Content text BÀI 4 KHÚC XẠ ÁNH SÁNG - HS.docx
BÀI 4: KHÚC XẠ ÁNH SÁNG I. HIỆN TƯỢNG KHÚC XẠ ÁNH SÁNG - Khúc xạ ánh sáng là hiện tượng gãy khúc (lệch phương) của các tia sáng khi truyền xiên góc qua mặt phân cách của hai môi trường trong suốt khác nhau. KÍ HIỆU TÊN GỌI SI tia tới S’I tia phản xạ I điểm tới NIN’ pháp tuyến với mặt phân cách tại I (vuông góc với mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt) IR tia khúc xạ iSIN góc tới (tạo bởi tia tới và pháp tuyến) rRIN' góc khúc xạ (tạo bởi tia khúc xạ và pháp tuyến) i'S'IN góc phản xạ (tạo bởi tia phản xạ và pháp tuyến và luôn luôn bằng góc tới) II. NỘI DUNG ĐỊNH LUẬT KHÚC XẠ ÁNH SÁNG - Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới. - Tia tới và tia khúc xạ nằm ở hai bên pháp tuyến tại điểm tới. - Đối với hai môi trường trong suốt nhất định, tỉ số giữa sin góc tới và sin của góc khúc xạ luôn là một hằng số. III. CHIẾT SUẤT CỦA MÔI TRƯỜNG 1. Chiết suất tỷ đối - Chiết suất tỷ đối của môi trường (2) so với môi trường (1) là tỷ số giữa chiết suất tuyệt đối của môi trường (2) so với môi trường (1). Nếu n 21 > 1 thì r < i. Tia khúc xạ lệch gần pháp tuyến hơn. Ta nói môi trường (2) chiết S S' R N N' I i i' r n 1 n 2
I i i ’ S S' R N N' I i i' r n 1 n 2 quang hơn môi trường (1) (tức là n 2 > n 1 ). S S' R N N' I i i' r n 1 n 2 Nếu n 21 > 1 thì r > i. Tia khúc xạ lệch xa pháp tuyến hơn. Ta nói môi trường (2) chiết quang kém hơn môi trường (1) (tức là n 2 < n 1 ). 2. Chiết suất tuyệt đối của một môi trường - Chiết suất tuyệt đối của một môi trường (gọi tắt là chiết suất) là độ giảm vận tốc của ánh sáng trong môi trường đó so với môi trường chân không. - Ta có n = với c tốc độ ánh sáng trong không khí. - Trong đó: + v là tốc độ ánh sáng trong môi trường đang xét. + 8c = 3.10 m/s là tốc độ ánh sáng trong không khí. - Hệ quả: + Chiết suất của không khí hay chân không là và là nhỏ nhất trong tất cả các môi trường. + Chiết suất n của các môi trường khác đều lớn hơn 1. IV. KIẾN THỨC BỔ SUNG 1. Hiện tượng phản xạ ánh sáng: Khi ánh sáng truyền tới gặp mặt phân cách của hai môi trường thì nó sẽ bị phản xạ ngược trở lại với cùng góc tới. Khi đó i = 2. Tính thuận nghịch của sự truyền ánh sáng: - Ánh sáng truyền đi theo đường nào thì cũng truyền ngược lại theo đường đó. - Từ tính thuận nghịch ta suy ra 3. Một số khái niệm và lưu ý cần thiết khi làm bài: a. Nguồn sáng (vật sáng):
BÀI TẬP Phần I. Trắc nghiệm nhiều phương án Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng về hiện tượng khúc xạ ánh sáng? A. Tia khúc xạ nằm ở môi trường thứ 2 tiếp giáp với môi trường chứa tia tới. B. Tia khúc xạ nằm trong mặt phảng chứa tia tới và pháp tuyến. C. Khi góc tới bằng 0, góc khúc xạ cũng bằng 0. D. Góc khúc xạ luôn bằng góc tới. Câu 2: Hiện tượng khúc xạ là hiện tượng ánh sáng bị A. gãy khúc khi truyền xiên góc qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt. B. giảm cường độ khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt. C. hắt lại môi trường cũ khi truyền tới mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt. D. thay đổi màu sắc khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt. Câu 3: Pháp tuyến là đường thẳng A. tạo với tia tới một góc vuông tại điểm tới. B. tạo với mặt phân cách giữa hai môi trường góc vuông tại điểm tới. C. tạo với mặt phân cách giữa hai môi trường một góc nhọn tại điểm tới. D. song song với mặt phân cách giữa hai môi trường. Câu 4: Hiện tượng gì có thể xảy ra khi một tia sáng đi từ không khí tới mặt phân cách giữa không khí và nước? A. Chỉ có thể xảy ra hiện tượng khúc xạ. B. Chỉ có thể xảy ra hiện tượng phản xạ. C. Không thể đồng thời xảy ra cả hiện tượng khúc xạ lẫn hiện tượng phản xạ. D. Có thể đồng thời xảy ra cả hiện tượng khúc xạ lẫn hiện tượng phản xạ. Câu 5: Khi ánh sáng đi từ nước vào không khí thì tia tới và tia khúc xạ A. không nằm cùng trong mặt phẳng tới. Góc tới bằng góc khúc xạ. B. nằm cùng trong mặt phẳng tới. Góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ. C. nằm cùng trong mặt phẳng tới. Góc tới bằng góc khúc xạ. D. nằm cùng trong mặt phẳng tới. Góc tới bằng góc khúc xạ. Câu 6: Một tia sáng khi truyền từ nước ra không khí thì A. góc khúc xạ lớn hơn góc tới. B. tia khúc xạ luôn nằm trùng với pháp tuyến. C. tia khúc xạ hợp với pháp tuyến một góc 30 0 . D. góc khúc xạ vẫn nằm trong môi trường nước.