PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Giáo án KNTT Vật Lý 11 - Chương 2 - SÓNG ( Đầy đủ bài 8 - bài 15 ).docx

1 Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/… CHƯƠNG II: SÓNG BÀI 8: MÔ TẢ SÓNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Từ đồ thị độ dịch chuyển – khoảng cách (tạo ra bằng thí nghiệm, hoặc hình vẽ cho trước), mô tả được sóng qua các khái niệm bước sóng, biên độ, tần số, tốc độ và cường độ sóng. - Rút ra được biểu thức từ định nghĩa của tốc độ, tần số và bước sóng. - Vận dụng được biểu thức . - Tiến hành thí nghiệm hoặc qua hình ảnh, video clip,…, thảo luận để nêu được mối liên hệ các đại lượng đặc trưng của sóng với các đại lượng đặc trưng cho dao động của phần tử môi trường. 2. Năng lực Năng lực chung: - Năng lực tự học: Chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua việc tham gia đóng góp ý tưởng, đặt câu hỏi và trả lời các yêu cầu. - Giao tiếp hợp tác: Thảo luận nhóm để mô tả được sóng. - Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến mô tả sóng, đề xuất giải pháp giải quyết. Năng lực vật lí: - Nhận biết được các đại lượng đặc trưng của sóng: bước sóng, biên độ, tần số, tốc độ, cường độ sóng. - Nêu được biểu thức và vận dụng được biểu thức.
2 - Phân tích được mối liên hệ giữa các đại lượng đặc trưng của sóng với các đại lượng đặc trưng cho dao động của phần tử môi trường. - Vận dụng được kiến thức để làm bài tập và giải thích được một số vấn đề trong thực tế. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm trong học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: 1. Đối với giáo viên: - SGK, SGV, Kế hoạch dạy học. - Hình vẽ và đồ thị trong SGK: Hình ảnh thí nghiệm tạo sóng mặt nước, đồ thị u – x của một sóng hình sin,… - Máy chiếu, máy tính (nếu có). 2. Đối với học sinh: - HS cả lớp: Hình vẽ và đồ thị liên quan đến nội dung bài học và các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Thông qua việc tái hiện lại một số loại sóng thường gặp trong cuộc sống hàng ngày và đặt vấn đề về sự hình thành sóng để nêu vấn đề vào bài học cho HS. b. Nội dung: GV cho HS quan sát hình vẽ/video về sóng trên mặt biển, thảo luận, mô tả về sự lan truyền của sóng. c. Sản phẩm học tập: HS trả lời được những câu hỏi mà GV đưa ra để thảo luận về quá trình truyền sóng. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV chiếu hình ảnh sóng trên mặt biển cho HS quan sát.
3 Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường gặp hay nghe đến nhiều loại sóng như: sóng nước, sóng âm, sóng vô tuyến, sóng địa chấn,… - GV đặt câu hỏi yêu cầu HS thảo luận: Vậy sóng được hình thành như thế nào và có những đặc điểm gì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát chú ý lắng nghe và đưa ra câu trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV tiếp nhận câu trả lời dẫn dắt HS vào bài: Để trả lời câu hỏi này chúng ra vào bài học ngày hôm nay: Bài 8: Mô tả sóng. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1. Tìm hiểu thí nghiệm tạo sóng trên mặt nước và hình thành khái niệm sóng cơ a. Mục tiêu: Dựa vào thí nghiệm tạo ra sóng trên mặt nước để HS quan sát, phân tích và hình thành được khái niệm sóng cơ. b. Nội dung: GV tổ chức làm thí nghiệm cho HS quan sát và đặt câu hỏi để HS hình thành khái niệm sóng cơ. c. Sản phẩm: HS hình thành khái niệm sóng cơ. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức làm thí nghiệm tạo sóng mặt nước cho HS quan sát được qua thành I. THÍ NGHIỆM TẠO SÓNG MẶT NƯỚC *Trả lời Hoạt động (SGK – tr33): Trong thí nghiệm Hình 8.1 SGK, miếng
4 kênh thẳng đứng. + Dụng cụ: + Các bước tiến hành: Bước 1: Đặt miếng xốp nhỏ C trên mặt nước. Quay đĩa D làm cho vật tạo sóng O dao động lên xuống, ta thấy mặt nước tại O bị biến dạng thành những gợn sóng lan truyền đi xa. Khi gợn sóng lan truyền đến C thì miếng xốp dao động lên xuống. Bước 2: Quan sát chuyển động của miếng xốp. - GV yêu cầu HS quan sát thí nghiệm, thảo luận theo nhóm đôi và trả lời các câu hỏi sau: + Hoạt động (SGK – tr32): Hãy quan sát chuyển động của miếng xốp trong thí nghiệm Hình 8.1 và cho biết miếng xốp có chuyển động ra xa nguồn cùng với sóng không? + Mặt cắt của nước có hình dạng như thế nào? + Miếng xốp C và những biến dạng của mặt nước dao động như thế nào? xốp không chuyển động ra xa nguồn mà chỉ dao động trong một phạm vi không gian rất hẹp. *Kết luận - Mặt cắt của nước có dạng hình sin. - Miếng xốp C dao động lên xuống tại chỗ, còn những biến dạng của mặt nước lan truyền đi từ nguồn sóng O ra xa cho ta hình ảnh về sóng có trên mặt nước. - O là nguồn sóng, nước là môi trường truyền sóng, đường thẳng OC là phương truyền sóng.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.