Content text 5. Chuyên đề 12 KNTT bài 5 Tia X.pdf
Giáo viên: Vũ Đình Khang – 09.73.72.88.89 Lớp dạy: Giáo án chuyên đề Vật lý 12 Kết nối tri thức 1 Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Chuyên đề 2: Một số ứng dụng vật lí trong chẩn đoán y học BÀI 5: TIA X I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nêu được bản chất của tia X - Trình bày được cách tạo ra tia X - Nêu được một số tính chất của tia X - Chỉ ra được một số tác dụng không mong muốn khi sử dụng tia X - Nêu được cách điều khiển tia X - Nêu được sự suy giảm tia X và biểu thức sự suy giảm tia X khi đi qua một vật liệu đồng chất - Trình bày được ứng dụng của tia X trong các lĩnh vực - Đánh giá được vai trò của tia X trong đời sống và trong khoa học 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực tự học và nghiên cứu tài liệu. - Năng lực trình bày và trao đổi thông tin. - Năng lực nêu và giải quyết vấn đề. - Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, phân tích và khái quát rút ra kết luận khoa học. - Năng lực hoạt động nhóm. b. Năng lực đặc thù môn học - Trình bày được cách tạo ra tia X - Đánh giá được vai trò của tia X trong đời sống và trong khoa học - Chỉ ra được một số tác dụng không mong muốn khi sử dụng tia X - Đề xuất được một số biện pháp an toàn khi sử dụng tia X 3. Phẩm chất - Có thái độ hứng thú trong học tập môn Vật lý. - Có sự yêu thích tìm hiểu và liên hệ các hiện tượng thực tế liên quan. - Có tác phong làm việc của nhà khoa học. - Có thái độ khách quan trung thực, nghiêm túc học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - Bài giảng powerpoint kèm các hình ảnh và video liên quan đến nội dung bài học - Phiếu học tập
Giáo viên: Vũ Đình Khang – 09.73.72.88.89 Lớp dạy: Giáo án chuyên đề Vật lý 12 Kết nối tri thức 2 2. Học sinh - Ôn lại những vấn đề đã được học về Tia X, thang sóng điện từ, ứng dụng của tia X - SGK, vở ghi bài, giấy nháp. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1: Khởi động a. Mục tiêu: - Kích thích sự tò mò và nhận biết các ứng dụng của tia X trong đời sống b. Nội dung: - Học sinh suy nghĩ nêu một số ứng dụng của tia X trong đời sống - Học sinh tiếp nhận vấn đề từ giáo viên c. Sản phẩm: - Học sinh nhớ lại được một số ứng dụng của tia X trong đời sống - Học sinh nhận thức được vấn đề cần nghiên cứu về tia X d. Tổ chức thực hiện Bước thực hiện Nội dung các bước Bước 1 - Giáo viên ổn định lớp học - Giáo viên đưa ra nhiệm vụ: Hãy kể một số ứng dụng của tia X mà em biết trong đời sống và sản xuất. Bước 2 - Học sinh suy nghĩ, thảo luận theo đôi trong vòng 2 phút - GV hỗ trợ gợi ý cho học sinh trong thời gian thảo luận Bước 3 - Học sinh xung phong đưa ra câu trả lời hoặc GV gọi ngẫu nhiên 4-5 bạn để trả lời - Học sinh thảo luận, nhận xét, bổ sung và sửa lỗi về câu trả lời. Bước 4 - Giáo viên tổng hợp ý kiến và tổng kết đáp án của yêu cầu: Một số ứng dụng của tia trong đời sống: PHIẾU HỌC TẬP Câu 1: Nêu cách tạo ra tia X. Câu 2: Tại sao đối cathode của ống phát tia X lại được làm bằng kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao?
Giáo viên: Vũ Đình Khang – 09.73.72.88.89 Lớp dạy: Giáo án chuyên đề Vật lý 12 Kết nối tri thức 3 - Chụp X-quang - Nghiên cứu cấu trúc tinh thể - Máy quét an ninh sân bay - Máy chụp ảnh phóng xạ Bước 5 - GV chiếu video nói về ứng dụng của tia X trong chụp X-quang - Học sinh chú ý theo dõi video Bước 6 - Giáo viên nêu vấn đề vào bài mới: Tia X được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, một trong những ứng dụng phổ biến là trong lĩnh vực y học. Vậy bản chất của tia X là gì? Cách tạo ra và cách điều khiển tia X như thế nào? Chúng ta cùng vào bài học hôm nay, chuyên đề 2: Một số ứng dụng vật lí trong chẩn đoán y học, bài 5: Tia X Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Hoạt động 2.1: Tìm hiểu bản chất và cách tạo ra tia X a. Mục tiêu: - Nêu được bản chất của tia X - Trình bày được cách tạo ra tia X b. Nội dung: - Học sinh tiếp thu kiến thức về bản chất và cách tạo ra tia X - Học sinh thực hiện phiếu học tập c. Sản phẩm: I. Bản chất và cách tạo ra tia X - Tia X có bản chất là sóng điện từ, có bước sóng trong khoảng từ 10−11 đến 10−8 mét.
Giáo viên: Vũ Đình Khang – 09.73.72.88.89 Lớp dạy: Giáo án chuyên đề Vật lý 12 Kết nối tri thức 4 - Nguyên tắc tạo ra tia X: + Ống phát tia X là ống thủy tinh, trong đó có gắn hai điện cực anode và cathode, áp suất trong ống vào khoảng 10−3 mmHg. + Cathode được nung nóng bằng nguồn điện, là nguồn phát ra các electron. + Anode là cực dương, đối diện với cathode. Trên bề mặt anode có gắn một tấm kim loại có nguyên tử lượng lớn để chắn chùm electron (điện cực này gọi là đối cathode). + Hiệu điện thế giữa hai cực anode và cathode có độ lớn khoảng 200 kV. + Chùm electron bị bật ra khỏi cathode được tăng tốc trong điện trường mạnh nên có động năng rất lớn - Khi chùm electron đập vào bề mặt đối cathode, nó bị dừng đột ngột và phát ra một bức xạ không nhìn thấy được. Bức xạ này có tác dụng làm phát quang một số chất và làm đen kính ảnh. Bức xạ đó được gọi là tia X. - Chú ý: Trong ống phát tia X, chỉ có một số ít electron có tác dụng tạo ra tia X (gần 1%), phần còn lại (trên 99%) khi đập vào đối cathode chỉ gây ra tác dụng nhiệt làm nóng đối cathode. Do đó, đối cathode nóng lên rất nhanh, nên cần phải được làm nguội. d. Tổ chức thực hiện