Content text ĐỀ SỐ 18.docx
ĐỀ SỐ 18 I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Câu 1 (0,5 điểm). Bài thơ viết theo thể thơ tự do. Các dòng trong bài thơ không đều nhau về số chữ, các dòng thơ ngắt nhịp đa dạng, gieo vần linh hoạt (có sự phối hợp của nhiều vần), bài thơ không chia khổ,... Câu 2 (0,5 điểm). Bài thơ sử dụng nhiều biện pháp tu từ. Ví dụ: ở dòng 1, dòng 6, tác giả dùng biện pháp ẩn dụ; từ dòng 2 đến dòng 5, tác giả dùng các biện pháp như liệt kê, ẩn dụ, điệp cấu trúc; dòng 10 và 11, tác giả dùng biện pháp điệp cấu trúc và ẩn dụ; dòng 13 tác giả dùng biện pháp tương phản;... Học sinh chọn và nêu tên 2 biện pháp theo yêu cầu. Câu 3 (1,0 điểm). Học sinh dựa vào ý thơ “Nhưng đêm hội này, chỉ một lần tôi được hát/ Chỉ sống một cuộc đời giữa vô cùng năm tháng/ Chỉ một lần gặp bạn, bạn yêu thương” (nghĩa là cuộc đời ngắn ngủi, những cơ hội để được thể hiện mình, để được yêu thương không có nhiều) để giải thích vì sao nhân vật trữ tình cho rằng: “Tôi không muốn điệu hát buồn là kỉ niệm về tôi” (tôi không muốn người khác có ấn tượng về mình là một người luôn u sầu, buồn bã). Câu 4 (1,0 điểm). Bài thơ thể hiện cái nhìn tích cực, lạc quan về cuộc đời, thể hiện tình yêu đời và trân trọng cuộc sống của nhà thơ (cho dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, vất vả). Câu 5 (1,0 điểm). Học sinh rút ra thông điệp nào cho bản thân sau khi đã hiểu chủ đề của bài thơ/tư tưởng của tác giả; có lý giải cụ thể về thông điệp ấy (dựa vào trải nghiệm và quan điểm sống của bản thân). Tham khảo một số thông điệp sau: Cuộc sống dẫu có những khó khăn, thử thách nhưng con người phải luôn sống lạc quan, hi vọng; Con người không nên đổ lỗi cho hoàn cảnh khi cuộc sống của mình không được như ý muốn; Mỗi người chỉ được sống một lần trong đời, vì thế hãy làm cho cuộc sống của mình trở nên có ý nghĩa; Mỗi người chúng ta gặp trong cuộc đời có thể chỉ gặp một lần, vì thế hãy để lại ấn tượng tích cực về bản thân ta trong lòng họ; Trong muôn vàn cách sống, hãy chọn cách sống mang lại niềm vui cho bản thân và những người xung quanh;... II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) a. Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận: Nhân vật Uy-lít-xơ trong đoạn trích là người có trí tuệ, bình tĩnh, tự tin. b. Thân đoạn: Làm rõ vấn đề nghị luận (1) Nêu hoàn cảnh của Uy-lít-xơ: Trở về nhà và phải trải qua nhiều thử thách, trong đó có việc giải mã bí mật về chiếc giường mà Pê-nê-lốp (vợ của chàng) đưa ra. (2) Uy-lít-xơ thấy vợ vẫn “sắt đá”, “ngồi cách xa chồng”, chưa thừa nhận mình thì trách móc Pê-nê-lốp: “trái tim trong ngực nàng kia là sắt”. Sau đó, chàng đưa ra giải pháp cùng với sự trách móc, hờn dỗi, bực dọc: “Già hãy kê cho tôi một chiếc giường để tôi ngủ một mình, như bấy lâu nay, vì trái tim trong ngực nàng kia là sắt.” (3) Uy-lít-xơ nói ra những bí mật về chiếc giường “kỳ lạ” một cách tỉ mỉ, tự tin và không giấu được niềm tự hào. Có thể nói, việc giải mã bí mật về chiếc giường là không dễ vì thời gian xa cách có thể khiến Uy-lít-xơ quên đi nhiều việc, trong đó có bí mật về chiếc giường. Tuy nhiên, qua việc giải mã này, Uy-lít-xơ đã thể hiện mình là một người cao quý và nhẫn nại, tin vào chính mình và tin vào người thân trong gia đình, nhất là vợ mình. (4) Nghệ thuật thể hiện nhân vật Uy-lít-xơ trong đoạn trích: tạo hoàn cảnh thử thách để bộc lộ phẩm chất tốt đẹp của nhân vật; lựa chọn chi tiết nghệ thuật đặc sắc; sử dụng nhiều biện pháp tu từ, nhất là so sánh; sử dụng đối thoại;... c. Kết đoạn: Khái quát đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích: Tác giả đã tạo được hoàn cảnh thử thách để bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật; lựa chọn chi tiết nghệ thuật đặc sắc; sử dụng nhiều biện pháp tu từ, nhất là so sánh; sử dụng đối thoại;...