PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Chủ đề 6 - Điện từ trường.pdf

 Cô Nhung Cute 0972.46.48.52 VẬT LÍ 12 1 a. Điện từ trường Trong vùng không gian có từ trường biến thiên theo thời gian thì trong vùng đó xuất hiện một điện trường xoáy; ngược lại, trong vùng không gian có điện trường biến thiên theo thời gian thì trong vùng đó xuất hiện một từ trường biến thiên theo thời gian. Do đó, điện trường biến thiên và từ trường biến thiên theo thời gian chuyển hoá lẫn nhau và cùng tồn tại trong không gian, được gọi là điện từ trường. b. Mô hình sóng điện từ Quá trình lan truyền của điện từ trường trong không gian gọi là sóng điện từ. Trong quá trình lan truyền, tại một điểm, vectơ cường độ điện trường E và vectơ cảm ứng từ B luôn dao động cùng pha, vuông góc với nhau và vuông góc với phương truyền sóng điện từ như Hình 12.8. Do đó, sóng điện từ là sóng ngang. Chiều E⃗ , B⃗ , c tuân theo quy tắc vặn đinh ốc hoặc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái sao cho B⃗ xuyên qua lòng bàn tay, E⃗ là chiều 4 ngón tay, chiều ngón cái choải ra là chiều truyền vận tốc c . c. Những đặc điểm của sóng điện từ - Sóng điện từ lan truyền được trong chân không và trong các điện môi. Tốc độ của sóng điện từ trong chân không bằng tốc độ ánh sáng 8 c m s = 3.10 / . Tốc độ của sóng điện từ trong điện môi nhỏ hơn trong chân không và phụ thuộc vào hằng số điện môi. + Bước sóng v v . f  = = T + Bước sóng điện từ trong chân không: 8 c 3.10 c.T f f  = = = (m). Chuyên đề 4 TỪ TRƯỜNG Chủ đề 6 ĐIỆN TỪ TRƯỜNG I Tóm tắt lí thuyết 1 Điện từ trường Hình 12.8. Mô hình sự lan truyền sóng điện từ Hình 12.9. Minh họa quy tắc vặn đinh ốc
 Cô Nhung Cute 0972.46.48.52 VẬT LÍ 12 2 - Sóng điện từ là sóng ngang: Vecto cường độ điện trường E và vecto cảm ứng từ B luôn luôn vuông góc với nhau và vuông góc với phương truyền thống. Ba vecto E, B, v tạo thành một tam diện thuận. - Trong sóng điện từ thì dao động của điện trường và của từ trường tại một điểm luôn luôn đồng pha với nhau. - Sóng điện từ tuân theo các quy luật truyền thẳng, phản xạ, khúc xạ, giao thoa, nhiễu xạ. - Trong quá trình lan truyền sóng điện từ mang theo năng lượng. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. (Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm) Câu 1: Trong điện từ trường, vectơ cường độ điện trường và vectơ cảm ứng từ luôn: A. có phương vuông góc với nhau B. cùng phương, ngược chiều C. cùng phương, cùng chiều D. có phương lệch nhau 45o Câu 2: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về điện từ trường? A. Khi một từ trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một điện trường xoáy. B. Điện trường xoáy là điện trường có đường sức là những đường cong không kín. C. Khi một điện trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một từ trường xoáy. D. Điện trường xoáy là điện trường có đường sức là những đường cong kín. Câu 3: Khi một điện trường biến thiên theo thời gian sẽ sinh ra A. Điện trường xoáy. B. Từ trường xoáy. C. Một dòng điện. D. Từ trường và điện trường biến thiên. Câu 4. Điện trường xoáy là điện trường: A. có các đường sức là đường cong kín. B. có các đường sức không khép kín. C. giữa hai bản tụ điện có điện tích không đổi. D. của các điện tích đứng yên. Câu 5. Nhận xét nào dưới đây là đúng? Sóng điện từ A. là sóng dọc giống như sóng âm B. là sóng dọc nhưng có thể lan truyền trong chân không. C. là sóng ngang, có thể lan truyền trong mọi môi trường kể cả chân không. D. chỉ lan truyền trong chất khí và bị phản xạ từ các mặt phẳng kim loại. Câu 6: Trong quá trình lan truyền sóng điện từ, vectơ B⃗ và vectơ E⃗ luôn luôn A. trùng phương với nhau và vuông góc với phương truyền sóng B. biến thiên tuần hoàn theo không gian, không tuần hoàn theo thời gian. C. dao động ngược pha. D. dao động cùng pha. Câu 7: Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm chung giữa sóng điện từ và sóng cơ: A. Có tốc độ lan truyền phụ thuộc vào môi trường truyền sóng. B. Truyền được trong chân không. C. Mang năng lượng tỉ lệ với luỹ thừa bậc 4 của tần số sóng. D. Đều là sóng dọc. II Đề trên lớp 1 Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (4,5 điểm)
 Cô Nhung Cute 0972.46.48.52 VẬT LÍ 12 3 Câu 8: Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào sau đây sai? A. Sóng điện từ bị phản xạ khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường. B. Sóng điện từ lan truyền trong chân không với tốc độ lớn hơn trong nước. C. Sóng điện từ là sóng ngang. D. Sóng điện từ chỉ truyền được trong môi trường vật chất đàn hồi. Câu 9: Khi nói về quan hệ giữa điện trường và từ trường của điện từ trường thì kết luận nào sau đây là đúng? A. Vectơ cường độ điện trường và cảm ứng từ cùng phương và cùng độ lớn. B. Tại mỗi điểm của không gian, điện trường và từ trường luôn dao động ngược pha. C. Điện trường và từ trường biến thiên theo thời gian với cùng chu kì. D. Tại mỗi điểm của không gian, điện trường và từ trường luôn dao động lệch pha nhau /2 Câu 10: Chọn phát biểu đúng. Sóng điện từ: A. là sóng dọc hoặc sóng ngang. B. không truyền được trong chân không. C. có thành phần điện trường và thành phần từ trường tại một điểm dao động cùng phương. D. là điện từ trường lan truyền trong không gian. Câu 11: Đối với sự lan truyền sóng điện từ thì: A. vectơ B⃗ và vectơ E⃗ tại mỗi vị trí luôn cùng pha. B. vectơ cường độ điện trường E⃗ cùng phương với phương truyền sóng còn vectơ cảm ứng từ B⃗ vuông góc với vectơ cường độ điện trường E⃗ . C. vectơ cường độ điện trường E⃗ và vectơ cảm ứng từ B⃗ luôn vuông góc với phương truyền sóng. D. vectơ cường độ điện trường E⃗ và vectơ cảm ứng từ B⃗ luôn cùng phương với phương truyền sóng. Câu 12. Tại Hà Nội, một máy đang phát sóng điện từ. Xét một phương truyền có phương thẳng đứng hướng lên. Vào thời điểm t, tại điểm M trên phương truyền, vectơ cảm ứng từ đang có độ lớn cực đại và hướng về phía Nam. Khi đó vectơ cường độ điện trường có: A. Độ lớn cực đại và hướng về phía Tây. B. Độ lớn cực đại và hướng về phía Đông. C. Độ lớn bằng không. D. Độ lớn cực đại và hướng về phía Bắc. Câu 13: Điện từ trường xuất hiện khi nào? A. Khi có dòng điện không đổi. B. Khi từ trường biến thiên theo thời gian C. Khi điện trường không đổi. D. Khi không có từ trường. Câu 14. Sóng FM của đài Hà Nội có bước sóng λ = 10/3 (m). Tìm tần số f? A. 90 MHz B. 100 MHz C. 80MHz D. 60MHz Câu 15. Xone FM có tần số 102,7MHz, sóng vô tuyến do đài này phát ra có bước sóng trong chân không là: A. 3,45 m B. 2,87 m C. 4,12 m D. 2,92 m Câu 16. Những sóng nào sau đây không phải là sóng điện từ ?
 Cô Nhung Cute 0972.46.48.52 VẬT LÍ 12 4 A. Sóng phát ra từ loa phóng thanh. B. Sóng của đài phát thanh (sóng radio). C. Sóng của đài truyền hình (sóng tivi). D. Ánh sáng phát ra từ ngọn nến đang cháy. Câu 17. Sóng điện từ và sóng cơ học không có chung tính chất nào dưới đây? A. Phản xạ. B. Truyền được trong chân không. C. Mang năng lượng. D. Khúc xạ. Câu 18. Chiều truyền sóng điện từ được xác định bằng quy tắc nào? A. Quy tắc nắm tay phải. B. Quy tắc nắm tay trái. C. Quy tắc của Newton. D. Quy tắc vặn đinh ốc hoặc bàn tay trái. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Điểm tối đa của 01 câu hỏi là 1 điểm. - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 01 ý trong 1 câu hỏi được 0,1 điểm. - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 02 ý trong 1 câu hỏi được 0,25 điểm. - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 03 ý trong 1 câu hỏi được 0,50 điểm. - Thí sinh lựa chọn chính xác cả 04 ý trong 1 câu hỏi được 1 điểm. Câu 1. Điện từ trường còn có hai tên gọi phổ biến khác là trường Maxwell hoặc trường điện từ. Đây là khái niệm dùng để chỉ một trong các trường của vật lý. Bằng các hiểu biết của mình, bạn hãy chỉ ra những phát biểu sau là đúng hay sai? a. Điện từ trường là một dạng vật chất đặc trưng sự tương tác giữa những hạt mang điện b. Trường điện từ luôn tồn tại trong tự nhiên với giá trị rất lớn c. Trường điện từ với tần số cực thấp (ELF): được ứng dụng trong sóng radio. d. Đối với những người thường xuyên làm việc trong môi trường có trường điện từ với tần số cực thấp nhưng lâu năm cũng làm cho thần kinh của họ chịu bị tác động rất lớn. Đặc biệt là thần kinh trung ương của họ đều xảy ra hiện tượng suy nhược,... Câu 2. (VL12-KNTT) Dây đàn ghi ta điện cần làm bằng thép vì những lý do sau: a. Dây đàn ghi ta điện cần có tính từ tính để có thể tương tác với từ trường do nam châm trong pickup tạo ra, tạo ra tín hiệu điện. Thép là vật liệu từ tính, đáp ứng yêu cầu này. b. Dây thép có độ bền cao hơn các loại dây khác như nylon, chịu được lực căng khi gảy mạnh và rung động liên tục. c. Dây thép tạo ra âm thanh to và ngân dài hơn so với dây nylon. 2 Câu trắc nghiệm đúng sai (4 điểm)

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.