Content text ĐỀ 4 - HS.docx
ĐỀ THAM KHẢO (Đề có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I LỚP 12 MÔN: VẬT LÍ Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Chuyển động của các nguyên tử, phân tử được gọi là chuyển động A. chuyển động cơ. B. chuyển động nhiệt. C. chuyển động từ. D. chuyển động cơ. Câu 2: Ở điều kiện thường, iot là chất rắn dạng tinh thể màu đen tím. Khi đun nóng, iot có sự thăng hoa. Vậy sự thăng hoa của iot là sự chuyển trạng thái từ thể A. rắn sang khí. B. lỏng sang rắn. C. khí sang rắn. D. rắn sang lỏng. Câu 3: Đơn vị của độ biến thiên nội năng ΔU là A. 0 C B. K. C. Pa D. J. Câu 4: “Độ không tuyệt đối” là nhiệt độ ứng với A. 0 K. B. 273 K. C. 0 0 C D. 273 0 C Câu 5: Nhận xét nào sau đây là sai? Nhiệt dung riêng của một chất A. cho biết nhiệt lượng cần truyền để 1 kg chất đó tăng thêm 1 K. B. có đơn vị là J/Kg.K. C. phụ thuộc vào bản chất của vật đó. D. phụ thuộc vào khối lượng riêng của chất đó. Câu 6: Đường sức từ không có tính chất nào sau đây? A. Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức duy nhất. B. Các đường sức là những đường cong khép kín hoặc vô hạn ở hai đầu. C. Chiều của các đường sức là chiều của từ trường. D. Các đường sức của cùng một từ trường có thể cắt nhau. Câu 7: Cần đo những đại lượng nào để xác định nhiệt hóa hơi riêng của nước? A. Khối lượng và thể tích của khối chất lỏng. B. Nhiệt lượng cần cung cấp cho nước hóa hơi và khối lượng của nước C. Nhiệt lượng cung cấp cho khối chất lỏng trong khoảng thời gian. D. Nhiệt lượng cung cấp cho khối chất lỏng và khoảng thời gian cung cấp nhiệt lượng đó. Câu 8: Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của chất khí? A. Có các phân tử chuyển động không ngừng. B. Có hình dạng và thể tích riêng. C. Có khối lượng riêng nhỏ so với chất rắn và chất lỏng. D. Có thể nén được dễ dàng. Câu 9: Định luật Boyle về chất khí cho ta biết điều gì? A. Liên hệ giữa áp suất và nhiệt độ của một lượng khí khi thể tích không đổi. B. Liên hệ giữa áp suất và thể tích của một lượng khí khi nhiệt độ không đổi. C. Liên hệ giữa thể tích và nhiệt độ của một lượng khí khi áp suất không đổi. D. Liên hệ giữa áp suất, thể tích và nhiệt độ của một lượng khí xác định. Câu 10: Nếu một lượng khí được nhận nhiệt nhưng thể tích được giữ nguyên không đổi thì theo thuyết động học phân tử chất khí thì áp suất của chất khí này A. sẽ tăng B. sẽ giảm C. vẫn không đổi. D. có thể tăng, giảm tùy loại chất khí. Câu 11: Trong hệ tọa độ pOT, đường nào sau đây là đường biểu diễn quá trình đẳng áp? A. Đường thẳng kéo dài đi qua góc tọa độ. B. Đường thẳng song song với trục OT. C. Đường thẳng vuông góc với trục hoành. D. Đường hypebol. Câu 12: Trong hệ SI, đơn vị đo độ lớn cảm ứng từ là A. fara (F). B. henry (H). C. tesla (T). D. ampe (A). Mã đề thi: 4
Câu 13: Một lượng khí lí tưởng thực hiện chu trình m → n → p → m được thể hiện trong giản đồ TOV như hình bên. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Khi biến đổi trạng thái từ m → n, khối khí sinh công. B. Nội năng của khối khí không đổi khi biến đổi trạng thái từ n → p. C. Nội năng của khối khí không đổi khi biến đổi từ trạng thái từ p → m. D. Nội năng của khối khí tăng khi thực hiện chu trình. Câu 14: Chuyển động Brown có thể quan sát được trong các môi trường nào sau đây? A. Chất rắn và chất lỏng. B. Chất rắn và chất khí. C. Chất lỏng và chất khí. D. Chân không và chất rắn. Câu 15: Vào mùa Đông, ở cùng một thời điểm, nhiệt độ tại Thủ đô Hà Nội là 6 0 C và nhiệt độ tại Thành phố Hồ Chí Minh là 20 0 C. Độ lớn độ chênh lệch nhiệt độ theo thang Kelvin ở hai địa điểm này là A. 287 K. B. 14 K. C. 293 K. D. 26 K. Câu 16: Một vòng dây hình vuông cạnh 5 cm đặt trong từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ B = 0,8 mT. Từ thông qua hình vuông đó bằng 10 −6 Wb. Góc hợp bởi vector cảm ứng từ với mặt phẳng của hình vuông là A. 30 0 . B. 0 0 . C. 60 0 . D. 45 0 . Câu 17: Một miếng kim loại nặng 500 g có nhiệt dung riêng c được nung nóng đến 55 0 C rồi thả vào một bình kim loại chứa 500 g nước đều ở nhiệt độ 20 0 C. Khi cân bằng nhiệt, nhiệt độ của hệ là 25 0 C. Biết nhiệt dung của bình kim loại là 300 J/K và nhiệt dung riêng của nước là 4,2 J/(g.K). Giá trị của c là A. 0,9 J/(g.K). B. 0,5 J/(g.K). C. 0,6 J/(g.K). D. 0,8 J/(g.K). Câu 18: Khi khoảng cách giữa hai dây dẫn thẳng dài song song tăng lên 3 lần thì lực từ tác dụng lên một đơn vị chiều dài của mỗi dây A. giảm 9 lần. B. tăng 9 lần. C. tăng 3 lần. D. giảm 3 lần. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Mỗi câu ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Cho các phát biểu sau khi nói về nội năng phân tử: Phát biểu Đúng Sai a) Nội năng của vật là tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật. b) Nội năng là một dạng năng lượng, mọi vật sẽ luôn có nội năng. c) Chúng ta có hai thanh thép A và B, nếu nhiệt độ thanh thép A lớn hơn nhiệt độ thanh thép B thì nội năng thanh thép A cũng sẽ lớn hơn nội năng thanh thép B d) Để tạo ra các kiểu trang sức bằng vàng khác nhau, người ta phải đun nóng chảy các thỏi vàng nguyên chất sau đó đỗ vào khuôn để tạo kiểu và để chúng nguội đi dần. Trong suốt quá trình ấy nội năng của vật tăng liên tục không ngừng. Câu 2: Năm 1662 nhà khoa học Robert Boyle người Anh làm thí nghiệm khảo sát quá trình đẳng nhiệt về mối liên hệ giữa áp suất và thể tích của một khối khí xác định và rút ra kết luận sau: Phát biểu Đúng Sai a) Khi nhiệt độ được giữ không đổi thì áp suất của một khối khí xác định tỉ lệ với thể tích của nó. b) Khi nhiệt độ được giữ không đổi; gọi p 1 , V 1 và p 2 , V 2 lần lượt là áp suất và thể tích của một lượng khí xác định ở trạng thái (1) và trạng thái (2) thì p 1 V 1 = p 2 V 2 . c) Đường biểu diễn sự phụ thuộc của áp suất p theo thể tích V khi nhiệt độ khối khí không đổi là đường thẳng. d) Định luật mà nhà khoa học Robert Boyle tìm ra là đúng tuyệt đối cho mọi khối khí có nhiệt độ xác định. Câu 3: Một động cơ nhiệt thực hiện 50 chu trình mỗi giây. Mỗi một chu trình, động cơ hấp thụ nhiệt lượng Q 1 = 20 kJ từ nguồn nhiệt có nhiệt độ T 1 , sinh công A và tỏa nhiệt lượng Q 2 = 16 kJ cho nguồn nhiệt có nhiệt độ T 2 .
Phát biểu Đúng Sai a) T 1 < T 2 . b) A = 4 kJ. c) Hiệu suất của động cơ là 25%. d) Công suất của động cơ là 200 W. Câu 4: Trong ống dây có dòng điện chạy qua như hình bên. Phát biểu Đúng Sai a) Đường sức từ có hướng từ trái sang phải. b) Tăng cường độ dòng điện sẽ làm tăng độ lớn từ trường. c) Luồn vào ống dây một lõi sắt non sẽ làm giảm độ lớn từ trường. d) Đảo cực của nguồn điện có thể làm đổi chiều của từ trường. PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1: Người ta bắn một điên đạn bằng chì có khối lượng 100 gam bay với vận tốc ban đầu 360 km/h. Sau khi xuyên qua một tấm thép, vận tốc viên đạn giảm còn 72 km/h. Lượng nội năng tăng thêm của viên đạn và thép bằng bao nhiêu? Đáp án Câu 2: Trong điều kiện thể tích không đổi, chất khí có nhiệt độ ban đầu là 27 0 C, áp suất thay đổi 4 atm đến 10 atm thì nhiệt độ đã biến thiên một lượng bao nhiêu 0 C? Đáp án Câu 3: Hai điện tích q 1 = 10 μC và điện tích q 2 bay cùng hướng, cùng vận tốc vào một từ trường đều. Lực Lorentz tác dụng lên các điện tích q 1 và q 2 là 40 nN và 20 nN. Độ lớn điện tích q 2 bằng bao nhiêu μC? Đáp án Câu 4: Pha một lượng nước nóng ở nhiệt độ t vào nước lạnh ở nhiệt độ 10 0 C. Nhiệt độ cuối cùng của hỗn hợp nước là 293 K. Biết khối lượng nước lạnh gấp 3 lần khối lượng nước nóng. Bỏ qua nhiệt lượng hao phí tỏa ra môi trường bên ngoài. Giá trị của t bằng bao nhiêu 0 C? Đáp án Câu 5: Một vòng tròn dây đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,6 T. Mặt phẳng vòng dây vuông góc với đường sức từ. Suất điện động cảm ứng suất hiện trong vòng dây bằng bao nhiêu vôn nếu đường kính vòng dây giảm từ 100 cm xuống còn 80 cm trong 0,2 s. (Làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần trăm) Đáp án Câu 6: Người ta dùng một ấm bằng nhôm có khối lượng 600 g để đun sôi 1 kg nước ở 25 0 C bằng bếp điện. Sau 18 phút đã có 20% lượng nước đã hóa hơi ở nhiệt độ 100 0 C. Biết 75% nhiệt lượng mà bếp cung cấp được dùng vào việc đun nước. Nhiệt dung riêng của nước là c 1 = 4180 J/Kg.K, của nhôm là c 2 = 880 J/Kg.K, nhiệt hóa hơi
riêng của nước ở 1000C là L = 2,26.10 6 J/Kg. Công suất của bếp điện bằng bao nhiêu W? (Kết quả làm tròn đến chữ số hàng đơn vị). −−−−− HẾT −−−−− Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!