PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text CHUYÊN ĐỀ 1. ACID (File GV).pdf

CHUYÊN ĐỀ 1. ACID I. Khái niệm và tên gọi 1. Khái niệm: Acid là những hợp chất trong phân tử có nguyên tử hydrogen liên kết với gốc acid. Khi tan trong nước, acid tạo ra ion H+ . - Công thức tổng quát: HnX (X là gốc acid hóa trị n) VD: HCl → H+ + Cl- ; HNO3 → H+ + NO3 - ; H2SO4 → 2H+ + SO4 2- 2. Tên gọi acid và gốc acid - Tên acid không có O = Hydro + tên phi kim + ic + acid (Tên gốc acid: ic → ide) - Tên acid có nhiều O = Tên phi kim + ic + acid (Tên gốc acid: ic → ate) - Tên acid có ít O = Tên phi kim + ous + acid (Tên gốc acid: ous → ite) Acid Tên acid Gốc acid Tên gốc acid Hóa trị gốc acid HCl hydrochloric acid –Cl chloride I H2S hydrosulfuric acid =S sulfide II H2SO3 sulfurous acid =SO3 sulfite II H2SO4 sulfuric acid =SO4 sulfate II HNO3 nitric acid –NO3 nitrate I H3PO4 phosphoric acid ≡PO4 phosphate III CH3COOH acetic acid CH3COO– acetate I II. Tính chất hóa học của acid 1. Đổi màu chất chỉ thị - Các dung dịch acid làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ Quỳ tìm làm chất chỉ thị để nhận biết dung dịch acid. 2. Tác dụng với kim loại - Dãy hoạt động của kim loại: K Ba Ca Na Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb (H) Cu Hg Ag Pt Au - TQ: Kim loại + Acid (HCl, H2SO4 loãng, ...) → Muối + H2↑ + Các kim loại trước H trong dãy hoạt động hóa học tham gia phản ứng như: Mg, Al, Zn, Fe, .... + Muối tạo thành kim loại có hóa trị thấp như Fe (II), Cr (II), ... + Với trường hợp dung dịch acid HNO3, H2SO4 đặc sẽ học sau. VD: Mg + 2HCl → MgCl2 + H2↑ Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑ 2Al + 3H2SO4 loãng → Al2(SO4)3 + 3H2↑  KIẾN THỨC CẦN NHỚ III. Một số acid thông dụng ♦ Hydrochloric acid (HCl) - Dung dịch HCl là chất lỏng không màu, có trong dạ dày người và động vật giúp tiêu hóa thức ăn. - HCl có nhiều ứng dụng trong các ngành công nghiệp: Tẩy rửa kim loại Sản xuất chất dẻo Sản xuất dược phẩm Xử lí pH bể bơi ♦ Sulfuric acid (H2SO4) - H2SO4 là chất lỏng không màu, không bay hơi, sánh như dầu, tan vô hạn trong nước và tỏa rất nhiều nhiệt Không tự ý pha loãng dung dịch H2SO4 đặc. - H2SO4 có nhiều ứng dụng trong các ngành công nghiệp: Sản xuất giấy, tơ sợi Sản xuất phân bón Sản xuất sơn Sản xuất chất dẻo ♦ Acetic acid (CH3COOH) - CH3COOH là chất lỏng không màu, có vị chua. Dấm ăn có chứa CH3COOH nồng độ 2 – 5%. - CH3COOH có nhiều ứng dụng: Sản xuất tơ Sản xuất phẩm nhuộm Sản xuất dược phẩm Chế biến thực phẩm  KIẾN THỨC CẦN NHỚ
❖ BÀI TẬP TỰ LUẬN ♦ VÍ DỤ MINH HỌA Câu 1. Cho các chất: CO2, HNO3, H2SO4, K2SO4, NaOH, HCl, CH3COOH, H2CO3. (a) Chất nào trong các chất trên là acid? Gọi tên các acid. (b) Xác định gốc acid của các acid trên và gọi tên chúng. Hướng dẫn giải Công thức acid Tên gọi acid Gốc acid Tên gọi gốc acid HNO3 Nitric acid -NO3 Nitrate H2SO4 Sulfuric acid =SO4 Sulfate HCl Hydrochloric acid -Cl Chloride CH3COOH Acetic acid CH3COO- Acetate H2CO3 Carbonic acid =CO3 Carbonate Câu 2. Viết các phương trình hóa học xảy ra (nếu có) khi: (a) cho Mg, Al tác dụng với dung dịch HCl. (b) cho Zn, Fe, Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng. (c) cho Mg, Fe, Ag tác dụng với dung dịch CH3COOH. Hướng dẫn giải (a) Mg + 2HCl → MgCl2 + H2↑ 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2↑ (b) Zn + H2SO4 loãng→ ZnSO4 + H2↑ Fe + H2SO4 loãng → FeSO4 + H2↑ (c) Mg + 2CH3COOH → (CH3COO)2Mg + H2↑ Fe + 2CH3COOH → (CH3COO)2Fe + H2↑ Câu 3. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất sau: (a) Nhôm (aluminium) và bạc (silver) là hai kim loại đều có màu sáng bạc, có ánh kim. (b) Dung dịch hydrochloric acid và dung dịch sodium chloride (nước muối). Hướng dẫn giải

(b) Tính khối lượng dung dịch H2SO4 cần dùng. (c) Tính nồng độ C% của dung dịch ZnSO4 thu được sau phản ứng. Hướng dẫn giải (a) PTHH: Zn + H2SO4  ZnSO4 + H2 (b) H2 2,479 n 0,1 (mol) 24,79   PTHH: Zn + H2SO4  ZnSO4 + H2 0,1 0,1 0,1 0,1 (mol) H2SO4 m  0,1.98  9,8(g) ; 2 4 ddH SO 100 m 9,8. 100(g) 9,8   (c) Z 4 m nSO  0,1.161 16,1(g) 4 2 4 2 mddZnSO mZn mddH SO mH     0,1.65 100  0,1.2 106,3(g) 4 16,1 C%dd ZnSO 105,3  .100 15,15% ♦ BÀI TẬP TỰ LUYỆN Câu 9. [CD - SBT] Chọn các từ ngữ, kí hiệu cho sẵn (vị đắng, màu xanh, vị chua, màu đỏ, gốc acid, H+ ) để điền vào chỗ trống cho phù hợp: Các dung dịch acid đều có...(1)... và làm quỳ tím chuyển sang... (2)... là do trong dung dịch của các acid đều chứa ion...(3)... Hướng dẫn giải (1) vị chua; (2) màu đỏ; (3) H+ Câu 10. [KNTT - SBT] Hãy cho biết gốc acid và hóa trị của gốc acid trong các acid sau: H2S, HCl, HNO3, H2SO4, CH3COOH. Hướng dẫn giải Acid Gốc acid Hóa trị H2S =S II HCl -Cl I HNO3 -NO3 I H2SO4 =SO4 II CH3COOH CH3COO- I Câu 11. [CD - SBT] Viết tên gọi của các acid HCl, H2SO4 và CH3COOH. Nêu những thông tin mà em biết về những acid trên. Hướng dẫn giải ♦ Hydrochloric acid (HCl) - Dung dịch HCl là chất lỏng không màu, có trong dạ dày người và động vật giúp tiêu hóa thức ăn. - HCl có nhiều ứng dụng trong các ngành công nghiệp: Tẩy rửa kim loại, sản xuất chất dẻo, dược phẩm, xử lí pH bể bơi. ♦ Sulfuric acid (H2SO4) - H2SO4 là chất lỏng không màu, không bay hơi, sánh như dầu, tan vô hạn trong nước và tỏa rất nhiều nhiệt  Không tự ý pha loãng dung dịch H2SO4 đặc. - H2SO4 có nhiều ứng dụng trong các ngành công nghiệp: Sản xuất giấy, tơ sợi; phân bón; sản xuất sơn, chất dẻo. ♦ Acetic acid (CH3COOH) - CH3COOH là chất lỏng không màu, có vị chua. Dấm ăn có chứa CH3COOH nồng độ 2 – 5%.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.