PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text NV 12 CTST. BÀI 2 LÃO HẠC - BẢN WORD.pdf

1 Trường:....................................................... Tổ:.............................................................. Họ và tên giáo viên:........................... .................................................... TÊN BÀI DẠY: BÀI 2 – NHỮNG Ô CỬA NHÌN RA CUỘC SỐNG (TRUYỆN HIỆN THỰC VÀ LÃNG MẠN) Môn học: Ngữ Văn/Lớp: 12 Thời gian thực hiện: ..... tiết A. TỔNG QUAN MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về năng lực chung - Học sinh phát triển: Tư duy phản biện, năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề,.... 2. Về năng lực đặc thù - Học sinh nhận biết được một số đặc điểm cơ bản của phong cách cổ điển, hiện thực và lãng mạn qua các tác phẩm văn học tiêu biểu đã học. - Học sinh phân tích được các chi tiết tiêu biểu, sự kiện, ngôi kể, điểm nhìn, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của truyện; đánh giá được vai trò của những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản. - Học sinh phân tích và đánh giá được giá trị nhận thức, giáo dục và thẩm mĩ của tác phẩm; phát hiện được các giá trị văn hoá, triết lí nhân sinh từ văn bản. - Học sinh nhận biết được lỗi câu mơ hồ và đề xuất được cách sửa phù hợp. 3. Về kĩ năng - Học sinh viết được văn bản nghị luận về một vấn đề có liên quan đến tuổi trẻ. - Học sinh thuyết trình về một vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước; nắm bắt được nội dung và quan điểm của bài
2 thuyết trình; nhận xét, đánh giá được nội dung và cách thức thuyết trình. 4. Về phẩm chất Cảm thông với những nỗi bất hạnh; trân trọng khát vọng, ước mơ đẹp đẽ của con người. NỘI DUNG BÀI HỌC Đọc ● Lão Hạc (Nam Cao) ● Hai đứa trẻ (Thạch Lam) ● KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM: Lá diêu bông (Hoàng Cầm) ● MỞ RỘNG: Cuộc gặp gỡ tình cờ (Hi – gu – chi I – chi – y – ô) Thực hành Tiếng Việt ● Lỗi câu mơ hồ và cách sửa Viết ● Viết bài văn nghị luận về vấn đề có liên quan tới tuổi trẻ Nói và nghe ● Trao đổi về một vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước Ôn tập ● Ôn tập chủ đề B. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY TIẾT 1. TRI THỨC NGỮ VĂN I. MỤC TIÊU 1. Về năng lực đặc thù - Học sinh nhận biết được một số đặc điểm cơ bản của phong cách cổ điển, hiện thực và lãng mạn qua các tác phẩm văn học tiêu biểu đã học. 2. Về năng lực chung: Học sinh phát triển: Tư duy phản biện, năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề,.... 3. Về phẩm chất: HS bước đầu khơi gợi cảm xúc về thơ cổ điển và lãng mạn II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU
3 1. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập 2. Thiết bị: Máy chiếu, bảng, dụng cụ khác nếu cần. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC TỔ CHỨC THỰC HIỆN SẢN PHẨM 1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG – TẠO TÂM THẾ a. Mục tiêu hoạt động: Tạo tâm thế thoải mái và gợi dẫn cho học sinh về nội dung bài học b. Nội dung thực hiện: Phát vấn Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập GV đặt câu hỏi: Giải nghĩa từ Hiện thực. So sánh khái niệm “Hiện thực” với khái niệm “Lãng mạn” đã học ở bài học trước Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ Học sinh suy nghĩ và trả lời Bước 3. Báo cáo, thảo luận Học sinh chia sẻ câu trả lời của mình Bước 4. Kết luận, nhận định Giáo viên dẫn dắt vào bài học GV linh hoạt câu trả lời của HS, GV định hướng giải thích của hai từ - Hiện thực: Chính xác, đang diễn ra, thực tại,... - Lãng mạn: Cảm xúc, trí tưởng tượng, phá vỡ quy phạm, quy tắc 2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI a. Mục tiêu hoạt động: Học sinh nhận biết được một số đặc điểm cơ bản của phong cách cổ điển, hiện thực và lãng mạn qua các tác phẩm văn học tiêu biểu đã học. b. Nội dung thực hiện: Học sinh đọc phần “Tri thức ngữ văn” trong SGK và kết hợp đọc tài liệu bổ trợ giáo viên đưa và thực hành hoàn thiện phiếu học tập Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập Kiến thức trọng tâm
4 Giáo viên phát phiếu học tập thực hành các câu hỏi tự luận/trắc nghiệm. HS đọc tri thức ngữ văn và trả lời Thời gian: 15 phút Chia sẻ và phản biện: 5 phút Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ Học sinh suy nghĩa và trả lời Bước 3. Báo cáo, thảo luận Học sinh chia sẻ Bước 4. Kết luận, nhận định Giáo viên chốt những kiến thức cơ bản 1. Phong cách hiện thực là phong cách nghệ thuật chú trọng việc khắc hoạ chính xác, tỉ mỉ những bức tranh chân thực về cuộc sống, môi trường, xã hội với cảm hứng phê phán, bóc trần và phủ nhận thực tại. Đề tài gắn với cuộc sống hằng ngày, nhân vật thường điển hình cho một hoàn cảnh, một tính cách, một số phận trong xã hội. Ở Việt Nam, phong cách hiện thực cũng phát triển thành một trào lưu lớn song song với trào lưu lãng mạn vào khoảng những năm 1930 – 1945 với các tác giả Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao,... Trào lưu này gắn với những bức tranh xã hội chân thực về đời sống khốn cùng của nông dân, thị dân nghèo và tiểu tư sản trí thức, với cảm quan phê phán hiện thực và tinh thần phản kháng tiềm tàng. 2. Tính chỉnh thể của tác phẩm: Mỗi tác phẩm văn học là một hệ thống bao gồm hàng loạt yếu tố thuộc những bình diện khác nhau (đề tài, chủ đề, tư tưởng, kết cấu, ngôn ngữ, chi tiết, sự kiện, nhân vật,...). Ở những tác phẩm có giá trị, sự kết hợp và tác động lẫn nhau giữa các yếu tố này làm cho tác phẩm trở thành một chỉnh thể nghệ thuật mang tính thống nhất giữa nội dung thẩm mĩ và hình thức nghệ thuật. Sự kiện trong tác phẩm truyện là những sự việc, biến cố quan trọng tác động đến nhân vật, tạo ra sự thay đổi của nhân vật, thúc đẩy cốt truyện phát triển. Sự kiện vừa phản ánh các mối quan hệ, xung đột xã hội vừa giúp bộc lộ tính cách và số phận nhân vật.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.