Content text 270-TTHCM.pdf
TÀI LIỆU ÔN THI MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Câu 1. Mục đích kiến thức của học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh là gì? Chọn phương án đúng nhất. a. Sinh viên bước đầu có khả năng tư duy đúng đắn khi phân tích lý luận và thực tiễn các vấn đề đặt ra trong cuộc sống b. Sinh viên thêm tin tưởng vào chế độ xã hội chủ nghĩa, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam c. Sinh viên được trang bị những kiến thức cơ bản về sự ra đời, phát triển, những nội dung cơ bản của Tư tưởng Hồ Chí Minh d. Sinh viên được truyền cảm hứng trong vấn đề học tập suốt đời Câu 2. Điền vào chỗ trống từ còn thiếu vào chỗ trống: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những......, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi.” (Đại hội XI của Đảng) a. Vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam b. Vấn đề cơ bản của văn hoá Việt Nam c. Vấn đề cơ bản của mọi chính quyền d. Vấn đề cơ bản trong xã hội Việt Nam Câu 3. Khái niệm “Tư tưởng Hồ Chí Minh” đã nêu rõ cơ sở hình thành, những nội dung cơ bản, bản chất khoa học cách mạng và: a. Sự phức tạp của Tư tưởng Hồ Chí Minh b. Ý nghĩa của Tư tưởng Hồ Chí Minh c. Tiến trình phát triển của Tư tưởng Hồ Chí Minh d. Sự thăng trầm của Tư tưởng Hồ Chí Minh Câu 4. Tư tưởng Hồ Chí Minh thuộc hệ tư tưởng nào dưới đây? a. Hệ tư tưởng phong kiến b. Hệ tư tưởng tư sản c. Hệ tư tưởng Mác - Lênin d. Hệ tư tưởng dân chủ tư sản Câu 5. Đại hội VII của Đảng (1991) được xem là cột mốc quan trọng của Tư tưởng Hồ Chí Minh bởi vì đây là lần đầu tiên Đảng ta: a. Quyết định đưa môn Tư tưởng Hồ Chí Minh vào giảng dạy trong hệ thống các trường đại học b. Nêu ra khái niệm Tư tưởng Hồ Chí Minh c. Phát động cuộc vận động học tập và làm theo Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các công sở d. Đưa vào Tư tưởng Hồ Chí Minh những nội dung mới Câu 6. Đối tượng nghiên cứu chính của môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh là: a. Cuộc đời, sự nghiệp vẻ vang của Chủ tịch Hồ Chí Minh b. Toàn bộ quan điểm của Hồ Chí Minh về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam
c. Những câu nói nổi tiếng, bất hủ của Hồ Chí Minh d. Quá trình hơn ba mươi năm Hồ Chí Minh sống và làm việc ở nước ngoài Câu 7. Những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam trong Tư tưởng Hồ Chí Minh được phản ánh chủ yếu thông qua hình thức là: a. Những hoạt động trong đời sống thường ngày của Hồ Chí Minh b. Những văn kiện của Đảng do Hồ Chí Minh soạn thảo c. Những bài nói chuyện của Hồ Chí Minh được ghi chép lại d. Những bài nói, bài viết, các hoạt động cách mạng và trong cuộc sống hàng ngày Câu 8. Chọn câu trả lời đúng với Tư tưởng Hồ Chí Minh? a. Vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam b. Áp dụng toàn bộ tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin vào cách mạng Việt Nam c. Thay đổi lại toàn bộ tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin cho phù hợp với điều kiện cách mạng Việt Nam d. Phủ nhận toàn bộ tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin khi áp dụng vào cách mạng Việt Nam Câu 9. Một trong những phương pháp luận được sử dụng khi nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh là: a. Chủ nghĩa duy tâm b. Chủ nghĩa duy vật lịch sử c. Chủ nghĩa duy lý d. Chủ nghĩa đại quốc gia dân tộc Câu 10. Một trong những nguyên tắc và quan điểm được sử dụng khi nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh là: a. Thống nhất lý luận và thực tiễn b. Sáng tạo và đổi mới c. Thống nhất tính đảng và tính giai cấp d. Phiến diện và hệ thống Câu 11. Nội dung cơ bản của nguyên tắc thống nhất tính đảng và tính khoa học trong nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh là: a. Đứng trên lập trường của giai cấp nông dân và quan điểm của chủ nghĩa duy tâm b. Đứng trên lập trường của giai cấp nông dân và quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin c. Đứng trên lập trường của liên minh công - nông - trí thức và quan điểm của chủ nghĩa duy tâm d. Đứng trên lập trường của giai cấp công nhân và quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin Câu 12. Hồ Chí Minh cho rằng lý luận và thực tiễn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong đó lý luận được xem như là: a. Bàn đạp để công việc được giải quyết nhanh hơn b. Kim chỉ nam chỉ ra phương hướng trong công việc thực tế
c. Cuốn sách để hướng dẫn chi tiết công việc d. Từ điển để giải thích những công việc chưa hiểu Câu 13. Khi xem xét sự vật, hiện tượng đã xuất hiện trong lịch sử như thế nào, trải qua những giai đoạn gì, đứng trên quan điểm nào của sự phát triển để xem xét sự vật, hiện tượng, thì đó là phương pháp nghiên cứu dựa trên: a. Quan điểm duy tâm b. Quan điểm duy vật c. Quan điểm lịch sử - cụ thể d. Quan điểm hệ thống cấu trúc Câu 14. Một yêu cầu về lý luận khi nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh trên quan điểm toàn diện và hệ thống là phải luôn luôn quán triệt mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố trong sự gắn kết của các tư tưởng hạt nhân cốt lõi. Tư tưởng đó là: a. Giải phóng giai cấp, giải phóng sức lao động b. Độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội c. Đấu tranh vì hoà bình, dân chủ trên thế giới d. Đấu tranh vì quyền con người Câu 15. Hồ Chí Minh nhìn sự vật, hiện tượng trong một trạng thái vận động không ngừng, thích nghi không ngừng để phát triển bền vững. Vì vậy khi nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh phải vận dụng: a. Quan điểm kế thừa và phát triển b. Quan điểm một chiều c. Quan điểm lịch sử - cụ thể d. Quan điểm toàn diện Câu 16. Phương pháp nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh thông qua những tác phẩm mà Người để lại kết hợp những hoạt động trong đời sống hàng ngày của Người thì được gọi là: a. Phương pháp logic và lịch sử b. Phương pháp phân tích văn bản kết hợp hoạt động thực tiễn c. Phương pháp chuyên ngành d. Phương pháp liên ngành Câu 17. Vì sao phải sử dụng phương pháp chuyên ngành, liên ngành khi nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh? a. Vì Tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện thông qua nhiều lĩnh vực b. Vì Tư tưởng Hồ Chí Minh được du nhập từ phương Tây vào Việt Nam c. Vì Tư tưởng Hồ Chí Minh rất cao siêu và khó nắm bắt d. Vì Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành thành và phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau Câu 18. Một trong những ý nghĩa của việc học tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sinh viên là: a. Củng cố niềm tin vào chế độ phong kiến b. Góp phần nâng cao năng lực tư duy lý luận c. Giáo dục và định hướng thực hành đạo đức của một vĩ nhân d. Rèn luyện phong cách lãnh đạo trong đời sống hàng ngày
Câu 19. Sinh viên nghiên cứu môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ có điều kiện tốt để thực hành đạo đức cách mạng, chống lại: a. Chủ nghĩa duy lý b. Chủ nghĩa cầu toàn c. Chủ nghĩa cá nhân d. Chủ nghĩa dân tuý Câu 20. Sinh viên học tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh để vận dụng xây dựng phong cách tư duy, phong cách diễn đạt, phong cách làm việc, phong cách ứng xử, phong cách sinh hoạt của Hồ Chí Minh theo phương châm: a. Không có gì quý hơn độc lập tự do b. Dĩ bất biến, ứng vạn biến c. Độc lập cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân d. Dựa vào sức mình là chính Câu 21. Thực dân Pháp chính thức xâm lược Việt Nam vào năm nào? a. 1858 b. 1868 c. 1900 d. 1915 Câu 22. Các cuộc khởi nghĩa dưới ngọn cờ Cần Vương (1885 - 1896) tuy diễn ra rất sôi nổi nhưng cuối cùng đều thất bại đã chứng tỏ điều gì? a. Hệ tư tưởng của giai cấp tư sản quá hiện đại, không phù hợp với cách mạng Việt Nam b. Hệ tư tưởng phong kiến đã lỗi thời, không phù hợp với tiến trình cách mạng Việt Nam c. Giai cấp nông dân không đủ tiềm lực kinh tế lãnh đạo cách mạng d. Giai cấp công nhân chưa đủ mạnh để lãnh đạo cách mạng Câu 23. Đâu là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Viêt Nam? a. Triều đại nhà Lý b. Triều đại nhà Trần c. Triều đại nhà Nguyễn d. Triều đại nhà Lê Câu 24. Theo giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, đâu là thái độ của triều đình nhà Nguyễn khi thực dân Pháp tiến hành xâm lược nước ta? a. Nhanh chóng đầu hàng thực dân Pháp để giữ vững địa vị thống trị của mình b. Lần lượt ký kết các hiệp ước đầu hàng, từng bước trở thành tay sai của thực dân Pháp c. Kiên quyết chống trả lại các hành động gây hấn, xâm lược của thực dân Pháp d. Tiến hành các cuộc đàm phán ngoại giao với thực dân Pháp Câu 25. Năm 1897, sau khi hoàn thành căn bản việc bình định Việt Nam về mặt quân sự, thực dân Pháp bắt tay vào khai thác thuộc địa Việt Nam một cách mạnh mẽ và từng bước biến nước ta thành nước: