Content text đáp án đề 1 văn vsat duyên làm.docx
Mã đề 001 VSAT – VĂN 12 Giáo viên: Lê Nguyễn Hải Nguyên – Ngữ văn SĐT: 0865.393.202 - Trung tâm LehoangEducation Từ câu 1 đến câu 9 đọc văn bản/ nội dung đã cho và đánh dấu X vào cột Đúng hoặc Sai tương ứng với nội dung của cột bên trái Trả lời từ câu 1-4 Câu 1: Thẳng nhỏ từng có cái tên tử tế, nhưng người xóm núi quên mất rồi. Nói cho cùng, làm gì có tên nào hợp với nó, bằng tên Khờ: Trong thân xác thẳng con trai sắp ba mươi, là một trí khôn của trẻ con năm bảy tuổi. Thời gian không làm mai một cái niềm tin rồi đá trổ bông, mẹ đón vê. Sống nhờ chén cơm của cư dân triền núi, nhưng Khờ chưa bao giờ làm họ tiếc vì đã nuôi dưỡng mình. Nhờ chi thằng nhỏ cũng làm, và nặng nhọc cỡ nào cũng không than vẫn. Mưa nó đi cọ rửa những bậc đá đóng rêu, che giúp mái nhà ai đó, cõng bà Chín Sầu Đâu đi hốt thuốc nam chữa đau khớp, đón thằng Đen kẹt ở trường trong giống gió. Hạn qua nó kiểm củi phơi khô chất đầy miễu hoang, cả xóm xài mút mùa không hết. Mùa khô nào họ cũng uống nước mưa một tay Khờ gánh, từ ngôi chùa gần chân núi Xanh. Suốt ba chục năm, duy nhất một lần Khờ rời núi chừng tuần lễ. Nó bị sét đánh. Cái đầu trọc của núi mà nó đang chăn giữ, không hiểu sao hay bị sét xuống thăm, đến cây cối không mọc nổi. Bữa đó giông khô, Khờ lom khom gom mớ thuốc nam chùa gửi phơi, thì bị sét quật lăn ra, tóc cháy xém. Câu đầu tiên nó nói khi tỉnh dậy, "đá trổ bông chưa?" Tới ông trời còn không bứng thằng Khờ ra khỏi mớ đá đó, người núi Xanh nói. Đúng lúc Khờ lại thêm một lượt gánh nữa ngang qua chỗ quán nước tôi ngồi cùng mấy bà trong xóm, nhe răng cười. Ở Khờ không có vẻ gì bơ vơ, dù đang một mình bơi giữa đá và nắng. Ngay khi nó bị che khuất bởi một cua gắt trên đường mòn, cũng để lại cảm giác ấm áp, chắc nịch. Khó giải thích, nhất là nhân vật ấy mang trong mình một câu chuyện mủi lòng. (Đá trổ bông, Nguyễn Ngọc Tư, Nguồn: sachhayonline) Nhận định Đúng Sai 1. Khờ có trí tuệ phát triển bình thường nhưng sống tách biệt với xã hội. S 2. Khờ luôn giúp đỡ dân làng mà không bao giờ kêu than dù Đ
việc nặng nhọc. 3. Khờ bị sét đánh vì trèo lên đỉnh núi để tìm hoa đá. S 4.Khờ chỉ rời núi một lần duy nhất trong đời vì bị thương nặng. Đ Câu 2: Nhận định Đúng Sai 1. "Đá trổ bông" là niềm tin ngây thơ mà Khờ giữ suốt đời, như biểu tượng của điều không tưởng Đ 2. Khờ hỏi "đá trổ bông chưa?" sau khi tỉnh dậy vì nó đã nhìn thấy hiện tượng này thật. S 3. Cụm từ này thể hiện sự vô nghĩa của cuộc sống Khờ, như đá không bao giờ nở hoa. Đ 4. Dân làng dùng "đá trổ bông" để chế nhạo sự khờ dại của nhân vật. S Câu 3: Nhận định Đúng Sai 1. Dân làng nuôi Khờ nhưng luôn xem nó là gánh nặng vì sự ngờ nghệch của nó. S 2. Khờ được yêu quý vì luôn giúp đỡ mọi người, từ việc nhỏ đến việc nặng nhọc. Đ 3. Khờ bị dân làng bắt làm việc quá sức để trả ơn nuôi dưỡng. S 4. Dân làng tin rằng "ông trời không bứng được Khờ khỏi núi" vì sự gắn bó của nó với nơi này. Đ Câu 4: Nhận định Đúng Sai 1. Tác giả dùng giọng văn châm biếm để phê phán xã hội thờ ơ với người khuyết tật. S 2. Câu chuyện được kể bằng ngôn ngữ giản dị, giàu chất thơ và hình ảnh biểu tượng. Đ 3. Nhân vật Khờ được khắc họa như một biểu tượng của sự vô dụng trong cuộc sống. S 4. Đoạn trích sử dụng yếu tố kỳ ảo (sét đánh, hoa đá) để nhấn mạnh số phận bi kịch của Khờ. Đ Câu 5: - Ngô Hạch – Dẫn thằng này về trình chủ tướng. - Vũ Như Tô (đầy hi vọng) – Dẫn ta ra mắt An Hoà Hầu, để ta phân trần, để ta giảng giải, cho người đời biết rõ nguyện vọng của ta. Ta tội gì. Không, ta chỉ có một hoài bão là tô điểm đất nước, đem hết tài ra xây cho nòi giống một toà đài hoa lệ,
thách cả những công trình sau trước, tranh tinh xảo với hoá công. Vậy thì ta có tội gì ? Ta xây Cửu Trùng Đài có phải đâu để hại nước ? Không, không, Nguyễn Hoàng Dụ sẽ biết cho ta, ta không có tội và chủ tướng các người sẽ cởi trói cho ta để ta xây nốt Cửu Trùng Đài, dựng một kì công muôn thuở... - Quân sĩ (cười ầm) – Câm ngay đi. Quân điên rồ, câm ngay đi không chúng ông vả vỡ miệng bây giờ. Mày không biết mấy nghìn người chết vì Cửu Trùng Đài, mẹ mất con, vợ mất chồng vì mày đó ư ? Người ta oán mày hơn oán quỷ. Câm ngay đi. - Vũ Như Tô — ... Vài năm nữa, đài Cửu Trùng hoàn thành, cao cả, huy hoàng, giữa cõi trần lao lực, có một cảnh Bồng Lai... Quân sĩ – Câm mồm! - Vũ Như Tô – ... Xuất hiện... - Quân sĩ – Câm mồm ! (Họ xúm vào vả miệng Vũ Như Tô). (Nguyễn Huy Tưởng, Vĩnh biệt cửu trùng đài, SGK Ngữ văn 11) Thông tin Đúng Sai 1. Vũ Như Tô bị bắt vì tội phản nghịch, âm mưu lật đổ triều đình. S 2. Quân sĩ ghét Vũ Như Tô vì họ cho rằng Cửu Trùng Đài là nguyên nhân gây ra đau khổ cho dân chúng. Đ 3. Vũ Như Tô tin rằng An Hoà Hầu sẽ tha tội cho mình vì công trình này mang lại vinh quang cho đất nước. S 4. Đoạn đối thoại thể hiện mâu thuẫn giữa nghệ thuật thuần túy và thực tế xã hội đầy bi kịch. Đ Trả lời từ câu 6 đến câu 8 Câu 6: Khi các con còn nhỏ, ngồi vào bàn ăn cô thường chú ý sửa chữa cách ngồi, cách cầm bát cầm đũa, cách múc canh, cả cách nói chuyện trong bữa ăn. Có vẫn răn lũ con tôi : “Chúng mày là người Hà Nội thì cách đi đứng nói năng phải có chuẩn, không được sống tuỳ tiện, buông tuồng.”. Có lần tôi cãi : “Chúng tôi là người của thời loạn, các cụ lại bắt dạy con cái theo thời bình là khó lắm.”. Cô ngồi ngẩn ra một lúc, rồi bảo : “Tao chỉ dạy chúng nó biết tự trọng, biết xấu hổ, còn sau này muốn ra sao là tuỳ.”. (Nguyễn Khải, Một người Hà Nội) Nhận định Đúng Sai 1. Cô giáo dục con cháu theo chuẩn mực của người Hà Nội truyền thống, dù đang sống trong thời loạn. Đ 2. Cô cứng nhắc, áp đặt lối sống cũ lên thế hệ trẻ mà không hiểu hoàn cảnh thực tế của chúng. S 3. Cô dạy con cháu "biết tự trọng, biết xấu hổ" nhưng vẫn tôn trọng sự tự do lựa chọn của chúng sau này. Đ
4. Cô cho rằng thời loạn là lý do chính đáng để con người sống buông tuồng, không cần giữ phép tắc. S Câu 7: Thông điệp Đúng Sai 1. Sự xung đột giữa giá trị truyền thống và lối sống hiện đại là không thể hòa giải. S 2. Giữ gìn nếp sống văn minh là cách để con người vượt qua hỗn loạn, bảo vệ nhân cách. Đ 3. Thời chiến tranh, việc giáo dục con cái theo khuôn phép là phi thực tế và lãng mạn hóa. S 4. "Biết xấu hổ" là phẩm chất cốt lõi giúp con người phân biệt được đúng sai dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Đ Câu 8: Nhận định Đúng Sai 1. Cô thừa nhận sự bất lực trước ảnh hưởng của thời cuộc lên con cháu. S 2. Cô khẳng định giáo dục đạo đức quan trọng hơn rèn giũa hình thức bề ngoài. Đ 3. Câu nói thể hiện triết lý "giáo dục gốc rễ" – dạy nhân cách trước khi dạy kỹ năng. Đ 4. Cô muốn con cháu sống khép kín, tuân thủ cứng nhắc để tránh sai lầm. S Câu 9: Đặc trưng cơ bản của phóng sự Đúng Sai 1. Tính thời sự nóng hổi – Phóng sự phản ánh sự kiện, vấn đề mới xảy ra hoặc đang diễn ra, có tính thời đại. Đ 2. Tính hư cấu nghệ thuật – Phóng sự cho phép tác giả tự do sáng tạo cốt truyện và nhân vật như tiểu thuyết. S 3. Tính chân thực và xác thực – Phóng sự dựa trên tư liệu điều tra khách quan, không bịa đặt Đ 4. Tính vần điệu và ngôn ngữ thơ ca – Phóng sự đòi hỏi sử dụng ngôn ngữ có vần nhịp như thơ để tăng sức hấp dẫn. S Từ câu hỏi số 10 đến 15, thí sinh đọc nội dung văn bản đã cho và ghép nối nội dung ở cột A với cột B hoàn thành nội dung đúng Câu 10: Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Bất cứ người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ niềm hi vọng giải phóng giống nòi. […] Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối sự tự do của mình… […]