Content text Chủ đề 2 TỐC ĐỘ VÀ VẬN TỐC.docx
Tốc độ là đại lượng vô hướng, đặc trưng cho tính chất nhanh, chậm của chuyển động. Tốc độ trung bình: Người ta thường so sánh quãng đường đi được trong cùng một đơn vị thời gian để xác định độ nhanh hay chậm của một chuyển động. Đại lượng này được gọi là tốc độ trung bình của chuyển động. Công thức tính tốc độ trung bình tb s v t Trong đó: s là quãng đường đi được (km, m, cm,…). t là thời gian đi hết quãng đường s (giờ, phút, giây,…). v tb là tốc độ trung bình trên quãng đường s (km/h, m/s,...). Trong khoảng thời gian 1t vật đi được quãng đường là s 1 , trong khoảng thời gian 2t vật đi được quãng đường là s 2 , …. trong khoảng thời gian 3t vật đi được quãng đường là s 3 thì biểu thức tính tốc độ trung bình trong trường hợp này là 123 tb 123 s+ s+ s v= Δt+ Δt+ Δt Đơn vị của tốc độ trung bình trong hệ SI là m/s. Ngoài ra người ta còn dùng các đơn vị khác như km/h, km/s, cm/s,… Chú ý đổi đơn vị : 3,6 x 3,6km/h m/s⇀ ↽ Tốc độ tức thời: Tốc độ tức thời là tốc độ tại một thời điểm xác định (hay tốc độ trung bình tính trong khoảng thời gian rất nhỏ). Trên xe ô tô, xe máy có bộ phận hiển thị tốc độ gọi là tốc kế. Giá trị hiển thị trên tốc kế là giá trị tốc độ tức thời tại thời điểm ấy. I TỐC ĐỘ Chủ đề 2 TỐC ĐỘ VÀ VẬN TỐC
Khi xe chuyển động với tốc độ tức thời không đổi, ta nói chuyển động của xe là chuyển động đều. Vận tốc ( vr ) là đại lượng vectơ, cho biết hướng là độ lớn. Trong khi đó tốc độ là đại lượng vô hướng, chỉ cho biết độ lớn. Vận tốc trung bình: Vận tốc trung bình là đại lượng vectơ được xác định bằng thương số giữa độ dịch chuyển của vật và thời gian để thực hiện độ dịch chuyển đó. Vectơ vận tốc vr có: Gốc đặt tại vật chuyển động. Hướng là hướng của độ dịch chuyển. Độ dài tỉ lệ với độ lớn của vận tốc d v t → → Nếu vật chuyển động trên đường thẳng theo một chiều xác định thì độ lớn của vận tốc trung bình bằng tốc độ trung bình. Vận tốc tức thời: Vận tốc tức thời là vận tốc tại một thời điểm xác định (hay vận tốc trung bình tính trong khoảng thời gian rất nhỏ). Độ lớn của vận tốc tức thời chính là tốc độ tức thời. Cách xác định vận tốc từ đồ thị: Vận tốc tức thời của vật tại một thời điểm được xác định bởi độ dốc của tiếp tuyến với đồ thị (d + t) tại thời điểm đang xét. Tốc độ tức thời tại một thời điểm chính là độ lớn của độ dốc tiếp tuyến của đồ thị (d + t) tại điểm đó. Tính tương đối của chuyển động: II VẬN TỐC III TÍNH TƯƠNG ĐỐI CỦA CHUYỂN ĐỘNG – CÔNG THỨC CỘNG VẬN TỐC
Hình dạng quỹ đạo của chuyển động trong các hệ quy chiếu khác nhau thì khác nhau → quỹ đạo có tính tương đối. Vận tốc của vật chuyển động với các hệ quy chiếu khác nhau thì khác nhau → vận tốc có tính tương đối. Một vật có thể xem như đứng yên trong hệ quy chiếu này nhưng lại chuyển động trong hệ quy chiếu khác → chuyển động có tính tương đối. Hệ quy chiếu đứng yên là hệ quy chiếu gắn với vật làm gốc được quy ước là đứng yên. Hệ quy chiếu chuyển động là hệ quy chiếu gắn với vật làm gốc chuyển động so với hệ quy chiếu đứng yên. Vận tốc tuyệt đối là vận tốc của vật đối với hệ quy chiếu đứng yên. Vận tốc tương đối là vận tốc của vật đối với hệ quy chiếu chuyển động. Vận tốc kéo theo là vận tốc của hệ quy chiếu chuyển động đối với hệ quy chiếu đứng yên. Công thức cộng vận tốc: Quy ước: (1) vật chuyển động. (2) vật chuyển động được chọn làm gốc của hệ quy chiếu chuyển động. (3) vật đứng yên được chọn làm gốc của hệ quy chiếu đứng yên. Vận tốc tuyệt đối 13v uur là vận tốc của vật đối với hệ quy chiếu đứng yên. Vận tốc tương đối 12v uur là vận tốc của vật đối với hệ quy chiếu chuyển động. Vận tốc kéo theo 23v uur là vận tốc của hệ quy chiếu chuyển động đối với hệ quy chiếu đứng yên. Công thức cộng vận tốc 131223v = v+v uuruuruur TRƯỜNG HỢP ĐỘ LỚN HÌNH VẼ VẬN TỐC CÙNG PHƯƠNG CÙNG CHIỀU VỚI VẬN TỐC 1223 vvuuruur 131223v= v+ v 12v→ 23v→ 13v→ VẬN TỐC CÙNG PHƯƠNG CÙNG CHIỀU VỚI VẬN TỐC KÉO THEO 1223 vvuuruur 131223vvv 12v→ 13v→ 12v→ VẬN TỐC 12v uur CÓ PHƯƠNG VUÔNG GÓC VỚI VẬN TỐC 23v uur 1223 vvuuruur 22 131223v = v+ v 12v→ 13v→ 23v→
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN Câu 1: [TTN] Tốc độ là đại lượng đặc trưng cho A. tính chất nhanh hay chậm của chuyển động. B. sự thay đổi hướng của chuyển động. C. khả năng duy trì chuyển động của vật. D. sự thay đổi vị trí của vật trong không gian. Câu 2: [TTN] Một người chuyển động thẳng có độ dịch chuyển 1d tại thời điểm 1t và độ dịch chuyển 2d tại thời điểm 2t. Vận tốc trung bình của vật trong khoảng thời gian từ 1t đến 2t là A. 12 tb 12 dd v. tt B. 21 tb 21 dd v. tt C. 12 tb 21 dd v. tt D. 12 tb 12 dd1 v. 2tt Câu 3: [TTN] Tính chất nào sau đây là của vận tốc, không phải của tốc độ của một chuyển động? A. Đặc trưng cho sự nhanh chậm của chuyển động. B. Có đơn vị là km/h. C. Không thể có độ lớn bằng 0. D. Có phương, chiều xác định. Câu 4: [TTN] Trong chuyển động thẳng đều, véctơ vận tốc tức thời và véctơ vận tốc trung bình trong khoảng thời gian bất kỳ có A. cùng phương, ngược chiều và độ lớn không bằng nhau. B. cùng phương, cùng chiều và độ lớn bằng nhau. C. cùng phương, ngược chiều và độ lớn bằng nhau. D. cùng phương, cùng chiều và độ lớn không bằng nhau. Câu 5: [TTN] Vận tốc tức thời là A. vận tốc của một vật chuyển động rất nhanh. B. vận tốc của một vật được tính rất nhanh. C. vận tốc tại một thời điểm trong quá trình chuyển động. D. vận tốc của vật trong một quãng đường rất ngắn. Câu 6: [TTN] Chọn phát biểu sai? Một người đi bằng thuyền với tốc độ 2 m/s về phía đông. Sau khi đi được 2,2 km, người này lên ô tô đi về phía bắc trong 15 phút với tốc độ 60 km/h thì A. tổng quãng đường đã đi là 17,2 km. B. độ dịch chuyển là 15,16 km. C. tốc độ trung bình là 8,6 m/s. D. vận tốc trung bình bằng 8,6 m/s. Hướng dẫn giải 15 phút = 0,25 h 2 m/s =7,2 km/h Tổng quãng đường đã đi là s = 2,2 + 0,25.60 = 17,2 km. Độ dịch chuyển là 22d2,20,25.6015,16 km.