Content text Lớp 12. Đề KT chương 3 (đề 3).docx
CHƯƠNG III. HỢP CHẤT NITROGEN (Đề có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA LỚP 12 – CHƯƠNG 3 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………. Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; He = 4; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Điền các từ hoặc cụm từ trong khung vào chỗ trống của các phát biếu sau cho phù hợp: Khi thay thế một hay nhiều nguyên tử ...(1)... trong phân tử ammonia bằng một hay nhiều gốc hydrocarbon, ta thu được hợp chất ...(2).... A. (1) nitrogen; (2) amine. B. (1) hydrogen (2) amine. C. (1) nitrogen; (2) amino acid. D. (1) hydrogen; (2) amino acid. Câu 2. Tính đa dạng của phân tử protein được quy định bởi A. số lượng liên kết peptide có trong phân tử. B. số lượng thành phần trật tự các amino acid trong protein. C. số chuỗi polypeptide có trong phân tử. D. số lượng các amino acid trong phân tử. Câu 3. Amino acid nào sau đây có chứa 2 nhóm amino (-NH 2 ) trong phân tử? A. Valine. B. Glutamic acid. C. Alanine. D. Lysine. Câu 4. Nhận định nào sau đây không đúng khi so sánh peptide với protein? A. Peptide thường có khối lượng mol phân tử thấp hơn protein. B. Protein thường chứa nhiều chuỗi polypeptide. C. Peptide không có cấu trúc phân tử phức tạp như protein. D. Peptide và protein đều không thể thực hiện các chức năng sinh học. Câu 5. Hợp chất C 2 H 5 NHC 2 H 5 có tên là A. butan-2-amine. B. dimethylamine. C. N-methylethanlamine. D. diethylamine. Câu 6. Dopamine là chất dẫn truyền thần kinh có vai trò quan trọng trong việc điều khiển hệ thần kinh trung ương, đặc biệt ảnh hưởng đến việc tạo cảm giác hứng thú, động lực trong học tập, kiểm soát hành vi tư duy, trí nhớ và ngôn ngữ,... Cấu tạo của dopamine được mô tả dưới đây: Nhóm chức amine trong phân tử dopamine bậc mấy? A. Bậc I. B. Bậc II. C. Bậc III. D. Bậc IV. Câu 7. Amino acid thiết yếu là các amino acid A. có thể tổng hợp bởi cơ thể con người B. phải được lấy thông qua chế độ ăn uống C. không cần thiết cho sức khỏe con người. D. chỉ được tìm thấy trong thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Câu 8. Glycine (H 2 N-CH 2 -COOH) tồn tại chính ở dạng A. phân tử trung hòa. B. ion lưỡng cực. C. cation. D. anion Câu 9. Loại hợp chất nào sau đây chứa các thành phần "phi protein" như nucleic acid, lipid, Mã đề thi: 033
carbohydrate? A. Protein đơn giản. B. Protein phức tạp. C. Chất béo. D. Polysaccharide. Câu 10. Cho các peptide sau: Gly-Val-Ala-Gly (1); Ala-Gly (2); Val-Gly-Ala (3); Gly-Val-Ala (4). Những peptide nào có phản ứng tạo màu biuret với Cu(OH) 2 trong môi trường kiềm? A. (1), (2). B. (2), (3) và (4). C. (1), (3) và (4). D. (3) và (4). Câu 11. Cho các chất có công thức cấu tạo dưới đây: Những hợp chất nào trong số các chất trên thuộc loại α-amino acid? A. Chất (2), chất (3) và chất (4). B. Chất (1 và chất (2). C. Chất (1) và chất (3). D. Chất (1), chất (2) và chất (4). Câu 12. Trong cấu trúc phân tử của chất cho ở hình bên, liên kết peptide là A. liên kết (1). B. liên kết (3). C. liên kết (2). D. liên kết (4). Câu 13. Amine không được ứng dụng trong lĩnh vực nào dưới đây? A. Dược phẩm. B. Phẩm nhuộm. C. Công nghiệp polymer. D. Công nghiệp silicate. Câu 14. Trong cơ thể, enzyme có chức năng nào sau đây? A. Cấu trúc tế bào. B. Chất điện giải. C. Chất dự trữ năng lượng. D. Xúc tác sinh học. Câu 15. Trong dãy các chất sau đây, tính base của amine thể hiện qua phản ứng với các chất nào sau đây? A. HCl, H 2 SO 4 , CuCl 2 . B. Cl 2 , H 2 SO 4 , FeCl 3 . C. NaOH, HCl, FeCl 3 . D. O 2 , HCl, CuCl 2 . Câu 16. Số đồng phân amine tác dụng với nitrous tạo thành khí nitrogen có cùng công thức phân tử C 3 H 9 N là A. 3. B. 4. C. 2. D. 5. Câu 17. Kết quả phân tích nguyên tố của một amino acid X như sau: %C = 46,60%; %H = 8,74%; %N = 13,59% (về khối lượng); còn lại là oxygen. Bằng phổ khối lượng (MS), xác định được phân tử khối của X bằng 103. Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Công thức phân tử của X là C 4 H 9 O 2 N. B. Có 2 α-amino acid đồng phân cấu tạo ứng với công thức phân tử của X. C. Có 3 chất đồng phân cấu tạo có cùng công thức phân tử với X tạo được dung dịch có môi tường base. D. Khi đặt X được điều chỉnh đến pH = 6,0 trong điện trường thì X sẽ di chuyển về cực âm. Câu 18. Có các dung dịch của các chất riêng rẽ sau: alanine, glutamic acid, lysine. Để phân biệt bằng cách đơn giản nhất các dung dịch này có thể dùng A. quỳ tím. B. dung dịch phenolphthalein. C. dung dịch HCl. D. dung dịch NaOH. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Cho các phát biểu về amine, peptide, enzyme. a. Tất cả amine đều là dẫn xuất của ammonia. b. Phản ứng của amine với HCl tạo ra muối ammonium chloride. c. Peptide là chuỗi liên kết của nhiều amino acid thông qua liên kết peptide. d. Tất cả enzyme đều là protein. Câu 2. Tyrosine (Tyr) là một amino acid tham gia vào việc sản xuất adrenaline và noradrenaline là các hormone giúp cơ thể chống lại tình huống căng thẳng bằng cách tạo ra năng lượng. Công thức cấu tạo của phân tử tyrosine như hình bên. a. Tyr là một -amino acid. b. Phần trăm khối lượng của nguyên tố nitrogen trong phân tử Tyr là 8,37%. c. 1 mol Tyr phản ứng tối đa với 2 mol NaOH trong dung dịch. d. Tyr không thể hiện tính lưỡng cực như các amino acid khác. Câu 3. Mỗi phát biểu sau đây là đúng hay sai? a. Nhúng đầu đũa thuỷ tinh (1) vào dung dịch NaOH đặc; nhúng đầu đũa thuỷ tinh (2) vào dung dịch methylamine sau đó đưa 2 đầu đũa thuỷ tinh lại gần nhau, thấy có khói trắng xuất hiện giữa hai đầu đũa. b. Nhỏ vài giọt dung dịch aniline vào mẩu giấy quỳ tím, thấy màu của giấy quỳ tím không đổi. c. Khi nhỏ dung dịch propylamine vào ống nghiệm đựng dung dịch nitrous acid ở nhiệt độ thường, thấy có bọt khí không màu sủi lên. d. Khi nhỏ một vài giọt aniline vào ống nghiệm chứa nước, aniline sẽ lắng xuống đáy ống nghiệm. Câu 4. Peptide X có tên gọi là Ala-Lys-Val. a. Trong X, amino acid chứa đầu C là Val còn amino acid đầu N là Ala. b. Số nguyên tử nitrogen trong X là 3. c. 1 mol X tác dụng tối đa với 3 mol HCl trong dung dịch. d. X có khả năng tham gia phản ứng màu biuret. PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Cho các điều kiện sau: (1) môi trường acid; (2) môi trường base; (3) đun nóng và (4) sự có mặt của ion kim loại nặng. Có bao nhiêu điều kiện gây ra sự đông tụ của protein? Câu 2. Thủy phân không hoàn toàn tetrapeptide Ala-Gly-Ala-Val thì có thể thu được tối đa bao nhiêu dipeptide và tripeptide khác nhau? Câu 3. Thể tích dung dịch HCl 1 M cần thiết để trung hoà hoàn toàn 100 mL dung dịch methylamine 0,5 M là bao nhiêu mL? Câu 4. Cho các chất có công thức cấu tạo sau: (1) H 2 NCH 2 COOCH 3 (2) H 2 NCH 2 CH(NH 2 )COOH (3) HOOCCH 2 CH(NH 2 )COOH (4) C 6 H 5 -NH 2 (aniline) (5) H 2 NCH 2 CH 2 COONH 4 (6) H 2 NCH 2 CONHCH(CH 3 )COOH Có bao nhiêu chất thỏa mãn điều kiện vừa phản ứng được với HCl vừa phản ứng được với NaOH? Câu 5. Cho 0,02 mol amino acid X tác dụng vừa đủ với 200 mL dung dịch HCl 0,1M thu được 3,67 gam muối khan. Mặt khác 0,02 mol X tác dụng vừa đủ với 40 gam dung dịch NaOH 4%. Số nguyên tử hydrogen có trong phân tử chất X là bao nhiêu? Câu 6. Thuốc Paracetamol là một loại thuốc được sử dụng rất nhiều trong y học. Thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt tuy nhiên ít có tác dụng kháng viêm. Thuốc Paracetamol được tổng hợp từ p-nitrophenol theo phương trình hóa học sau (biết hiệu suất của cả quá trình phản ứng đạt 90%):
Để sản xuất 30,2 triệu viên thuốc Paracetamol thì khối lượng (tấn) p-nitrophenol cần dùng gần nhất với giá trị nào sau đây? Biết rằng mỗi viên thuốc chứa 500 mg Paracetamol. (Kết quả làm tròn đến phần mười). ------------------------- HẾT ------------------------- - Thí sinh không sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm.