Content text CHỦ ĐỀ TÁC DỤNG LÀM QUAY CỦA LỰC HDG.docx
HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 – VẬT LÍ Trang | 2 Hướng dẫn giải: Trường hợp 1 khi lực của học sinh A tác dụng lên nắm tay cửa theo hướng vuông góc có thể làm quay cánh cửa. Vì lực tác dụng lên vật sẽ làm quay vật, khi lực đó không song song với trục quay và có giá không đi qua trục quay. Câu 3. Hãy chỉ ra điểm tựa, các điểm tác dụng của lực F 1 , F 2 lên đòn bẩy trong hình vẽ sau: Hướng dẫn giải: - Điểm tựa: vị trí mái chèo tựa vào mạn thuyền. - Điểm tác dụng của lực F 1 : chỗ nước đẩy vào mái chèo. - Điểm tác dụng của lực F 2 : vị trí tay cầm mái chèo. Câu 4. Một bạn nhỏ cần mở một chiếc cổng sắt (như hình bên dưới) rất nặng bằng cách đẩy nó quay quanh bản lề. Bạn này cần tác dụng lực vào điểm nào ở trên hình để có thể mở cổng dễ dàng nhất, dùng ít lực nhất. Hướng dẫn giải: Để có thể mở cổng dễ dàng và dùng ít lực nhất, bạn này cần tác dụng lực vào điểm A vì điểm A là nơi xa bản lề nhất, khoảng cách từ trục quay đến giá của lực sẽ lớn nên lực tác dụng vào cửa để mở cửa là sẽ nhỏ. Câu 5. Tại sao khi mở nắp hộp không dùng đồng xu để mở mà thường dùng thìa? Hướng dẫn giải: Vì khoảng cách từ điểm tựa O (cạnh của hộp) đến điểm tác dụng lực của vật O 1 (chỗ nắp hộp đè lên thìa hoặc đồng xu) khi dùng thìa và đồng xu là như nhau, nhưng khoảng cách từ điểm tựa O (cạnh của hộp) đến điểm tác dụng lực của người O 2 (chỗ tay cầm) ở thìa lớn hơn đồng xu nên ta được lợi về lực nhiều hơn khi dùng đồng xu. Câu 6. Một vận động viên thực hiện một cú ném bóng có được xem là đòn bẩy hay không? Giải thích vì sao và đó đòn bẩy loại mấy? Hướng dẫn giải: Có thể xem là đòn bẩy. Vì khi thực hiện co, khớp tay đã tạo nên một đòn bẩy với khuỷu tay là điểm tựa, cánh tay trên tạo nên một lực F 1 để giữ và ném bóng còn cánh tay dưới tạo nên một lực F 2 để giữa cánh tay cho bóng đi đúng hướng. A B C
HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 – VẬT LÍ Trang | 3 Đó là đòn bẩy loại 1. Câu 7. Quan sát hình ảnh sau và trả lời các câu hỏi sau: a) Khi bàn chân chúng ta đi tạo nên một đòn bẩy. Vậy đòn bẩy được tạo ra từ nâng gót chân khi đi thuộc đòn bẩy loại mấy? Vì sao? b) Ngón chân ta là điểm tựa, vậy làm thế nào để giảm thiểu lực dồn vào ngón chân giúp giảm bớt bị đau ngón chân? Hướng dẫn giải: a) Đòn bẩy loại 2. Các đầu ngón chân là điểm tựa, mu bàn chân là kháng trở (trọng lượng), gót chân là lực nâng. b) Khi vận động nhiều như chạy nhảy, để giảm thiểu đau ngón chân như sau: - Mang giày thể thao khi vận động. - Để ngón chân được nghỉ ngơi sau thời gian dài hoạt động. - Làm việc vừa sức, tránh tạo áp lực lên các khớp ngón chân. - Có thể dùng nẹp cố định: giúp hỗ trợ giảm áp lực lên ngón chân cái khi vận động. - Đến bác sĩ khi cần thiết. Sử dụng thuốc làm giảm cơn đau và kiểm soát các triệu chứng đi kèm. Câu 8. Hãy vẽ hình để minh họa cho đòn bẩy của cánh tay (hình bên dưới). Cánh tay là đòn bẩy loại mấy, vì sao? Hướng dẫn giải: Cánh tay là đòn bẩy loại 3. Vì đòn bẩy có điểm tựa ở đầu, vật ở đầu bên kia và lực tác dụng ở trong khoảng giữa điểm tựa và vật. Dạng 2. Bài tập định lượng. Dạng 2.1. Điều kiện cân bằng của đòn bẩy. Vật Điểm tựa Lực nâng Sức kháng trở