PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text BÀI TẬP THEO DẠNG VẬT LÝ 11 - CHƯƠNG 1 (HS+GV).docx

 TRƯỜNG THPT………..  GIÁO VIÊN………..173 VẬT LÝ 11 DAO ĐỘNG CHƯƠNG 1 1 I. TÓM TẮT KIẾN THỨC 1. Dao động cơ  Dao động cơ học nói chung là chuyển động có giới hạn trong không gian, lặp lại nhiều lần quanh một vị trí cân bằng xác định.  Dao động tuần hoàn là dao động cơ mà sau những khoảng thời gian bằng nhau, trạng thái của dao động được lặp lại như cũ. Trạng thái cũ bao gồm vị trí cũ và vận tốc cũ.  Dao động tuần hoàn đơn giản nhất là dao động điều hòa.  Dao động tự do: Dao động của hệ xảy ra dưới tác dụng chỉ của nội lực (dao động riêng) 2. Dao động điều hòa Dao động điều hòa là dao động mà li độ của vật là một hàm cosin (hoặc hàm sin) theo thời gian. 2.1 Đồ thị của dao động điều hòa: Đồ thị của dao động điều hòa có dạng hình sin 2.2 phương trình dao động điều hòa - Phương trình dao động điều hòa: cosxAt Trong đó:  x là li độ (m hoặc cm)  A là biên độ (m hoặc cm)  () t là pha dao động (rad).   là pha ban đầu (rad) 2.3. Lưu ý:  Dao động điều hòa có quỹ đạo là đường thẳng. Khoảng cách giữa biên âm và biên dương gọi là chiều dài quỹ đạo của dao động điều hòa.  Mối liên hệ giữa dao động điều hòa và chuyển động tròn đều: Điểm M chuyển động tròn đều với tốc độ góc . Gọi P là hình chiếu của M trên trục Ox . Điểm P dao động điều hòa với phương trình: cosxAt  Bảng so sánh tương quan giữa DĐĐH và CĐTĐ: Dao động điều hòa x = Acos(ωt+  ) Chuyển động tròn đều (O, R = A; ω) A là biên độ R = A là bán kı́nh ω là tần số góc ω là tốc độ góc (ωt+  ) là pha dao động (ωt+  ) là tọa độ góc v max = Aω là tốc độ cực đại v = Rω là tốc độ dài  Nếu trong khoảng thời gian t , vecto → OM quét được một góc  , ta có mối liện hệ sau: ω (rad) = . t CHỦ ĐỀ 1: DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA
 TRƯỜNG THPT……..  NĂM HỌC………..176 VẬT LÍ 11 _____  Bảng quy đổi thời gian: 2πT TT t n.22nt? n       Độ 0360 0180 0120 090 060 045 030 Rad 2π π 2π/3 π/2 π/3 π/4 π/6 Thời gian T T/2 T/3 T/4 T/6 T/8 T/12  Quãng đường vật dao động điều hòa đi được trong 1 dao động toàn phần là 4A  Quãng đường vật dao động điều hòa đi được trong nửa chu kì là 2A II. PHÂN DẠNG BÀI TẬP DẠNG 1: ÔN TẬP LÝ THUYẾT A BÀI TẬP TỰ ĐIỀN KHUYẾT Câu 1: Điền khuyết các từ khóa thích hợp vào chỗ trống: a. Dao động cơ học nói chung là chuyển động ………………… trong không gian, lặp lại nhiều lần quanh một…………………………... b. Dao động cơ của một vật có thể là …………………. hoặc không tuần hoàn. c. Dao động tuần hoàn là dao động cơ mà sau những khoảng thời gian………………., vật trở lại ……………….. theo hướng cũ. d. Dao động tuần hoàn đơn giản nhất là …………………. e. Dao động điều hòa là dao động trong đó ……………… của vật là một hàm côsin (hay sin) …………………. f. Phương trình ………………… được gọi là phương trình dao động điều hòa. Lời giải: a. có giới hạn - vị trí cân bằng xác định b. tuần hoàn c. bằng nhau - vị trí cũ d. dao động điều hòa. e. li độ - theo thời gian f. B BÀI TẬP NỐI CÂU Câu 2. Hãy nối những kí hiệu tương ứng ở cột A với những khái niệm tương ứng ở cột B CỘT A CỘT B x A  Pha ban đầu (rad) Pha dao động (rad) Li độ (m hoặc cm)
 TRƯỜNG THPT………..  GIÁO VIÊN………..173 VẬT LÝ 11 (t + ) Biên độ (m hoặc cm) Lời giải: 1 - c, 2 - d, 3 - a, 4 – b. C BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Câu 1. Theo định nghĩa. Dao động điều hòa là A. chuyển động mà trạng thái chuyển động của vật được lặp lại như cũ sau những khoảng thời gian bằng nhau. B. chuyển động của một vật dưới tác dụng của một lực không đổi. C. hình chiếu của chuyển động tròn đều lên một đường thẳng nằm trong mặt phẳng quỹ đạo. D. chuyển động có phương trình mô tả bởi hình sin hoặc cosin theo thời gian. Câu 2. Chọn phát biểu đúng nhất? Hình chiếu của một chuyển động tròn đều lên một đường kính A. là một dao động điều hòa B. được xem là một dao động điều hòa. C. là một dao động tuần hoàn D. không được xem là một dao động điều hòa. Câu 3. Vật dao động điều hòa theo trục Ox. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Quỹ đạo chuyển động của vật là một đoạn thẳng. B. Lực kéo về tác dụng vào vật không đổi. C. Quỹ đạo chuyển động của vật là một đường hình cos. D. Li độ của vật tỉ lệ với thời gian dao động. Câu 4. Trong dao động điều hòa, đại lượng nào sau đây không có giá trị âm? A. Pha dao động B. Pha ban đầu C. Li độ D. Biên độ. Câu 5. Đồ thị li độ theo thời gian của dao động điều hòa là một A. đoạn thẳng B. đường thẳng C. đường hình sin D. đường tròn. Câu 6. Chọn phát biểu sai. A. Dao động tuần hoàn là dao động mà trạng thái chuyển động được lập đi lập lại như cũ sau những khoảng thời gian bằng nhau. B. Dao động là sự chuyển động có giới hạn trong không gian, lập đi lập lại nhiều lần quanh một VTCB. C. Pha ban đầu φ là đại lượng xác định vị trí của vật ở thời điểm t = 0. D. Dao động điều hòa được coi như hình chiếu của chuyển động tròn đều xuống một đường thẳng nằm trong mặt phẳng quỹ đạo. Câu 7. Dao động tự do là dao động mà chu kì: A. không phụ thuộc vào các đặc tính của hệ. B. chỉ phụ thuộc vào các đặc tính của hệ không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài. C. chỉ phụ thuộc vào các đặc tính của hệ. D. không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài. Câu 8. Dao động là chuyển động có A. giới hạn trong không gian lập đi lập lại nhiều lần quanh một VTCB. B. trạng thái chuyển động được lập lại như cũ sau những khoảng thời gian bằng nhau. C. lặp đi lặp lại nhiều lần có giới hạn trong không gian. D. qua lại hai bên VTCB và không giới hạn không gian.
 TRƯỜNG THPT……..  NĂM HỌC………..176 VẬT LÍ 11 _____ Câu 9. Dao động điều hòa có thể được coi như hình chiếu của một chuyển động tròn đều xuống một A. đường thẳng bất kì B. đường thẳng vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo. C. đường thẳng xiên góc với mặt phẳng quỹ đạo D. đường thẳng nằm trong mặt phẳng quỹ đạo. Câu 10. Chuyển động nào sau đây không phải là dao động cơ học? A. Chuyển động đung đưa của con lắc của đồng hồ B. Chuyển động đung đưa của lá cây. C. Chuyển động nhấp nhô của phao trên mặt nước D. Chuyển động của ôtô trên đường. Câu 11. Một vật dao động điều hòa với theo phương trình x = Acos(ωt + φ) với A, ω, φ là hằng số thì pha của dao động A. không đổi theo thời gian B. biến thiên điều hòa theo thời gian. C. là hàm bậc nhất với thời gian D. là hàm bậc hai của thời gian. Câu 12. Pha của dao động được dùng để xác định A. Biên độ dao động. B. Trạng thái dao động. C. Tần số dao động. D. Chu kỳ dao động. Câu 13. Chuyển động nào sau đây không được coi là dao động cơ? A. Dây đàn ghi ta rung động. B. Chiếc đu đung đưa. C. Pit tông chuyển động lên xuống trong xi lanh. D. Một hòn đá được thả rơi. Câu 14. Khoảng thời gian để vật thực hiện được một dao động toàn phần gọi là A. tần số. B. chu kì. C. biên độ. D. tần số góc. Câu 15. Đại lương cho biết số dao động mà vật thực hiện được trong 1 s gọi là A. pha dao động. B. tần số góc. C. biên độ. D. li độ. Câu 16. Trong dao động điều hòa thì nhóm đại lượng nào sau đây không thay đổi theo thời gian? A. Li độ và thời gian. B. Biên độ và tần số góc. C. Li độ và pha ban đầu. D. Tần số và pha dao động. Câu 17. Độ lệch cực đại so với vị trí cân bằng gọi là A. Biên độ. B. Tần số. C. Li độ. D. Pha ban đầu. Câu 18. Tần số góc có đơn vị là A. Hz. B. cm. C. rad. D. rad/s. Câu 19. Nếu bỏ qua lực cản, chuyển động nào sau đây là dao động tự do? A. Một con muỗi đang đập cánh. B. Tòa nhà rung chuyển trong trận động đất. C. Mặt trống rung động sau khi gõ. D. Bông hoa rung rinh trong gió nhẹ. Câu 20. Một vật dao động điều hòa, chuyển động của vật từ vị trí cân bằng đến vị trí biên là chuyển động A. nhanh dần. B. chậm dần đều. C. chậm dần. D. nhanh dần đều. BẢNG ĐÁP ÁN 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.