107 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA VỀ LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG VIỆT NAM LẦN THỨ 4 (CLSCM-2024) ẢNH HƯỞNG CỦA NĂNG LỰC LOGISTICS QUỐC GIA ĐẾN CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG BỀN VỮNG: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI CÁC QUỐC GIA CHÂU Á IMPACT OF LOGISTICS PERFORMANCE ON ENVIRONMENTAL SUSTAINABLE DEVELOPMENT GOALS: AN EMPIRICAL STUDY IN ASIAN COUNTRIES TRẦN THỊ NGỌC DUY1*, LÊ VĂN HOÀNG2 , NGUYỄN THỊ THÚY QUYÊN2 , NGUYỄN THỊ ĐOAN TRANG2 , PHAN THỊ NHƯ Ý2 1Khoa Kinh doanh quốc tế, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng 2 Sinh viên Khoa Kinh doanh quốc tế, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng *Email liên hệ:
[email protected] Tóm tắt Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phân tích tác động của năng lực logistics (LPI) đến các mục tiêu phát triển bền vững về môi trường (SDG13, SDG14, SDG15) ở 30 quốc gia Châu Á trong giai đoạn 2007-2022. Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên việc sử dụng dữ liệu bảng với phương pháp phân tích ước lượng bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (FGLS) và ước lượng phương pháp tổng quát thời điểm (GMM). Kết quả nghiên cứu đã cho thấy rằng sự phát triển của năng lực logistics có tác động tiêu cực đến những mục tiêu bền vững về môi trường ở nhóm nước đang phát triển, và có tác động tích cực ở nhóm nước phát triển trong khu vực Châu Á, cụ thể là các mục tiêu biến đổi khí hậu (SDG13), sự sống dưới nước (SDG14) và sự sống trên đất liền (SDG15). Từ khóa: Năng lực logistics, Các mục tiêu phát triển môi trường bền vững, SDG13, SDG14, SDG15. Abstract This study aims to analyze the impact of logistics performance on environmental sustainable development goals (SDG13, SDG14, SDG15) in 30 Asian countries during the period from 2007 to 2022. The research utilized panel data and employed feasible generalized least squares (FGLS) estimation and generalized method of moments (GMM) estimation. The results indicated that the development of logistics performance has a negative impact on environmental sustainability goals in developing countries, while it has a positive impact in developed countries in the Asian area, specifically concerning climate change (SDG13), life below water (SDG14), and life on land (SDG15). Keywords: Logistics performance, Environmental sustainable development goals, SDG13, SDG14, SDG15. 1. Giới thiệu Logistics được xem là một hoạt động quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc gia và thương mại toàn cầu nói chung. Tuy nhiên, trong quá trình vận hành của các doanh nghiệp, hoạt động logistics cũng tiêu thụ nhiều nhiên liệu hóa thạch và phát thải các chất độc hại đem lại những tác động tiêu cực đáng kể đến môi trường tự nhiên [1], [2]. Lượng khí thải carbon (CO2) từ các hoạt động logistics có thể tăng 60% vào năm 2050 trừ khi có những biện pháp thích hợp được thực hiện [3]. Logistics cũng là nguồn phát thải khí nhà kính lớn thứ hai, với khoảng 2.8 triệu tấn khí thải nhà kính (GHG) toàn cầu [4]. Ngoài ra, việc sử dụng xe tải hạng nặng, các thiết bị vận chuyển khác và mở rộng cơ sở hạ tầng logistics có thể dẫn đến ô nhiễm không khí, và việc xử lý các chất thải nguy hại như dầu và hóa chất trong quá trình vận hành có thể gây ô nhiễm nước, làm mất cân bằng hệ sinh thái [5], [6]. Các quốc gia Châu Á, đặc biệt ở các nền kinh tế mới nổi là những khu vực tồn tại nhiều bụi mịn PM 2.5, loại khí gây ô nhiễm không khí và có tác động tiêu cực đến sức khỏe con người [7]. Trước thực trạng môi trường bị đe dọa nghiêm trọng bởi các hoạt động kinh tế của con người, Liên Hợp Quốc đã đề xuất các chiến lược môi trường dài hạn để đạt được phát triển bền vững vào năm 2000 và những năm về sau [8]. Vì mục đích này, năm 2015, tập hợp các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) đã trở thành một phần của chương trình nghị sự 2030 của Liên Hợp Quốc. SDGs bao gồm những hành động chung của tất cả các quốc
108 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA VỀ LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG VIỆT NAM LẦN THỨ 4 (CLSCM-2024) gia đã ký chương trình nghị sự, tập trung phát triển ba khía cạnh quan trọng gồm kinh tế, môi trường và xã hội. Cho đến hiện tại, vẫn còn hạn chế các công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của hoạt động logistics đến các mục tiêu phát triển bền vững về môi trường do Liên Hợp Quốc đề ra. Chính vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện nhằm đóng góp vào nền tảng lý thuyết cho những nghiên cứu về mối quan hệ này và đồng thời đề xuất những chính sách phù hợp về quản lý, cam kết và đầu tư vào cơ sở hạ tầng vận tải nhằm xây dựng hệ thống logistics hiệu quả nhưng vẫn thân thiện với môi trường cho cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp logistics. 2. Tổng quan nghiên cứu Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa logistics và tính bền vững của môi trường đã được thực hiện bởi nhiều nhà nghiên cứu trước đây. Chẳng hạn, nghiên cứu của Magazzino và cộng sự (2021), nghiên cứu của Larson (2021) đã cho thấy rằng năng lực logistics quốc gia (LPI) có thể làm cho môi trường trở nên xấu đi thông qua việc làm tăng khí thải carbon (CO2) [9] [10]. Nghiên cứu của Mohsin và cộng sự (2022) được thực hiện trong bối cảnh các quốc gia thuộc khu vực sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) trong giai đoạn 2007-2018 đã cho thấy rằng tính kịp thời vận chuyển hàng hóa trong năng lực logistics quốc gia dẫn đến làm tăng lượng khí thải carbon (CO2) và gây ra suy thoái môi trường [11]. Nghiên cứu của Zaman và Shamsuddin (2017) được thực hiện thông qua việc sử dụng dữ liệu bảng của 27 quốc gia Châu Âu trong giai đoạn 2007-2015 đã cho thấy rằng chỉ số logistics cho theo dõi truy xuất, chỉ số giao hàng quốc tế có mối quan hệ thuận chiều với mức tiêu thụ năng lượng nhiên liệu hóa thạch (FFUEL) và chỉ số dịch vụ logistics cũng làm tăng lượng khí thải carbon (CO2), nhưng chỉ số cơ sở hạ tầng lại làm thúc đẩy mức năng lượng tái tạo được [6]. Đối với những nghiên cứu được thực hiện trong khu vực Châu Á, bằng phương pháp tổng quát thời điểm (GMM) cho dữ liệu bảng của các quốc gia ASEAN giai đoạn 2007-2017, Khan (2019) cho rằng chỉ số logistics quốc gia (LPI) có mối quan hệ tích cực đáng kể với sự suy thoái môi trường [12]. Nghiên cứu của Starostka-Patyk và cộng sự (2024) và Khan (2019) cũng kết luận rằng các yếu tố trong logistics quốc gia, đặc biệt là cơ sở hạ tầng logistics, tính kịp thời vận chuyển hàng hóa và chất lượng dịch vụ logistics, có khả năng làm gia tăng hoạt động vận chuyển, do đó phát thải (CO2), lượng khí thải nhà kính (GHG) và phát thải nitơ (NOX) [7], [13]. Nghiên cứu của Liu và cộng sự (2018) cũng cho thấy rằng hiệu quả giao hàng quốc tế có tác động tiêu cực đến suy thoái môi trường, tính kịp thời trong vận chuyển hàng hóa làm tăng lượng khí thải CO2 và các thành phần khác trong LPI như theo dõi và truy tìm, chất lượng và năng lực dịch vụ, cơ sở hạ tầng và hiệu quả của hải quan cũng có tác động tiêu cực đến môi trường ở các tiểu vùng khác nhau trong khu vực Châu Á [14]. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Khan và cộng sự (2020b), Suki và cộng sự (2020) lại cho thấy rằng việc thúc đẩy hiệu quả hoạt động logistics có xu hướng làm giảm khí thải carbon (CO2) trong môi trường [15] [16]. Như vậy, có thể thấy rằng đã có khá nhiều nghiên cứu về chỉ số năng lực logistics quốc gia (LPI) và sự phát triển bền vững về môi trường. Tuy nhiên, những nghiên cứu về chỉ số năng lực logistics quốc gia (LPI) và các mục tiêu bền vững về môi trường do Liên Hợp Quốc đề ra (SDG13, SDG14, SDG15) vẫn còn hạn chế. Trong số các nghiên cứu này, có thể kể đến công trình nghiên cứu của Michel-Villarreal và cộng sự (2019). Theo đó, thông qua việc phân tích hệ số tương quan tau-b (τb) Kendall, nhóm tác giả đã cho thấy mối tương quan đồng biến giữa LPI và SDG14, mối tương quan nghịch biến giữa LPI với SDG13, mối tương quan nghịch biến giữa LPI và SDG15, tuy nhiên mối tương quan giữa LPI và SDG15 lại không có ý nghĩa thống kê [17]. Ngoài ra, nghiên cứu của Shamout (2024) về mối quan hệ giữa năng lực logistics của một quốc gia và môi trường được thực hiện trong bối cảnh 47 quốc gia Châu Âu và Trung Á ở giai đoạn 2007- 2018 đã cho thấy rằng một số thành phần của LPI gồm hải quan, cơ sở hạ tầng, cũng như truy xuất lô hàng có tác động tích cực đáng kể đến môi trường tổng thể, sức khỏe môi trường, sức sống của hệ sinh thái, và ảnh hưởng đến hai mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc, bao gồm xây dựng các thành phố, cộng đồng bền vững (SDG11) và biến đổi khí hậu (SDG13) [1]. Tóm lại, đã có khá nhiều nghiên cứu tìm hiểu về mối quan hệ giữa năng lực logistics và chất lượng môi trường. Tuy nhiên, nghiên cứu về ảnh hưởng của năng lực logistics (LPI) và môi trường thông qua các mục tiêu phát triển môi trường bền vững (SDGs) do Liên Hợp Quốc đề ra còn hạn chế. Hơn nữa, các công trình nghiên cứu về mối quan hệ này cũng tồn tại những quan điểm trái chiều. Chính vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện nhằm hiểu rõ hơn mối quan hệ giữa LPI đến SDGs, qua đó góp phần củng cố những lý thuyết nền tảng về năng lực logistics quốc gia và sự phát triển bền vững về môi trường, đồng thời giúp cho những nhà hoạch định chính sách đề ra những giải
109 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA VỀ LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG VIỆT NAM LẦN THỨ 4 (CLSCM-2024) pháp phù hợp nhằm phát triển hệ thống logistics hiệu quả và thân thiện với môi trường. 3. Khung lý thuyết và mô hình đề xuất 3.1. Năng lực logistics quốc gia (LPI) Chỉ số năng lực logistics (LPI) được Ngân hàng thế giới ban hành kể từ năm 2007 và chỉ số này được xem là chuẩn mực để phân tích và xếp hạng hiệu quả logistics của các quốc gia. Chỉ số được xây dựng dựa trên các cuộc khảo sát được chuẩn hóa và sử dụng kỹ thuật phân tích thành phần chính (PCA) để kết hợp sáu chỉ số thành phần trong logistics thành một chỉ số duy nhất, cho phép so sánh hiệu suất logistics giữa các quốc gia, khu vực và cấp độ kinh tế xã hội [18]. LPI đánh giá các quốc gia dựa trên 6 hạng mục chính: (1) hải quan, (2) cơ sở hạ tầng, (3) lô hàng quốc tế, (4) năng lực logistics, (5) theo dõi và truy xuất, (6) tính kịp thời. Sáu chỉ số thành phần của LPI được chia thành hai hạng mục: (i) các thành phần đại diện cho các đầu vào chính của chuỗi cung ứng, chẳng hạn như hải quan, cơ sở hạ tầng và dịch vụ (chỉ số 1, 2 và 3); và (ii) kết quả đầu ra hiệu suất chuỗi cung ứng, bao gồm chi phí, độ tin cậy và thời gian (chỉ số 4, 5 và 6). 3.2. Các mục tiêu phát triển bền vững về môi trường của Liên Hợp Quốc ban hành Các mục tiêu phát triền bền vững môi trường bao gồm biến đổi khí hậu (SDG13), sự sống dưới nước (SDG14) và sự sống trên cạn (SDG15) được phân loại vào nhóm an toàn hệ sinh thái và môi trường [19]. SDG13 đề cập đến tính khẩn cấp mà các quốc gia cần hành động để chống lại biến đổi khí hậu và các tác động của nó. Mục tiêu của SDG14 là bảo tồn và gìn giữ môi trường của đại dương, của biển và tài nguyên biển để phát triển bền vững, trong khi SDG15 hướng tới bảo vệ, phục hồi và thúc đẩy phát triển các hệ sinh thái trên cạn, quản lý rừng bền vững, chống sa mạc hóa, ngăn chặn, đảo ngược tình trạng suy thoái đất và mất đa dạng sinh học. 3.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất Trên cơ sở những công trình nghiên cứu về tác động của năng lực logistics đến sự phát triển bền vững của môi trường như được trình bày ở những nội dung trên, mô hình nghiên cứu được đề xuất trong nghiên cứu này như sau: SDGsi = α0 + β1LPIi + β2Conti + ɛi (1) Bảng 1. Diễn giải các biến trong phương trình Tên biến Giải thích Nghiên cứu có liên quan Kỳ vọng dấu Biến phụ thuộc (SDGs) SDG13 Biến đổi khí hậu (giá trị từ 1-100) SDG14 Sự sống dưới nước (giá trị từ 1-100) SDG15 Sự sống trên đất liền (giá trị từ 1-100) Biến độc lập LPI Năng lực logistics quốc gia (giá trị từ 1-5) Michel-Villarreal và cộng sự, 2019 (-) Biến kiểm soát POPDENS Số người trên một km2 diện tích đất (người trên mỗi km2) Fang, 2021 Aust và cộng sự, 2020 Zafar và cộng sự, 2020 (-) FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ròng (% của GDP) (-) GOVERN Chi tiêu tiêu dùng cuối cùng của chính phủ nói chung (% của GDP) (-) CHE Chi tiêu y tế, chăm sóc sức khỏe (% của GDP) (+) FREE Mức độ người dân được tiếp cận các quyền chính trị và quyền tự do dân sự (giá trị từ 0-100). (+)/(-) EDU Chi tiêu của chính phủ cho giáo dục (% của GDP) (+) MILITARY Chi tiêu vốn liên quan đến lực lượng vũ trang an ninh (% của GDP) (-) Nguồn: Tác giả tổng hợp.
110 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA VỀ LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG VIỆT NAM LẦN THỨ 4 (CLSCM-2024) Các biến số được sử dụng trong mô hình (1) được giải thích trong Bảng 1. Trong đó, Cont đại diện cho các biến kiểm soát được sử dụng, i đại diện cho quốc gia; α0 là hằng số, β1 ... βn là hệ số tương quan, và ɛi là sai số ngẫu nhiên. 4. Phương pháp nghiên cứu Dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu này là dữ liệu bảng của 30 quốc gia ở khu vực Châu Á được thu thập tại các nguồn có uy tín như: Ngân hàng thế giới (World Bank), dữ liệu thế giới (Our World in Data), Báo cáo của Liên Hợp Quốc (United Nations Development Report) và dữ liệu của Freedom House. Chỉ số năng lực logistics (LPI) được Ngân hàng thế giới công bố vào các năm 2007, 2010, 2012, 2014, 2016, 2018, 2022 và 2023. Dữ liệu cho các biến còn lại như trình bày trong Bảng 1 chỉ được công bố cho đến năm 2022. Do bởi sự thiếu hụt dữ liệu nên dữ liệu của các biến trong nghiên cứu này sẽ được lấy từ năm 2007 đến năm 2022. Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên việc vận dụng phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (FGLS) và ước lượng tổng quát thời điểm (GMM). Đây là hai phương pháp phân tích phổ biến được sử dụng khi phân tích dữ liệu bảng và có thể giải quyết được các vấn đề phổ biến như phương sai không đồng nhất, hiện tượng tự tương quan và vấn đề nội sinh. Theo Blundell và Bond (1998), phương pháp tổng quát thời điểm (GMM) có khả năng giúp kiểm định tính vững của mô hình và sử dụng độ trễ của các biến giải thích nhằm giảm thiểu sự thiên lệch và nâng cao độ chính xác trong các ước lượng [20]. Qua đó, phương trình (1) được chuyển đổi thành như sau: SDG13it = α1SDG13it−1 + β1LPIit + β2POPDENSit+ β3FDIit + β4GOVERNit + β5CHEit + β6FREEit + β7EDUit + β8MILITARYit + φi + vt + ɛit (2) SDG14it = α1SDG14it−1 + β1LPIit + β2POPDENSit+ β3FDIit + β4GOVERNit + β5CHEit + β6FREEit + β7EDUit + β8MILITARYit + φi + vt + ɛit (3) SDG15it = α1SDG15it−1 + β1LPIit + β2POPDENSit+ β3FDIit + β4GOVERNit + β5CHEit + β6FREEit + β7EDUit + β8MILITARYit + φi + vt + ɛit (4) Trong phương trình (2), (3) và (4), vt là hiệu ứng theo thời gian của quốc gia; φ là hiệu ứng cố định của quốc gia, và t là năm (2007-2022). 5. Kết quả nghiên cứu 5.1. Kết quả phân tích thống kê mô tả Từ số liệu thu thập được, nhóm tác giả đã tiến hành phân tích thống kê mô tả các biến và thu được kết quả như trình bày ở Bảng 2. Năng lực logistics (LPI) ở các quốc gia Châu Á có điểm trung bình ở mức 2.936 trên 5 điểm. Mục tiêu SDG13 với điểm số trung bình 81.169, thể hiện các quốc gia ở Châu Á nhìn chung đang có những hành động tích cực để chống lại biến đổi khí hậu, trái với xu hướng ở SDG14 và SDG15 khi điểm trung bình ở hai mục tiêu này lại ở mức khá thấp, lần lượt là 59.464 và 53.782. Có thể thấy số quan sát ở SDG14 giảm đi so với SDG13 và SDG15 bởi vì một vài quốc gia trong Châu Á có đặc điểm không tiếp giáp biển, nên SDG14 không được đo lường ở khu vực này. Các biến số ổn định, không có giá trị bất thường và mức độ tương đồng ở mức tốt cho thấy số liệu của Bảng 2. Giá trị thống kê mô tả Biến Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất SDG13 155 81.169 18.848 14.584 99.280 SDG14 114 59.464 10.179 30.973 83.248 SDG15 155 53.782 12.053 29.544 72.891 LPI 155 2.936 0.533 2.035 4.190 POPDENS 155 538.049 1437.638 1.673 8098.249 FDI 155 4.529 6.626 -37.173 34.756 GOVERN 155 12.871 4.088 4.926 26.223 CHE 155 5.086 2.158 1.990 10.740 FREE 155 46.981 22.945 7.000 96.000 EDU 155 3.583 1.181 1.414 7.384 MILITARY 155 2.340 1.445 0.199 8.268 Nguồn: Tổng hợp từ Stata 17.