Content text ĐỀ ÔN CHƯƠNG TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG.pdf
Bạn học sinh đó nhận thấy tốc độ thoát khí hydrogen ở cốc (2) nhanh hơn ở cốc (1). Những yếu tố nào sau đây không thể dùng để giải thích hiện tượng mà bạn đó quan sát được? A. Phản ứng ở cốc (2) nhanh nhờ có chất xúc tác. B. Lượng kẽm ở cốc (2) nhiều hơn ở cốc (1). C. Acid HCl ở cốc (1) có nồng độ thấp hơn acid ở cốc (2). D. Kẽm ở cốc (2) được nghiền nhỏ còn kẽm ở cốc (1) ở dạng viên. Câu 6. Một hồ bơi tiêu chuẩn khi có độ pH trong nước khoảng từ 7,2 – 7,8. Mất cân bằng pH là một trong những vấn đề thường gặp ở nhiều hồ bơi. Trong trường hợp pH hồ bơi quá thấp sẽ gây tình trạng kích ứng da và mắt cho người bơi. Để làm tăng pH của nước hồ bơi, hóa chất thường được sử dụng là A. NaCl. B. H2SO4. C. Na2CO3. D. HCl. Câu 7. Một số loại thực vật chỉ phát triển tốt ở môi quan trọng trong nông nghiệp. Một số loại cây trồng trường có pH phù hợp, việc nghiên cứu pH của đất rất phù hợp với đất có giá trị pH cho trong bảng sau: Cây trồng pH thích hợp Cây trồng pH thích hợp Bắp (ngô) 5.7-7.5 Cây chè 4.5-5.5 Cà chua 6.0-7.0 Thanh Long 4.0-6.0 Cải thảo 6.5-7.0 Lúa 5.5-6.5 Hành tây 6.4-7.9 Mía 5.0-8.0 Dùng máy đo pH xác định được giá trị pH của một loại đất là 4,52. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Loại đất trên không phù hợp trồng cây chè và thanh long B. Nồng độ Ion [H+ ] của loại đất trên lớn hơn 1,107 M. C. Loại đất trên bị chua, để trồng hành tây, cà chua, mía phát triển tốt ta cần khử chua cho đất bằng urea. D. Để cây cải thảo và hành tây phát triển tốt trên loại đất trên, ta cần bón nhiều đạm hai lá (NH4NO3) qua nhiều vụ liên tiếp để tăng pH của đất. Câu 8. Trong bình kín, có cân bằng hóa học: CH4(g) + H2O (g) ⎯⎯⎯⎯→ CO(g) + 3H2(g) o r 298 H Khi tăng nhiệt độ thì tỉ khối của hỗn hợp khí trong bình so với H2 giảm. Hãy cho biết phát biểu nào sau đây đúng? A. Phản ứng trên, theo chiều thuận là phản ứng tỏa nhiệt ( o r 298 H < 0). B. Khi cân bằng, nếu giảm thể tích bình chứa khí thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều nghịch. C. Nếu cho thêm chất xúc tác vào thì cân bằng trên sẽ chuyển dịch theo chiều thuận. D. Biểu thức hằng số cân bằng nồng độ của phản ứng trên là 3 2 C 4 [CO].[H ] K = [CH ] Câu 9. Thành phần dịch vị dạ dày gồm 95% là nước, enzyme và hydrochloric acid. Sự có mặt của hydrochloric acid làm cho pH của dịch vị trong khoảng từ 2 – 3. Khi độ acid trong dịch vị dạ dày tăng thì dễ bị ợ chua, ợ hơi, ói mửa, buồn nôn, loét dạ dày, tá tràng. Để làm giảm bớt lượng acid dư trong dịch vị dạ dày người ta thường uống thuốc muối dạ dày “Nabica” từng lượng nhỏ và cách quãng. Phát biểu nào sau đây là sai? A. Công thức hoá học của thuốc muối “Nabica” là NaHCO3. B. Khi uống từng lượng nhỏ và cách quãng thuốc muối “Nabica” thì pH của dịch vị dạ dày sẽ tăng từ từ. C. Khi uống thuốc muối “Nabica” thì sẽ sinh ra khí carbon dioxide. D. Nếu có 10 mL dịch vị dạ dày và coi pH của dạ dày hoàn toàn do hydrochloric acid gây ra, để nâng pH của dạ dày từ pH=1 lên pH=2 ta cần dùng hết 0,0756 gam thuốc muối Nabica (với giả thiết Nabica là nguyên chất). Câu 10. Cho đồ thị biểu diễn năng lượng hoạt hóa của hai phản ứng như sau: