ăn nhiều, uống nhiều, đi tiểu nhiều, sụt cân,... - Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như mù loà, tổn thương dây thần kinh, hoại tử da. 2. Bệnh bướu cổ do thiếu iodine
- Bướu cổ là tình trạng phì đại tuyến giáp do cơ thể thiếu iodine dẫn đến hormone thyroxine (TH) không được tiết ra. - Người mắc bệnh có triệu chứng chậm lớn, trí tuệ phát triển chậm, giảm sút trí nhớ và hoạt động thần kinh suy giảm. III. Cách phòng tránh - Để phòng tránh các bệnh nội tiết cần có lối sống lành mạnh; chế độ dinh dưỡng, lao động và nghỉ ngơi hợp lí; tránh tiếp xúc với các chất độc hại; thường xuyên luyện tập thể thao; khám sức khoẻ định kì để phát hiện sớm các bệnh nội tiết; ... B. CÂU HỎI ÔN TẬP II. TỰ LUẬN Câu 1. a) Cơ chế điều hoà lượng đường trong máu của các hormone tuyến tuỵ xảy ra như thế nào? b) Giải thích nguyên nhân của bệnh tiểu đường? Lời giải a) Cơ chế: - Trong đảo tụy có hai loại tế bào: tế bào β tiết hormone insulin và tế bào α tiết hormone glucagon. - Khi lượng đường trong máu tăng (thường sau bữa ăn) sẽ kích thích các tế bào β của đảo tuỵ tiết insulin để biến đổi glucose thành glycogen (dự trữ trong gan và cơ). - Khi lượng đường trong máu thấp (xa bữa ăn) sẽ kích thích các tế bào α của đảo tuỵ tiết glucagon gây nên sự chuyển hoá glycogen thành glucose nhờ đó mà lượng glucose trong máu luôn giữ được ổn định. b) Giải thích: - Bệnh tiểu đường thường xảy ra khi: Tỉ lệ đường trong máu liên tục vượt mức bình thường, quá ngưỡng thận nên bị lọc thải ra ngoài theo nước tiểu. - Nguyên nhân: + Do các tế bào β của đảo tuỵ tiết không đủ lượng insulin cần thiết đã hạn chế quá trình chuyển hoá glucose thành glycogen làm lượng đường huyết tăng cao (thường gặp ở trẻ nhỏ). + Do các tế bào không tiếp nhận insulin, mặc dù các tế bào β của đảo tuỵ vẫn hoạt động bình thường làm cản trở sự hấp thụ glucose để chuyển hoá thành glycogen trong tế bào cũng làm lượng đường huyết tăng cao bị thải ra ngoài theo nước tiểu (thường gặp ở người lớn tuổi). Câu 2. Cho biết người có triệu chứng được thể hiện trong hình bên mắc bệnh gì? Nguyên nhân của bệnh đó là gì? Lời giải - Người có triệu chứng được thể hiện trong hình đang mắc bệnh bướu cổ. - Nguyên nhân gây bệnh bướu cổ:
+ Nguyên nhân chủ yếu là do cơ thể thiếu iodine dẫn đến hormone thyroxin tuyến giáp không được tiết ra, khi đó tuyến yên sẽ tiết ra TSH để tăng cường hoạt động của tuyến giáp, gây phì đại tuyến giáp,… + Một số nguyên nhân khác có thể gây bướu cổ là do ăn các loại thức ăn hoặc dùng thuốc khiến chức năng tổng hợp hormone tuyến giáp bị ức chế; do rối loạn hoạt động tuyến giáp bẩm sinh,.. Câu 3. Em có thể làm gì để ngăn ngừa việc mắc phải bệnh đái tháo đường? Lời giải Lựa chọn lối sống lành mạnh như sử dụng thực phẩm ít chất béo, ít calo và giàu chất xơ. Tập trung vào ăn trái cây, rau, ngũ cốc. Tập thể dục và luôn đặt cho mình mục tiêu về thời gian hoạt động tối thiểu. Chú ý giảm cân nếu thấy thừa cân,… Câu 4. Em biết gì về tuyến tụy? Đây là tuyến nội tiết hay ngoại tiết? Lời giải Tuyến tụy là một tuyến pha đảm nhận chức năng của cả hệ nội tiết và đồng thời cũng hoạt động như một tuyến ngoại tiết. Phần ngoại tiết chính là các enzyme và dịch tiêu hóa đổ vào ruột non. Trong khi phần nội tiết chính là hormone insulin và glucagon, có vai trò trong việc điều hòa lượng đường trong máu. Câu 4. Kể tên một số tuyến nội tiết mà em biết kèm theo chức năng của chúng Lời giải Tuyến sinh dục: hình thành đặc điểm sinh dục thứ cấp, điều hòa chu kì sinh dục, … Tuyến ức: kích thích sự phát triển cảu tế bào lympho T Tuyến cận giáp: có vai trò trong việc điều hòa lượng calcium máu qua hormone PTH… Câu 5. Đặc điểm của hệ nội tiết là gì? Lời giải Là hệ tiết ra các hormone trực tiếp vào máu thực hiện điều hòa các quá trình sinh lý của cơ thể. Mỗi loại hormone có tính đặc hiệu cao vì chỉ có thể tác động đến một hoặc một số tế bào của cơ quan đích tương ứng với hormone. Câu 6. Kể tên một số bệnh nội tiết mà em biết. Ở Việt Nam, bệnh nội tiết nào được xem như một vấn đề nổi cộm và thường gặp nhất? Lời giải Các bệnh nội tiết: hội chứng Curshing, suy giáp, nhược giáp, vô sinh,… Ở Việt Nam, đái tháo đường và bước cổ được xem như là một bệnh nội tiết nổi cộm và gây nhiều nhứt nhối cho cán bộ Y tế ở các cấp. Câu 7. Ở Việt Nam có khoảng 5,3 triệu người bị tiền đái tháo đường (ĐTĐ), là giai đoạn trung gian giữa người bình thường và người mắc ĐTĐ týp 2. Trong đó khoảng 70% số này sẽ chuyển thành ĐTĐ với nguy cơ tử vong cao. ĐTĐ týp 2 có thể hồi phục về mức đường huyết
bình thường bằng việc điều chỉnh lối sống hằng ngày. Hãy đưa ra lời khuyên nhằm giảm tỉ lệ ĐTĐ týp 2. Lời giải Để ngăn chặn từ sớm nguy cơ phát triển từ tiền đái tháo đường (ĐTĐ) thành ĐTĐ týp 2, người dân nên: - Điều chỉnh chế độ ăn lành mạnh bằng cách ăn nhiều rau xanh, trái cây ít ngọt, hạt ngũ cốc nguyên cám, hạt đậu đỗ các loại. Rau xanh và thịt nên được chế biến bằng cách hấp, luộc thay thế đồ ăn chiên rán; kiêng tuyệt đối các loại bánh, kẹo ngọt. - Tăng cường vận động nhằm tăng cường hoạt động của hệ tiêu hoá và bài tiết, nhằm chuyển hoá đường và đào thải một lượng các chất độc ra khỏi cơ thể. - Hạn chế uống bia rượu và các loại nước ngọt có gas. - Uống đủ nước lọc hằng ngày. Câu 8. Vào những năm trước ở Việt Nam, bệnh bướu cổ được xem như một gánh nặng cho nền Y tế quốc gia. Khẩu phần ăn của người Việt Nam lúc đó còn thiếu chất gì nên mới dẫn đến căn bệnh này? Lời giải Do khẩu phần thiếu iot nên có rất nhiều người Việt bị mắc bệnh bướu cổ. Để cải thiện thì cần bổ sung tích cực đúng, đủ liều iot cần dùng mỗi ngày trong khẩu phần ăn của người Việt Nam. Câu 9. Phân biệt bệnh Basedow (cường giáp) và bệnh bướu cổ do thiếu iot. Lời giải - Bệnh Basedow do tuyến giáp hoạt động mạnh, tiết nhiều hormone làm tăng cường trao đổi chất, tăng tiêu dùng oxi, nhịp tim tăng, người bệnh luôn trong trạng thái hồi hộp, căng thẳng, mất ngủ, sút cân nhanh - Do tuyến hoạt động mạnh cũng gây bệnh bướu cổ, mắt lồi do tích nước (phù nề) ở các tổ chức sau cầu mắt. - Khi thiếu iod trong khẩu phần ăn hằng ngày, thyroxin sẽ không được tạo, tuyến yên sẽ tiết hormone thúc đẩy tuyến giáp tăng cường hoạt động gây phì đại tuyến là nguyên nhân của bệnh bướu cổ. Trẻ em bị bệnh sẽ chậm lớn, trí não kém phát triển. Người lớn, hoạt động thần kinh giảm sút, trí nhớ kém. Câu 10. Nêu vai trò của hormone trong cơ thể người. Lời giải - Duy trì tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể - Điều hòa các quá trình sinh lí diễn ra bình thường - Do đó, các rối loạn trong hoạt động nội tiết thường dẫn đến các bệnh lí Câu 11: Quan sát hình và cho biết người có triệu chứng được thể hiện trong hình đang mắc bệnh gì. Nguyên nhân của bệnh này là gì?

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.