PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 2 - File word có lời giải.docx

ĐỀ THI THỬ CHUẨN CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA ĐỀ 02 (Đề thi có 07 trang) KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2025 Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN Môn thi thành phần: SINH HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Hình bên mô tả sơ đồ một đơn vị nhân đôi DNA. Mũi tên chỉ chiều di chuyển của enzym tháo xoắn. Các đoạn I, II, III, IV là các mạch khuôn DNA dùng để tổng hợp các mạch đơn mới. Theo lí thuyết, quá trình tổng hợp dựa trên mạch khuôn DNA nào diễn ra gián đoạn? A. III và IV. B. I và IV. C. I và III. D. II và IV. Câu 2. Từ sơ đồ kiểu nhân ở hình sau, hãy cho biết dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể nào đã xảy ra? A. Thể ba. B. Thể bốn. C. Thể một. D. Thể không. Câu 3. Hình vẽ sau biểu diễn quá trình thoát hơi nước của cây sống trong điều kiện khô hạn. Trong các đường cong A, B, C, D, đường cong mô tả sự thoát hơi nước qua tế bào khí khổng là A. Đường B. B. Đường A. C. Đường D. D. Đường C. Câu 4. Sơ đồ sau mô tả tóm tắt mối quan hệ giữa pha sáng và pha tối trong quang hợp. Các số 1, 2, 3 ở hình trên lần lượt tương ứng với những chất nào sau đây?
A. ATP, NADPH, H 2 O. B. ADP, NADPH, H 2 O. C. ATP, NADPH, CO 2 . D. H 2 O, ATP, NADPH. Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời câu 5 và câu 6. Trong một hồ ở châu Phi, người ta thấy có 2 loài cả rất giống nhau về các đặc điểm hình thái và chỉ khác nhau về màu sắc, một loài màu đỏ và một loài có màu xám. Mặc dù cùng sống trong một hồ nhưng chúng không giao phối với nhau. Tuy nhiên, khi các nhà khoa học nuôi các cá thể của 2 loài này trong một bể cá có chiếu ánh sáng đơn sắc làm chúng trông cùng màu thì các cá thể của 2 loài lại giao phối với nhau và sinh con. Người ta cho rằng 2 loài này được tiến hoá từ một loài ban đầu. Câu 5. Ví dụ trên là hình thành loài bằng A. Cách li địa lí  B. Cách li sinh thái  C. Các li tập tính D. Cách li cơ học Câu 6. Cơ sở nào khẳng định 2 quần thể cá trên thuộc 2 loài khác nhau A. Hai loài cá có màu sắc khác biệt hẳn với nhau. B. Trong tự nhiên, chúng không giao phối với nhau. C. Chúng giao phối với nhau trong tự nhiên. D. Chúng chỉ giao phối với các cá thể khác màu. Câu 7. Hai loài côn trùng sống trong một môi trường nhưng có mùi hôi khác nhau nên không giao phối với nhau là loại cách li nào? A. Tập tính. B. Cơ học. C. Sinh thái. D. Sau hợp tử. Câu 8. Trong phương thức hình thành loài bằng con đường địa lí, nhân tố nào sau đây là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi trên cơ thể sinh vật? A. Sự thay đổi điều kiện địa lí. B. Sự cách li địa lí. C. Đột biến. D. Chọn lọc tự nhiên. Câu 9. Sơ đồ phả hệ bên mô tả sự di truyền của một tính trạng trong một gia đình: Biết rằng bệnh này do một trong hai allele của một gene quy định và không phát sinh đột biến mới ở tất cả những người trong phả hệ. Có thể xác định chính xác kiểu gene của tối đa bao nhiêu người của gia đình? A. 10 B. 12 C. 8 D. 14.
Câu 10. Theo thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, hình thành loài mới bằng con đường địa lí có đặc điểm là A. diễn ra rất nhanh chóng và qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp. B. thường xảy ra đối với những loài động vật có khả năng phát tán mạnh. C. không gắn liền với quá trình hình thành quần thể thích nghi. D. tích lũy các biến đổi đồng loạt do tác động trực tiếp của ngoại cảnh. Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời câu 11 và câu 12. Đặc điểm của loài Tu hú Trung Quốc (Eudynamys scolopaceus chinensis)  là loài đẻ nhờ, không bao giờ làm tổ mà chỉ tìm các tổ chim khác để đẻ. Chim tu hú là loài chim không ấp trứng và cũng không nuôi con, chúng đẻ trứng vào tổ chim khác chẳng hạn như một số loài chim chích đầm lầy thuộc chi Locustella. Thường con tu hú trống có nhiệm vụ bay vờn quanh tổ để thu hút sự chú ý của chim chủ nhà và cố tình dụ cho chim chủ nhà bay ra khỏi tổ đuổi, đánh lạc hướng cho tu hú mái vào đẻ một quả trứng của mình trong tổ. Chim mái còn nhận biết và tính toán được cả thời gian mà trứng của chúng sẽ nở, con của tu hú sẽ nở trước hoặc ít nhất cũng bằng với các con chim chích. Trứng tu hú thường nở trước 2, 3 ngày so với trứng của chim chủ nhà. Khi trứng chim tu hú non nở ra, tu hú con nhanh chóng dùng sức mạnh cơ bắp, đôi cánh và phần lưng để đẩy con chim chích non mới nở cùng những quả trứng còn lại văng ra khỏi tổ để độc chiếm nguồn thức ăn nuôi dưỡng bầy con của cặp chim chích bố mẹ. Đến khi đã đủ lông, đủ cánh, tu hú con sẽ bay đi, bỏ rơi kẻ nuôi dưỡng nó không một sự đền đáp Câu 11. Mối quan hệ giữa chim tu hú và chim chích là A. Ức chế cảm nhiễm B. Hợp tác  C. Kí sinh D. Cạnh tranh Câu 12. “Thường con tu hú trống có nhiệm vụ bay vờn quanh tổ để thu hút sự chú ý của chim chủ nhà và cố tình dụ cho chim chủ nhà bay ra khỏi tổ đuổi, đánh lạc hướng cho tu hú mái vào đẻ một quả trứng của mình trong tổ”, đây là ví dụ về mối quan hệ A. Cộng sinh  B. Hợp tác  C. Hỗ trợ  D. Hội sinh Câu 13. Người ta lấy hạt phấn của một cây có bộ NST lưỡng bội 2n=24, đem thụ phấn bằng phương pháp thụ nhồi với noãn của một cây có bộ NST 2n=12. Sau đó vì muốn cây lai này có thể sinh sản hữu tính, người ta tiến hành dùng colchicine để đa bội hóa. Sau đó, vì muốn kết hợp dòng gene của cây song nhị bội trên với một cây khác, người ta lấy mô của cây song nhị bội, phá hủy thành cellulose rồi đi lai tế bào với rễ của cây mới có bộ NST 2n=72. Tế bào được tạo thành này được nuôi trong môi trường đặc biệt phát triển thành một cây. Đặc điểm của cây lai trên: A. Có bộ NST 6n = 108, cây này bất thụ. B. Có bộ NST 6n = 144, cây này hữu thụ. C. Có bộ NST 6n = 108, cây này hữu thụ. D. Có bộ NST 6n = 144, cây này bất thụ. Câu 14. Các cây hoa cẩm tú cầu có cùng kiểu gene khi trồng trong các môi trường có độ pH khác nhau cho hoa có màu sắc khác nhau. Tập hợp các kiểu hình (màu sắc hoa) khác nhau của các cây trên gọi là A. biến dị tổ hợp. B. thường biến. C. mức phản ứng. D. đột biến. Câu 15. Trong phương pháp lai tế bào ở thực vật, để hai tế bào có thể dung hợp được với nhau, người ta phải: A. Loại bỏ nhân của tế bào. B. Loại bỏ màng nguyên sinh của tế bào. C. Loại bỏ thành cellulose của tế bào. D. Phá huỷ các bào quan. Câu 16. Dưới đây là hình ảnh mô tả bộ nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng ở một người mắc một hội chứng lệch bội.
Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về nguyên nhân gây ra hội chứng này ? A. Hợp tử có thể đã nhận một giao tử mang hai nhiễm sắc thể giới tính X từ bố. B. Nguyên nhân gây ra hội chứng có thể do sự không phân li cặp nhiễm sắc thể giới tính ở mẹ trong quá trình giảm phân I. C. Nguyên nhân gây ra hội chứng có thể do sự không phân li cặp nhiễm sắc thể giới tính ở bố trong quá trình giảm phân II. D. Hợp tử có thể đã nhận một giao tử mang một nhiễm sắc thể giới tính Y từ mẹ. Câu 17. Trong chuỗi thức ăn: Cỏ → Sâu → Gà → Cáo → Hổ; sinh vật tiêu thụ bậc 2 là A. gà. B. cáo. C. hổ. D. sâu. Câu 18. Nghiên cứu ổ sinh thái về số lượng và kích thước thức ăn trong môi trường của 4 loài sinh vật, ta có các đồ thị trong hình sau. Hai loài nào có mức độ cạnh tranh gay gắt nhất? A. 1 và 2. B. 2 và 3. C. 3 và 4. D. 1 và 3. PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a, b, c, d, ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Ở một loài hoa mõm chó, khả năng chuyển tiền chất trắng sang sắc tố đỏ do một enzyme X tác động. Enzyme này được mã hóa bởi một lôcut gene gồm 2 allele là W và w. Mức độ biểu hiện màu sắc hoa của từng kiểu gene (WW, Ww, ww) liên quan đến lượng sắc tố tổng hợp thay đổi tùy thuộc vào nhiệt độ trong giới hạn sinh thái của loài (từ 10 – 45 o C) được thể hiện ở hình bên. a. Kiểu gene ww có mức phản ứng hẹp nhất. b. Xét về khả năng mã hóa enzyme X, allele W trội hoàn toàn so với allele w. c. Trong giới hạn sinh thái của loài này, nhìn chung lượng sắc tố được tổng hợp có xu hướng tăng lên khi nhiệt độ tăng.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.